221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
767074
Những con số "giật mình": Hai điều lo ngại!
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Những con số 'giật mình': Hai điều lo ngại!
,

Thu lượm những số liệu thống kê kinh tế là một chuyên ngành. Tác giả bài viết  “Chi tiêu cho giáo dục: Những con số giật mình”, là chuyên gia về ngành này ở một tổ chức quốc tế được  trả công để suốt năm suốt tháng thu m những số liệu loại này.

Soạn: AM 710719 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Vậy những số liệu trong bài đã đăng tải, có thể coi là chính xác mà tác giả có thể gom được. Nhưng không có một số liệu về kinh tế nào, kể cả số liệu xuất phát từ những nước phát triển, có thể coi là chính xác.

Độ chính xác đến đâu thì tùy ở nguồn gốc số liệu đó: khả năng kỹ thuật của người gom số liệu lúc ban đầu, tính khách quan của người đó... Một lãnh đạo thường phải lấy quyết định trên cơ sở những số liệu không chính xác đó. Dùng những số liệu không chính xác mà có thể ra quyết định lại là một nghề cần đến trực giác và can đảm chấp nhận khả năng quyết định sai. Nhiều lãnh đạo nhất quyết không lấy quyết định nếu không có số liệu chính xác như những số liệu của ngành vật lý. Đây là một lối lẩn tránh trách nhiệm. 

Trong những thống kê về giáo dục đó, có hai điều làm tôi lo ngại. 

1. Số học sinh tiểu học giảm. Theo một cuộc trao đổi riêng, tác giả cho biết, số HS, trong đó có HS  tiểu học, cần phải kiểm tra lại. Có ý kiến cho rằng, số HS giảm là vì dân số lứa tuổi này giảm. Có ý kiến cho rằng có hiện tượng bỏ học. Giả thuyết thứ hai này có vẻ đúng. Những người sống trong nước và những Việt kiều về thăm nhà đều nhận thấy hiện tượng bỏ học của các em ở độ dưới 14 tuổi. Hiện tượng này chưa thể hiện trong thống kê ở những độ tuổi khác nhưng cũng lâm nguy. Vì lý do tài chính nhiều gia đình phải trái phép rút con về để đi kiếm ăn mặc dù cháu vẫn ở lứa tuổi giáo dục cưỡng bách. Nhiều học sinh tốt nghiệp THPT  thi tuyển vào ĐH. Khi đỗ rồi và học một thời gian thì bỏ học vì khám phá ra là không có đủ tài chính để tiếp tục đi học. Ngoài ra cũng có những em gia đình có khả năng tài chính để được tiếp tục đi học ĐH nhưng rồi cũng bỏ học vì đã không chọn hay không biết chọn đúng ngành sở trường của mình.  

2. Tỷ số 8,7% tổngsản lượng quốc nội (GNP) nước ta dành cho giáo dục. Hàn Quốc, một nước nổi tiếng đầu tư nhiều nhất cho giáo dục để đuổi kịp những nước công-nghiệp Tây Âu cũng chỉ tiêu có non 7 phần trăm (GNP). Với con số đó, Hàn Quốc đã vào được câu lạc bộ OCDE (Organisation for Economic Co-Operation and Development) tụ tập những nước giàu nhất trên thế giới. Nếu nhìn tình trạng ngành giáo dục và tiến độ phát triển công nghiệp của nước ta thì có thể thấy có nhiều lãng phí trong ngành giáo dục. 

Để đi xa hơn những số liệu mà tác giả Vũ Quang Việt đã gom, trách nhiệm chính của những lãng phí và sự bất công cơ may nêu trên là những vị lãnh đạo Nhà nước không có chính sách về giáo dục hay có chính sách nhưng không nêu lên và không biết đưa vào thực hiện? Nhưng cũng là trách nhiệm của người Việt Nam chúng ta. Thực ra, người Việt mình không hiếu học mà hiếu kỳ. Nếu so với những sinh viên các nước ở Pháp thì sinh viên Việt Nam không siêng năng học tập va đi học không có mục đích thực dụng. Tôi chỉ xin nêu lên ba thí dụ. Rất tiếc chỉ là những thí dụ cá nhân và chỉ liên quan đến đào tạo sau ĐH. 

1. Theo báo, gần một nửa luận án tiến sĩ có đề tài khoa học xã hội. Dù không phủ nhận sự cần thiết của những đề tài nghiên cứu đó và không mạn phép đánh giá những luận án đã được bảo vệ, mọi người có thể đặt câu hỏi : trong tình trạng kinh tế hiện nay Việt Nam có khả năng bỏ tiền ra cho những đề tài nghiên cứu đó với tỷ lệ cao như vậy ư? 

2. Sau khi thuyết phục một phân khoa ĐH về sự cần thiết dạy cho tất cả các SV kỹ sư môn quản lý công nghiệp thì vài năm sau, phân khoa đó rất hãnh diện giới thiệu một bà tiến sĩ kinh tế công nghiệp mới bảo vệ luận án ở Pháp về! 

3. Hôm nọ đi ăn Tết Việt kiều, gặp một em được Nhà nước cho học bổng sọan tiến sĩ về những hạt cơ bản ở Orsay. Theo em nghiên cứu sinh này, khi về nước em sẽ được bổ vào đội ngũ chuyên gia về năng lượng hạt nhân đang được thành lập. Những kỹ sư hàn, luyện kim đen, cơ khí chính xác, điện tử điều hành, điện cơ hay nhiệt thủy cơ ngành năng lượng hạt nhân nước ta đã có thừa ư?

  • Đặng Đình Cung (k sư tư vấn, sinh sống ở Pháp từ năm 1964) 

Theo dòng sự kiện:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,