221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
764760
"Cần minh bạch hoá chí phí về giáo dục"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Cần minh bạch hoá chí phí về giáo dục'
,

Sau khi đăng tải những kết quả và phương pháp của chuyên gia thống kê Liên hợp quốc Vũ Quang Việt trong bài viết "Chi tiêu cho giáo dục- Những con số "giật mình"!, VietNamNet nhận được nhiều thư độc giả. Chưa đồng tình với cách tính, phương pháp so sánh hoặc một số kết quả. Ủng hộ và mong muốn cần có nhiều hơn những kết quả thống kê một cách khách quan.

Hơn tất cả, như tác giả đã viết "Hy vọng là dù có thiếu sót, phân tích chi tiêu này cho phép các nhà làm chính sách có được một cái nhìn ban đầu về chi tiêu giáo dục", nhiều ý kiến cũng "hy vọng là Bộ GD-ĐT, Tổng cục Thống kê thu thập thêm số liệu và minh bạch hoá chí phí về giáo dục để làm cơ sở cho việc hình thành và theo dõi tác động cũng như hiệu quả của chính sách".

Soạn: AM 704315 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ho ten: Vũ Anh Tuấn
Dia chi: 99 Nguyễn Chí Thanh- Hà Nội
Email: vatvra@yahoo.com
Bài viết của tác giả Vũ Quang Việt rất cần được Bộ GD-ĐT xem xét giải thích. Theo tôi,  Ủy ban theo dõi GD của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ cũng nghiên cứu và có ý kiến để yêu cầu Bộ GD-ĐT trả lời. Bản thân tôi thực sự không thoả mãn về các lần trả lời chất lượng của Bộ trưởng GD-ĐT trước Quốc hội.

Ho ten: Trần Công Xuân
Dia chi: Hà Nội
Email:
xuantrc@yahoo.com

Cần phải có các nghiên cứu cụ thể các trường học nói riêng và Bộ GD-ĐT tiêu pha thế nào. Liệu thiết bị - vì phần lớn mua của nước ngoài và bằng ngoại tệ có phải là yếu tố chính gây nên đội sổ hay không. Tuy nhiên, về  thu nhập của cán bộ giảng dạy,  tôi quan sát thấy thế này: Trong những năm qua, thu nhập của họ tăng nhiều, một phần do có thêm tiền phụ cấp Nhà nước, một phần do dạy thêm đủ kiểu. Riêng ở ngạch đại học cũng đủ loại: chính thức, hàm thụ, tại trường, tại các tỉnh... Ở Hà Nội, ở khối dân sự có lẽ nghề giáo dục chỉ kém nghề ngân hàng, bác sỹ, hàng không, bưu chính viễn thông. Hầu như công việc của họ không đến nỗi chật vật lắm, thời gian "rỗi" nhiều. Tôi đã thấy nhiều thầy - cô giáo, một năm có 100 - 200 tiết dạy ở trường chính thức, còn lại đi làm việc khác. Nhu cầu học của dân ngày càng tăng. Chất lượng đào tạo càng ngày càng "phiên phiến", bỏi họ vẫn được trưng dụng làm việc cho các cơ sở nhà nước....Và thầy cũng sẵn sàng bỏ qua miễn có thu nhập... Đào tạo cứ đào tạo, tiền nhà nước cứ tiêu, đi học xong nước ngàoi không về. Vậy tăng số lượng đào tạo để làm gì?

Ho ten: nguyen the chien
Dia chi: hai duong
Email: nhavan_ngheo@yahoo.com

Chi tiêu cho giáo dục- Những con số "giật mình"!

Chất lượng giáo dục còn nặng về hình thức, chưa đi thẳng vào trọng tâm và chuyên ngành, còn học nhiều "râu ria". Tiền đóng góp của mỗi gia đình để con em mình đi học (không nhỏ) là để học những cái thực tiễn, giúp con em họ có thể đáp ứng được nhu cầu của công việc trong tương lai. Đấy là tôi chưa đề cập đến một vấn đề là nhiều trường còn bắt học sinh, sinh viên đóng góp những khoản thu phi lý, hoặc là tiếng nói của sinh viên không bao giờ có giá trị.
 

Ho ten: Trần Văn Lâm
Dia chi: Thanh Hoá
Email: lamvr@gmail.com
Có dịp làm việc với các cơ quan quản lý giáo dục, tôi mới biết thất thoát từ các con số nói trên là khá cao mà các cơ quan này vẫn cứ lớn tiếng kêu! Một điều nữa là mức lương và thu nhập của GV trực tiếp giảng dạy thì cũng chỉ ở mức trung bình.
 

Ho ten: Nguyen Cong Chung
Dia chi: THCS Viet Hung Dong Anh
Email:
thcsVietHung@Vnn.vn

Điều lo lắng của bạn có lý khi mà chi tiêu lớn hơn nhưng hiệu qủa giáo dục không cao. Song, có điều, số liệu của bạn tin cậy bao nhiêu? Bản thân chúng tôi là người trong cuộc, lại thấy chưa thể nhất trí với bạn. Và bạn lại lấy tỷ lệ % ngân sách của nước Mỹ để so sánh với Việt Nam. Chỉ cần 1% ngân sách của nước Mỹ đã lớn hơn ngân sách VN nhiều rồi. Chủ yếu, ngân sách Nhà nước chỉ để trả lương. Nếu bạn lấy thực tế của một trường nào đó thuộc diện tốt nhất Hà Nội để nâng lên thành vấn đề của cả nước thì thật sai lầm.

