(VietNamNet) - Hiện nay, xu thế phát triển của thế giới là đào tạo, trang bị cho trẻ nói không với cái xấu chứ không phải là tạo ra môi trường xã hội toàn cái tốt. Tôi không ủng hộ giáo dục tự phân chia tách rời, vẫn phải để cho trẻ ở trong môi trường thực". Các nhà tâm lý bày tỏ ý kiến về hiện tượng các lớp học thiếu cân bằng giới tính.
Ông Nguyễn Công Vinh |
Ông Nguyễn Công Vinh, uỷ viên ban chấp hành Hội tâm lý TP.HCM:
Giáo dục cho trẻ tự kháng thểỞ cấp 2-3, nhu cầu về giáo tiếp với các bạn khác giới là nhu cầu trội. Theo các nhà tâm lý phân tích, hoạt động chủ đạo của lứa tuổi cấp 2 và tiền cấp 3 là hoạt động giao tiếp; đến cấp 3 và trên cấp 3 là hoạt động chủ đạo - hướng nghiệp.
Nếu không tạo cho trẻ giao tiếp 2 giới với nhau tức là mình đang tạo một ức chế (tức nhu cầu có thật của trẻ bị ức chế). Thực sự không thể triệt tiêu cái đó mà chỉ có thể dồn nén dẫn đến không ổn - không cân bằng về tâm lý. Càng dồn nén thì càng mạnh và khả năng tích tụ đó tạo ra những điều không kiểm soát được.
Hiện nay có xu hướng giáo dục gần với xã hội, môi trường của giáo dục phải như môi trường xã hội. Nếu để lớp học một giới tức là làm điều ngược lại. Còn về nhu cầu, chắc chắn hỏi 100 em thì có đến 99 em được hỏi muốn học cả nam-nữ. Vấn đề ở chỗ giáo dục giới tính để các em hiểu tình bạn khác giới ở lửa tuổi phổ thông dừng lại ở mức độ nào.
Vấn đề là giáo dục cho trẻ tự kháng thể, nói không với cái xấu. Muốn vậy, phải có giải pháp về đào tạo nghiêm túc chứ không thể hô hào trẻ đừng yêu đương dẫn đến phá thai…
Ở lứa tuổi này, nếu không cho giao tiếp nam nữ dẫn đến phát triển nhân cách phiến diện. Ngay trong quân đội, môi trường bắt buộc bởi tính khắc nghiệt riêng của nó, người ta cũng vẫn phải tìm cách dung hòa về mặt tâm lý đối với lực lượng này.
Hầu như trên thế giới, chỉ có trường tách ra riêng là trường dòng - trường tôn giáo hay là trường quân đội.
Theo tôi, tạo môi trường học một giới, trường hợp tuyệt đối được sự đồng tình của học sinh, phương pháp giáo dục tốt thì vẫn dẫn đến hậu quả tâm sinh lý. Còn nếu không, học sinh cảm thấy trường học là … địa ngục, là nơi không muốn đến.
Ông Nguyễn Ngọc Tài |
Ông Nguyễn Ngọc Tài, Viện Nghiên cứu giáo dục:
Dễ nẩy sinh tình cảm… đồng tínhTôi đã đi khảo sát thực tế một số trường ở ĐBSCL và thấy, khi trường cho HS ngồi xen kẽ thì kết quả học tốt hơn. Trước đây, ở TPHCM một số trương đã áp dụng lớp học, trường học một giới nhưng không hiệu quả nên đã chuyển sang lớp học chung.
Trường hợp để lớp học một giới, tâm sinh lý HS phát triển không bình thường. Chỉ tiếp xúc với giới của mình, không có thể giao lưu hòa hợp cùng giới khác, dễ tạo tiền đề nảy sinh tình cảm đồng giới.
Tôi đã từng chứng kiến khoa ô tô ở một trường ĐH, chỉ toàn nam, trường vẫn phải cho các em giao lưu với khoa nữ công để có bạn, có bè tạo động lực học giỏi. Ra vào, lớp toàn con trai không thì chán lắm, huống hồ HS phổ thông, tình cảm rất nhạy. Đó là quy luật phát triển tâm lý bình thường.
Sự cân bằng nam, nữ trong môi trường lớp học sẽ bổ trợ cho nhau rất nhiều. Ví dụ như, cùng trong một lứa tuổi, lên cấp 3 nam phát triển chiều sâu chuyên môn còn con gái phát triển chiều sâu xã hội thành ra con gái khôn hơn, bổ trợ nhau nhiều cái.
Ông Ngô Minh Uy, giảng viên khoa tâm lý ĐHDL Văn Hiến: Đi lùi quy luật...
