221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
835320
Làm tiến sĩ không nên "ngán" phản biện
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Làm tiến sĩ không nên 'ngán' phản biện
,

(VietNamNet) - Bên lề hội nghị hiệu trưởng ĐH, CĐ khu vực phía Nam ngày 28/8, VietNamNet đã trao đổi nhanh với lãnh đạo một số trường xung quanh khâu được Bộ GD-ĐT xác định cần làm ráo riết trong thời gian tới: đào tạo tiến sĩ cần đi vào thực chất hơn.

Đánh giá tiến sĩ bằng...lòng thương!

Ông Thái Bá Cần

PGS.TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: Tôi đã từng tham gia một số hội đồng bảo vệ tiến sĩ thì thấy có một vài luận án được thông qua một cách dễ dàng. K

hâu kiểm tra chất lượng chưa tốt nên mới có những sản phẩm không tốt ra đời. Trách nhiệm của người sử dụng lao động phải kiểm định được khả năng của người lao động. Có những việc mà người sử dụng lao động không nhìn thấy trước nên giao trách nhiệm cho người không đảm bảo được.

Và đương nhiên, nếu anh không có năng lực mà ngồi ở vị trí cao thì gây ảnh hưởng nhiều hơn. Chính vì thế, trách nhiệm của người sử dụng lao động rất nhiều.

Ông Ngô Văn Lệ

TS Ngô Văn Lệ, Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐQG TP.HCM): Chuyện nể nang thì ở đâu cũng có, không chỉ ở Việt Nam. Nhưng ở mức độ nào để chấp nhận được. Một luận án đáng điểm 0 mà anh cho điểm 10 vì nể nang là không có. Luận án tiến sĩ cũng mới chỉ là một bước đầu của tập sự nghiên cứu mà thôi.

TS Nguyễn Hội Nghĩa, : Theo tôi, sự nể nang trong việc xét tuyển có tính tương đối nhất định. Các thầy cô khi đánh giá năng lực cũng chỉ là tương đối, đó còn là cái tính... thương người, tạo điều kiện cho nhau nâng cao trình độ. Người Việt mình vốn nặng tình quá chứ không được lý tính như các nước phát triển.

ĐHQG TP.HCM cũng không thoát cái sự "cả nể" ấy. Nhưng vẫn luôn nhắc nhở thầy cô dùng phương pháp phân tích khi chấm luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, không dùng sự cảm tính chung chung.

Hậu quả của nể nang?

Ông Tạ Xuân Tề

TS Tạ Xuân Tề, Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp TP.HCM:  Bất hạnh cho đất nước nếu chúng ta dễ dãi với nhau. Tuy nhiên xã hội không trọn vẹn, nên luôn có mặt này mặt kia, chuyện nọ chuyện kia. Bộ đang xiết lại việc đào tạo tiến sĩ là một tín hiệu tốt. Tôi nhất trí với chủ trương của Bộ.

PGS.TS Thái Bá Cần: Trong một đống hàng hoá sẽ có cái tốt cái không tốt. Chỉ có những người sử dụng lao động mới đánh giá thực chất chất lượng của người tiến sĩ. Người sử dụng lao động phải có năng lực để không giao nhầm việc. Bởi có những bằng tiến sĩ không tương xứng với học vị. Tuy nhiên, chúng ta đừng nhìn vào đó để nhận xét quy chụp.

TS Nguyễn Hội Nghĩa: Sự nể nang sẽ dẫn tới đầu ra chất lượng thấp. Đầu vào chưa cao thì đầu ra không thể cao. Bởi vậy bên ĐHQG chúng tôi vẫn có những trường hợp không bảo vệ được, thậm chí không được bảo vệ nếu chất lượng nghiên cứu sinh tệ quá. Không phải cứ vào là ra đâu.

Thay đổi: Quản lý chất lượng toàn bộ từ A tới Z

TS Tạ Xuân Tề: Phải xem xét các công trình nghiên cứu. Công trình nghiên cứu phải có hiệu quả. Việc đổi mới cách đào tạo tiến sĩ sẽ gặp khó khăn, nhưng Bộ phải thể hiện ý chí. Bản thân người học cũng phải thế. Bây giờ, dư luận đã lên án nhiều rồi, nên chắc không đến nỗi nào.

Trưng bày kết quả đào tạo sau ĐH từ năm 1975 tới năm 2005 tại hội nghị đào tạo sau ĐH tháng 2/2006. Ảnh: LAD

PGS.TS Thái Bá Cần: Người thầy là vấn đề quan trọng, nên người thầy giỏi thì tác dụng càng lớn. Quan trọng nhất là người thầy phải có hướng nghiên cứu. Nên bắt buộc người thầy phải có hướng nghiên cứu, phải hướng dẫn nghiên cứu sinh.

Buộc những cơ sở đào tạo phải những người hướng dẫn có hướng nghiên cứu rõ ràng thì mới được nhận nghiên cứu sinh.

Người hướng dẫn không hiểu biết thì sẽ đưa cho học trò những đề tài không ra gì. 

TS Nguyễn Hội Nghĩa: Theo tôi thì thay đổi từ đầu vào, quá trình đào tạo và sẽ dẫn tới đầu ra thay đổi. "Quản lý chất lượng toàn bộ" từ A đến Z như bài toán bên kinh tế cũng là việc mà giáo dục  nên nghĩ tới. Và chúng ta nên định hướng theo thông lệ quốc tế, học hỏi cái hay cái tốt của họ. Cũng đến lúc cần nghĩ tới hướng "quốc tế hóa" trong giáo dục.

Năm trước, chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ toàn quốc khoảng 1.600, năm nay chỉ còn 800. Hạ tới một nửa số lượng như thế có chất hơn về mặt quản lý. Tôi mong rằng theo đó mà chất lượng cũng tăng lên.

Tuy vậy, vấn đề chính không phải ở việc giảm chỉ tiêu tăng chất lượng mà bản thân các cơ sở phải tự thân vận động. Đề thi phải tốt, đề tài hay mới lọc được đúng người.

Theo tôi, nên công khai hóa phản biện. Cùng công khai hóa sẽ cùng trong sạch. Công khai hóa ở một mức có thể và phải dũng cảm công khai, dù anh ở học vị nào đi nữa. Các nhà khoa học vẫn không ngán gì chuyện phản biện và đón nhận phản biện. Nếu đào tạo tiến sĩ của ta cũng như thế thì tốt quá!

TS Ngô Văn Lệ: Sự đãi ngộ đối với những người làm luận án tiến sĩ không đáng kể. Người làm giáo dục không có động lực. Cái chính là sử dụng người được đào tạo một cách hợp lý. Chúng ta phải có chính sách để sử dụng năng lực một cách hợp lý. Nếu có phân biệt trong đãi ngộ, người ta sẽ phấn đấu nhiều hơn.

Thực tế hiện nay, có những người đi học để "sưu tầm" bằng cấp để tiến thân. Nhưng cũng có những người có mục đích rõ ràng, học để làm việc, học để nâng cao trình độ. Các cơ sở cũng xác định được họ cần chất lượng thật chứ không phải bằng cấp. Bản thân người được đào tạo ý thức được mình nên học như thế nào.

Điều đáng mừng, hiện nay các cơ sở đã ý thức được tầm quan trọng của chất lượng đào tạo.

  • Đoan Trúc - Thu Hương (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,