221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
766140
"Những con số giật mình” chưa đến mức giật mình!
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Những con số giật mình” chưa đến mức giật mình!
,

Bài viết “Chi tiêu cho giáo dục: Những con số giật mình”, theo tôi, chưa đến mức giật mình. Là một cán bộ thống kê cấp tỉnh gần 20 năm, có một phần thời gian thời kỳ bao cấp, tôi thấy rằng những con số thống kê mà tác giả sử dụng có thể còn có chỗ thiếu chính xác, nhưng chắc chắn, chưa bao quát hết các nguồn thu, nguồn chi tiêu thực của ngành giáo dục.

Soạn: AM 708277 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Có những giai đoạn, báo cáo các ngành gửi ngành thống kê rất tròn trĩnh và đẹp đẽ để hoàn thành kế hoạch! Giai đoạn sau này do mải làm ăn nên báo cáo gửi  ngành  thống kê “cho đủ đầu”  mỗi khi được gọi điện nhắc nhở, đặc biệt, những con số trong đó về cơ bản là “ghi theo tiến độ kế hoạch các chỉ tiêu, cột mục cho đủ” nhưng chắc con số không thể vượt qua mức mà kế hoạch duyệt kinh phí của ngân sách địa phương đã giao đầu năm cho ngàng giáo dục, càng không có các con số của các khoản phụ thu hay thu thêm của học sinh?

Một số ví dụ sau đây càng thấy rõ cung cách quản lý, hoạt động và tư cách của nhiều người thầy thuộc ngành giáo dục đã bị biến chất, mất tư cách đến mức nào? (các ví dụ này hoàn toàn là người nhà tôi kể lại và chứng kiến).

Vợ tôi làm ở một trường CĐ địa phương kể rằng: Năm nào, nhà trường cũng “phảiI” tổ chức rất nhiều chuyến xuyên Việt để thăm quan và học tập kinh nghiệm. Bởi vì nếu không đi thì không tiêu hết tiền, mà như thế thì năm sau không thể bảo vệ được kế hoạch chi tiêu tài chính của mình trước cấp trên.  Bên cạnh đó, trường vẫn liên doanh liên kết “mở đào tạo thêm” sớm tối, ngành nghề trái cả với sư phạm để kiếm tiền, sau đó tính thừa giờ chính quy để được một khoản cuối khoá, cuối năm. Điều đáng quan tâm nhất là đào tạo ồ ạt rồi để đó, không có địa chỉ làm việc cho HS...

Con tôi học ở một trường ĐH ở Hà Nội. Môn vật lý kỳ 1 (2005-2006) vừa qua, cháu làm bài khá tốt, cho nhiều bạn bên cạch chép thế nhưng chỉ được có 5 điểm. Trong khi đó, các bạn bên cạch đều được điểm cao. Hỏi ra mới biết “chạy cả”, qua cửa nhà thầy...

Trường nơi đứa con thứ 2 tôi đang theo học có rất nhiều khoản phụ thu. Năm 2002, trường nghĩ ra kiểu thu “trái tuyến” rất vô lý, liền bị đơn kiện phải huỷ bỏ ngay. Sau đó, nghĩ ra cách mượn tiền không tính lãi của phụ huynh, mỗi em ít nhất 100.000 đồng trở lên để xây dựng phòng máy tính đến cuối năm lớp 9 sẽ trả lại.

Trường tiểu học đứa con thứ 3 của tôi học cũng vừa có kiểu vận động kỳ quặc (tháng 02/2006): Phụ huynh  tự nguyện đóng tiền xây dựng phòng vi tính, không định mức nhưng cô chủ nhiệm cho rằng: đóng càng nhiều càng tốt nhưng không nên không đóng.
 
Một người bạn đang dạy ở một trường ĐH lớn ở Hà Nội, về Bắc Ninh dạy thêm tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên lớp tại chức, phàn nàn rằng: không hiểu sao,HS ngày nay dốt thế, chẳng chịu học hành gì, chỉ chạy điểm bằng tiền, không nhận không được bởi vì các cậu ấy toàn là “sếp” các phòng ban cả, bận lắm! Thầy về một tuần, đã được sắp đặt lịch kín đi “nhậu” và đi chơi. Anh bạn rủ luôn tôi đi thưởng thức mấy hôm, mỗi hôm một nhóm học sinh khác nhau có phân công nhóm trưởng rõ ràng, sau nhậu là phong bì.

Xã hội ta còn nhiều điển hình tốt, nhiều người thầy mẫu mực mà mỗi khi nhắc tới, chắc hẳn trong mỗi chúng ta không khỏi bồi hồi cảm phục, quý trọng. Những người thầy đó là ai? Theo tôi, xã hội hãy thử làm một cuộc trắc nghiệm thì biết ngay. Đó là, đến ngày tôn vinh các nhà giáo, chúng ta không cần tốn nhiều giấy bút để tâng bốc nhiều mà lặng lẽ  làm một cuộc điều tra xã hội học, đặt nhiều các câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng  khác nhau một cách khách quan sẽ có được kết quả.

  • Nguyễn Đăng Đại (Bắc Ninh)                                            
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,