221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
765984
Những vấn đề nóng giáo dục phổ thông: Chưa có hồi kết!
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Giao ban Giám đốc Sở GD-ĐT
Những vấn đề nóng giáo dục phổ thông: Chưa có hồi kết!
,

(VietNamNet) - Xét tốt nghiệp THCS và tuyển sinh lớp 10, sắp xếp các ban năm học 2006 như thế nào là 2 vấn đề có nhiều tranh luận và vẫn còn ý kiến khác nhau tại hội nghị giao ban Giám đốc (GĐ) Sở GD - ĐT cả nước hôm nay, 17/2. Vì khối lượng thông tin đồ sộ tập trung bàn luận 4 vấn đề đặt ra nên chưa có kết luận chính thức...Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Vũ Luận cho biết như vậy khi trao đổi với báo giới.

Có quy định mới cho HS lớp 9 lưu ban 

Soạn: AM 707945 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Sẽ có trường chỉ đào tạo một ban (Ảnh: Nguyên Vũ)
Theo báo cáo đề dẫn của Bộ GD-ĐT tại hội nghị, về dự thảo Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS cơ bản kế thừa những quy định hợp lý, ổn định, của quy chế hiện hành và có một số điều chỉnh cho phù hợp với Luật Giáo dục 2005. 

Cụ thể là: thay đổi căn cứ xét công nhận tốt nghiệp (đối với cả 2 đối tượng học sinh (HS) THCS phổ thông và bổ túc văn hóa).

Thứ trưởng Luận cho biết, việc xét tốt nghiệp THCS sẽ căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện của HS năm lớp 9 (thay bằng việc xét kết quả thi tốt nghiệp như năm trước). Hầu hết các ý kiến đều thống nhất phương án: tất cả những HS đạt kết quả trung bình trở lên được công nhận tốt nghiệp 

Còn đối với HS năm trước chưa đỗ tốt nghiệp sẽ phải phân loại để xét. Cụ thể, về học lực sẽ kiểm tra đánh giá lại để có căn cứ xét; về hạnh kiểm cũng phải có đánh giá của địa phương trong thời gian học tập. 

Việc xét và công nhận tốt nghiệp cho những HS chưa tốt nghiệp ở những năm trước cũng cần có những quy định mới, cụ thể vì không có kết quả học tập rèn luyện ở lớp 9 trong năm được xét tốt nghiệp.

Đối với những HS cả học lực và hạnh kiểm không đạt trung bình thì sẽ xét tuyển như thế nào? Thứ trưởng Luận cho biết, sắp tới sẽ có hướng dẫn cụ thể thống nhất với các quy định hiện hành như: tiêu chí; cân nhắc hơn việc bao nhiêu lần được xét tốt nghiệp và độ tuổi bao nhiêu thì được xét tốt nghiệp...

3 hình thức tuyển sinh lớp 10

Vấn đề thứ hai cũng được thảo luận sôi nổi là phương án tuyển sinh lớp 10 và sắp xếp các ban ở THPT phân ban đã đi đến nhất quán nguyên tắc: Tách việc thi tuyển với xét tuyển thành 2 việc khác nhau. Nghĩa là tuyển xong mới xếp ban. Thứ trưởng Luận khẳng định.

Phương án tuyển sinh phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc Luật Giáo dục 2005, góp phần nâng chất lượng giáo dục toàn diện; đồng thời, đảm bảo khách quan, công bằng và công khai. Bên cạnh đó phải lưu ý tránh tâm lý nặng nề vì đã bỏ thi tốt nghiệp...

Về phương thức tuyển sinh lớp 10 năm 2006 sẽ có 3 hình thức: xét tuyển, thi tuyển và xét tuyển kết hợp với thi tuyển. Việc lựa chọn hình thức nào sẽ do GĐ Sở căn cứ điều kiện cụ thể để chọn và trình UBND tỉnh quyết định. 

Vấn đề đặt ra là căn cứ vào những điều kiện cụ thể như thế nào để quyết định cho thi, xét và kết hợp cả thi và xét tuyển? Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD - ĐT) Lê Quán Tần cho hay, trong tài liệu công bố tại hội nghị GĐ Sở có 2 phương thức tuyển sinh. Đối với mỗi trường THPT thì sẽ có 2 phương thức là thi thi tuyển hoặc xét tuyển; Đối với một địa phương thì sẽ có 3 phương thức: thi, xét hoặc vừa thi tuyển và xét tuyển.

Chuẩn bị phương án này thì trước đây có làm việc với Sở GD - ĐT Hà Nội có đề nghị: trong thi tuyển nên tách làm 2, trong đó có thi thuần túy theo dạng truyền thống và thi kết hợp với xét để ghi nhận kết quả học tập của các em bậc THCS. 

Sau 1 ngày thảo luận kín, có 21 ý kiến trực tiếp; trong đó có 2 ý kiến của Bộ GD - ĐT, còn lại các ý kiến của địa phương.

Ngoài ra, để có thống kê chính xác trước khi đưa ra kết luận triển khai chính thức tại cuộc họp Bộ GD - ĐT phát tới 2 lần phiếu hỏi chi tiết về 4 vấn đề nóng đặt ra.