Ho ten: tranxuanvp@yahoo.com

Theo tôi, cách tính và phân tích của tác giả Vũ Quang Việt phản ánh hoàn toàn đúng những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Tôi hoàn toàn nhất trí về phương pháp so sánh để thấy được thực trạng là phải tính tỷ lệ chi phí trên/GDP chứ không thể cứ quy đô la Mỹ mà phân tích. Điều này các nhà hoạch định chính sách và quản lý giáo dục cần lưu tâm, suy nghĩ để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. 

Ho ten: Lê Đông Phương
Dia chi: 106 Trần Hưng Đạo Hà Nội
Email:
vieted@gmx.net

Là người nghiên cứu về giáo dục, chắc không ai chấp nhận lối suy diễn tuỳ tiện trong phần đầu của bài viết này. Tuy là dân số VN vẫn đang trong xu thế tăng (tổng thể) nhưng có một số bộ phận lại đang giảm (theo độ tuổi). Số sinh ít hiện nay bị ẩn trong số sinh nhiều của những năm trước nên người ta thấy tăng nhưng không có nghĩa là vẫn đẻ nhiều như trước. Mấy năm gần đây, số HS đi học tiểu học đã giảm nhanh chóng (nếu cần chứng minh ta có thể tham khảo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT hay các số liệu về dự báo dân số).  Ngay UNICEF cũng đã xác nhận là tỷ lệ trẻ em được đi học đã đạt được ở mức rất cao.

 Về khái niệm thu nhập "rơi vãi" của GV có lẽ cần phải có những nghiên cứu chi tiết hơn. Hiện nay, số liệu thống kê có mục lương nhưng bên cạnh đó còn có phụ cấp. Giáo viên VN được rất nhiều phụ cấp như phụ cấp ưu đãi GV, phụ cấp đứng lớp, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp vượt giờ, những khoản không ghi thành lương. Nhiều nơi, nhiều người mức phụ cấp có thể lên đến bằng hay hơn lương chính thức.  

Ho ten: Đăng Khoa
Dia chi: 69 Tô hiệu Hải phòng
Email: Firelarge@yahoo.com

Những con số được tác giả Vũ Quang Việt đưa ra không thấy ngạc nhiên nhiều. Bởi từ lâu, những bức xúc về chất lượng đào tạo không tương xứng với chi phí của Ngân sách nhà nước, và những đồng tiền đóng góp của người dân. Ngoài việc Nhà nước chi phí theo tỉ lệ từ nguồn thu nhập quốc dân thì việc đóng góp của người dân là không ít và nguồn chi phí này không thể kiểm soát được.

Việc thu tiền học thêm hoàn toàn do giáo viên, hoặc nhóm giáo viên định đoạt. Không có tổ chức hay cơ quan nào quản lý được nguồn thu này - Đây là một trong những nguồn thất thu Thuế khá nghiêm trọng của nhà nước,Chỉ tính một lớp học thêm có 50 cháu, mỗi cháu nộp một môn học thêm là 50.000 đ/tháng thì số tiền thu là 2.500.000 đ/tháng - Thử hỏi một tháng,một năm học các Trường, lớp học thêm này trên cả nước người Dân cả nước bỏ ra là Bao nhiêu ?...Hẳn các nhà quản lý cũng không khỏi giật mình khi thấy nguồn kinh phí khá lớn của người dân bỏ ra và nó chỉ chui vào túi cá nhân mà thôi.

Ho ten: Nguyen Huu Thao
Dia chi: Vien khoa ho va cong nghe Viet nam
Email:
cvanlang@fpt.vn

Vấn đề giáo dục các anh chị nêu ra rất đúng lúc. Đó là nỗi bức xúc ghê gớm của các bậc làm cha mẹ. Con tôi là những đứa trẻ học cấp 1 và 2, nếu không học thêm ở nhà cô giáo thì không có kiến thức, vì các cô dạy qua loa trên lớp. Chúng tôi mua công trái giáo dục, đóng các loại tiền cho trường, lớp, cho các loại sách. Còn con em thì è cổ ra vì học nặng, kết quả chỉ là phổ thông.

Ho ten: NeoATK
Dia chi: Tân An Long An
Email: neo071019@yahoo.com
Việc thống kê các chi phí cho giáo dục một cách khách quan là không thể thiếu. Mặc dù những thống kê trên đây có thể là còn sai sót nhưng nó cũng cho ta thấy  kết quả khách quan. Cần có nhiều hơn những kết quả thống kê một cách khách quan để Bộ GD-DT tham khảo, trong lúc có nhiều ý kiến phàn nàn về việc giáo dục nước ta, để có những chấn chỉnh hợp lý cho nền giáo dục.

  • Ban Giáo dục

Ý kiến của bạn về những phân tích và kết luận của tác giả Vũ Quang Việt?:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,