Sự phát triển đi theo tuần tự: xã hội hỗn loạn, sau đó phân loại nam ra nam, nữ ra nữ, phân loại đẳng cấp.. Tất cả sự phân loại đó có từ xưa. Dần dần sự phát triển đúng và hợp lý, đi từ phân loại, chia tách để cuối cùng hợp lại. Đẳng cấp không còn, phân chia nam nữ riêng cũng thu hẹp lại.
Nhìn chung, giáo dục phổ thông phân chia theo lứa tuổi là hợp lý. Lớp học một giới sẽ tốt nếu người ta cho một số bạn nam hoặc lớp chỉ có nữ để dạy một số vấn đề riêng cho từng giới. Còn lại, việc phân chia nam nữ không hợp lý trong sự phát triển của xã hội.
Bởi quy luật phát triển ở lứa tuổi dậy thì, trẻ hướng về người khác, đối tượng khác phái. Ở cấp 1, con trai và con gái không quan tâm đến nhau nhưng đến thanh thiếu niên thì khác. Thứ 2, mối quan hệ được gọi là mẫu mực nhất của xã hội loại người là quan hệ nam nữ.
Một thực tế khác đã nghiên cứu tình trạng bạo lực và thô lỗ trong học đường có thể giảm đi trong những lớp học có sự tương tác qua lại giữa nam và nữ. Bởi những đứa con trai đứng trước đứa con gái muốn khẳng định mình trở nên “chơi đẹp hơn” và con gái trở nên nữ tính hơn trước con trai nên tình trạng bạo lực có giảm xuống.
Rất khó dự đoán hệ lụy của những lớp học một giới. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, nó đi lệch với sự phát triển bình thường của xã hội nói chung.
Những lớp học một giới sẽ làm cho phát triển giáo dục không toàn diện. Bởi giáo dục có 2 khía cạnh: tăng về tri thức và tăng phương pháp sống, hiểu biết xã hội. Cho nên, lớp học một giới vô hình trung sẽ làm mất đi cơ hội biết sống với người khác.
-
Thực hiện: Cam Lu
Ý kiến của bạn:
Theo dòng sự kiện:
Lớp học một giới tính- Nữ sinh cấp 3 lên tiếng
Em rất thấm thía sự tai hại. Cấp 2, lớp em có 43/45 bạn nữ. Cấp 3, lớp em có 6/50 học sinh nam, một nữ sinh trường chuyên ngữ giãi bày.
Lớp học một giới tính: Chúng tôi đã từng là "nạn nhân"
Trong các trường học hiện nay, đang tồn tại không ít "mô hình" lớp học một giới tính như vậy. Chẳng hạn, các lớp chuyên, lớp chọn ở trường phổ thông (lớp chuyên văn hầu hết là nữ và lớp chuyên toán chủ yếu là nam). Việc này đã tạo ra những hậu quả không tốt mà mãi về sau, các em học sinh, những người trong cuộc mới nhận ra được.
Lớp học một giới tính: Trái với phát triển tự nhiên
Thực ra, chỉ những người trong chăn mới biết chăn có rận. Tôi là một người trong chăn. Trong những năm học tại trường Minh Khai vào cuối thập niên 1980, tôi đã "bị" học trong một lớp toàn nam. Tôi đã thấy rất rõ rằng học như vậy làm phát triển một tâm sinh lý không bình thường.
Lớp nam, nữ riêng: Cách tốt để giáo dục giới tính
Con trai tôi mới chỉ đang học lớp 7 ở một trường quốc tế của TP.HCM . Ở đây, mọi điều kiện học tập sinh hoạt ăn uông rất tốt, nhưng tôi cũng rất lo ngại về các mối quan hệ giữa các em HS nam và nữ sẽ ảnh hưởng tới học hành. Nếu nhà tôi ở gần trường Nguyễn Khắc Viện, tôi cũng sẽ xin cho con học ở trường đó.
Thực hiện "phân ban", nhưng không phải là ban A, ban C mà là "lớp nam riêng, lớp nữ riêng". Chưa hết, mỗi giờ học kéo dài tới 90 phút. Cách làm này đã tiến hành được 3 năm, tại trường THPT dân lập Nguyễn Khắc Viện, xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Trung Quốc: Khác biệt lớn về giới ở HS tiểu học
Hiện nay, sự chênh lệch lớn về giới tại các trường tiểu học Trung Quốc là một hiện tượng phổ biến. Số HS nam lớn hơn rất nhiều so với số HS nữ song thành tích học tập của các em nam thua xa các bạn nữ.