Nếu thực hiện như vậy sẽ rất rối, vì nếu tách làm 2 như vậy thì lại gần với cách thực hiện như trước nên không thuyết phục. Tuy nhiên, tại hội nghị này các ý kiến thống nhất hơn. Cụ thể là xét thì không thi; phương án thi sẽ theo 2 cấp độ: theo truyền thống; thi chỉ là một phần, có thể chiếm 1/2 số điểm còn số điểm còn lại dành để xét quá trình học tập của các em ở THCS. 

Và như vậy ở cấp độ thứ 2 này nâng thành phương thức thứ 3 là thi kết hợp với xét tuyển. 

Nếu chia thành 3 phương thức có lợi: buộc người dạy và học khi đã vào THCS thì phải học và phấn đấu để sau này lấy đó làm căn cứ để vào THPT. Hiện chưa có kết luận chính thức, nhưng qua ý kiến của các GĐ sẽ bổ sung quy chế tới đây theo hướng 3 phương thức nói trên. Tuy nhiên, phương thức thi và thi kết hợp với xét tuyển về bản chất là giống nhau.

Điều kiện xét tuyển sẽ căn cứ vào kết quả học tu dưỡng ở lớp 9. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, nếu chỉ lớp 9 thì không  khuyến khích học tập tu dưỡng trong cả quá trình nên có đề xuất cả lớp 6, 7 và lớp 8. Nên Bộ sẽ cân nhắc để đưa vào quy chế.

Còn thi tuyển thì đối với những nơi cọ sát cao thì sẽ thi. Nhưng nếu không kết hợp với xét sẽ làm cho học tập ở THCS kém chuyên cần nên có kết hợp cả thi và xét tuyển. Nếu thi thì phải có điểm thi cộng với kết quả ghi nhận quá trình học tập. Cách ghi nhận thế nào tới đây sẽ có văn bản cụ thể.

Ông Tần cho biết, đối với phương thức thi tuyển, dự thảo nêu 2 phương án: một là thi 2 môn Toán và Ngữ văn; hai là ngoài 2 môn Toán và Ngữ văn thi thêm 1 môn khác (do địa phương lựa chọn, công bố vào ngày 31/3 hàng năm).

Sẽ có trường chỉ đào tạo một ban

Về phương án phân ban và sắp xếp HS vào các ban sẽ thực hiện tuyển xong mới phân ban. Việc phân ban thống nhất quan điểm tôn trọng nguyện vọng (NV) của HS và sẽ có hướng dẫn trên cơ sở căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường. 

Thứ trưởng Luận cho biết, ngoài với việc căn cứ vào năng lực và ý muốn của HS cũng cần xem xét điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất đáp ứng của từng trường. Việc một trường sẽ có bao nhiêu ban sẽ do Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình và hướng dẫn để trình UBND tỉnh quyết định.

Trên cơ sở quyết định cho từng trường đào tạo 1 hoặc nhiều ban thì HS đã tốt nghiệp sẽ căn cứ đó để đăng ký nguyện vọng học ban nào. Về nguyên tắc sẽ có trường chỉ có 1 ban, Thứ trưởng Luận khẳng định. 

Việc chuyển ban các ý kiến cơ bản thống nhất cho chuyển trong quá trình học đến hết khả năng. Nhưng việc chuyển ban chỉ thực hiện khi HS đã học hết năm lớp 10. Như vậy sẽ có HS chuyển ban 1 lần, và cũng có những HS chuyển ban 2 lần....

Nếu nguyện vọng tại một trường cụ thể không thỏa đáng vì sẽ có những trường chỉ đào tạo 1 ban sẽ giải quyết ra sao? Thứ trưởng Luận cho hay, lý do đào tạo ít ban hoặc nhiều ban là vì điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất không đáp ứng. Sẽ không có chuyện đơn giản hóa trong quá trình lựa chọn và phải tôn trọng nguyện vọng của HS. Do đó, việc quyết định cho trường đào tạo 1 hoặc 3 ban do Sở xem xét dựa trên thuyết trình của từng trường. Hướng phấn đấu trong năm học 2006 để các trường đào tạo nhiều ban đáp ứng lựa chọn của HS.

Giảm tải tiểu học: trách nhiệm của trường và giáo viên

Về vấn đề giảm tải tiểu học, Bộ GD - ĐT lưu ý các đồng chí GĐ cần quán triệt tới nhà trường và từng giáo viên nội dung: Nhà trường chụi trách nhiệm cụ thể hóa nội dung, phương pháp giảng dạy bảo đảm phù hợp với đối tượng HS từng vùng miền. Giáo viên tự chịu trách nhiệm trong việc giảng dạy mỗi tiết học, không được tự ý giảng dạy cho HS những nội dung ngoài chương trình và SGK. 

Việc giảm tải, Bộ GD - ĐT mong muốn khắc phục triệt để tình trạng “học ngược” hoặc “sáng lớp 6 chiều lớp 1” hay là học sinh lớp 3, 4, 5 vẫn mù chữ tồn tại trong thời gian qua”. Việc điều chỉnh này sẽ được thực hiện ngay từ học kỳ II năm học này.

Về thi trắc nghiệm môn ngoại ngữ năm 2006 nhận được đồng thuận của các địa phương. Bộ GD - ĐT nhấn mạnh, các địa phương cần tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm từ đợt thi thử; chú trọng hơn việc hướng dẫn HS; cần quán triệt các yêu cầu về chấp hành kỷ luật phòng thi đối với HS và cán bộ coi thi....

  • Kiều Oanh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,