(VietNamNet) - TS Lương Văn Kế là một trong số ít người bảo vệ thành công học vị giảng sư cao cấp (Habilitation - một loại hình sau tiến sĩ khá ít người có thể đạt được ở Đức). Dưới đây là bài viết của TS Kế, giới thiệu kinh nghiệm từ cơ chế tuyển chọn GS của CHLB Đức. Từ đó, soi chiếu vào VN.
Khái quát về chức danh giáo sư
Cái khác biệt lớn nhất giữa hệ thống học hàm GS ở Việt Nam và CHLB Đức và các nước tiên tiến khác chính là ở cơ chế bổ nhiệm và hạn ngạch biên chế của chức GS.
Ở Đức, số ghế GS được chính phủ phân bố cho các khu vực, các trường ĐH theo chuyên môn. Một ngành nào đó (ví dụ Kinh tế quốc tế) cần khoảng 10 ghế GS cho toàn quốc. 10 ghế này được phân bố theo một tỷ lệ hợp lí cho các khu vực hay các ĐH/ bộ môn chuyên ngành: ví dụ Berlin 2 ghế, Munich 1 ghế, Frankfurt 2 ghế, Hamburg 1 ghế v.v...
Nhờ có tính đến cơ cấu vùng và ngành cũng như cơ cấu tuyển chọn qua thi tuyển tự do nên hệ thống học hàm hoạt động một cách sinh động, bảo đảm sự phát triển cân đối về khoa học cho các vùng, miền và các ngành.
Điều đó khiến cho ngay cả các ĐH ở nơi hẻo lánh cũng có các nhà khoa học lỗi lạc, và đó thường là các nhà khoa học trẻ tuổi. Vì các ghế giáo sư ở các ĐH danh tiếng ở các thành phố lớn đã kín chỗ, buộc họ phải nhận ghế GS ở các trường xa xôi khác.
Rồi qua quá trình công tác, khi một ghế GS ở các trung tâm lớn bị khuyết, họ lại có cơ hội thi tuyển để được bổ nhiệm, và nếu thành công họ sẽ đến đó nhận ghế và bỏ lại sau lưng một ghế GS còn trống cho những người khác. Cứ như thế, cơ chế bổ nhiệm giảng viên ĐH hoạt động hết sức linh hoạt, tự điều tiết, bảo đảm sự phát triển và mang tính cạnh tranh cao.
GS ĐH khoa học (University Professor) giữ một ghế giảng dạy về một chuyên môn nhất định, là đại diện có thẩm quyền cao nhất và có thẩm quyền đối với một viện nghiên cứu thuộc khoa, một phòng thí nghiệm và một số nhân viên giúp việc.
Cũng có ghế GS ngoại ngạch (Extraordinarius, t. Anh: associate Prof.), khi người đó không chủ trì một bộ môn khoa học nào hoặc phụ trách một lĩnh vực kém quan trọng hay nhỏ hơn. Người giữ ghế trưởng môn học (Lehrstuhl/ Division) thường có chức danh GS W3 (t. Anh: full Prof.). Ghế giáo sư W2 chỉ có ở một vài bang của Đức. Danh hiệu GS cũng có thể được trường ĐH phong tặng cho những nhà khoa học không đảm nhận ghế GS thường xuyên ở đó, đã từng bảo vệ học vị giảng sư cao cấp (Habilitation), có nhiều thành tích ở các Viện khoa học bên ngoài.
Hiện nay, ở Đức, số lượng SV các ĐH khoảng 2,4 triệu. Cả nước có 23 000 ghế GS ở các ĐH khoa học (đã giảm 2 000 ghế, vì vào năm 1995 có 25 000 GS ĐH khoa học). Xu thế giảm số lượng ghế GS vẫn không thay đổi. Như vậy trung bình mỗi GS phụ trách 62 SV (bao gồm cả cao học và nghiên cứu sinh).
Cũng có những khoa tỉ lệ này rất chênh lệch, ví dụ ở Viện chính trị học, ĐH Mainz, bang Rheinland-Pfatz chỉ có 5 ghế GS nhưng có tới trên 1000 SV theo học. Vậy tỉ lệ bình quân GS/SV là 1/200, cao gấp trên 3 lần mức trung bình của c nước. Việc giảm ghế GS trong khi số lượng SV quá đông đã góp phần làm suy giảm chất lượng đào tạo ĐH.
Điều kiện để trở thành giáo sư
Ở Đức và các nước tiên tiến, trước hết là các nước Anglo-saxon (Anh, Mỹ), người ta phân biệt 2 hạng GS: GS ĐH khoa hoc (tổng hợp/Tổng hợp kỹ thuật) và GS ĐH và CĐ ứng dụng.
Cho đến hết thế kỷ 20, điều kiện đầu tiên để được bổ nhiệm GS của các ĐH khoa học về nguyên tắc là phải hoàn thành luận án ging sư cao cấp (Habilitation/ Dr. habilitatus).
Học vị kiêm học hàm giảng sư này bao gồm các yếu tố sau: một Luận văn viết đạt trình độ quốc tê, năng lực và kinh nghiệm sư phạm, danh mục các công trình khoa hoc đã công bố, báo cáo – tranh luận khoa học trước Hội đồng thẩm định (150 phút), bài giảng ra mắt. Hội đồng thẩm định liên ngành – thường là 5 – 7 ngành với tối thiểu 21 uỷ viên), hoặc ứng cử viên đã đạt được một thành tựu khoa học đặc biệt xuất sắc có giá trị tương đương.
Còn đối với các trường ĐH và CĐ ứng dụng, chủ yếu chỉ cần làm luận án tiến sĩ (Promotion). Để được bổ nhiệm vào ghế GS các ĐH và CĐ ứng dụng, các tiến sĩ phải trải qua ít nhất 5 năm công tác thực tế (trong đó, có 3 năm ngoài trường ĐH/CĐ) và có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong ứng dụng và phát triển kiến thức và phương pháp khoa học kỹ thuật.
Đối với các ghế GS của những trường đặc thù, như các ĐH và CĐ nghệ thuật, người được bổ nhiệm phải có trình độ nghề nghiệp nghệ thuật đặc biệt xuất sắc, và hn nữa cần phải có công trình sáng giá để đời.
Đối với các trường ĐH, CĐ sư phạm, thì ngoài luận án tiến sĩ ra cần phải được đánh giá của hội đồng về năng lực sư phạm tương xứng với cương vị giảng sư và đỗ ở 2 môn thi quốc gia (về chuyên nghiệp sư phạm/ trường học).
Các ghế GS thuộc các ngạch W2 và W3 (hay C2 và C3, C4 trước kia) được bổ nhiệm thông qua một quá trình kéo dài và rất phức tạp.
Trước hết, phải tổ chức một Hội đồng bổ nhiệm GS (Berufungskommission) của Khoa. (“Faculty” – Một tổ chức liên ngành, tương đương với học viện, không phải là đơn vị "Khoa" (tương đương với bộ môn hay Viện thuộc khoa) theo nghĩa tiếng Việt. Do đó người Trung Quốc dịch từ Faculty tiếng Anh hay Fachbereich tiếng Đức thành Học viện).
Hội đồng này s tuyển ra vài ba ứng cử viên (2-7 người) từ trong toàn bộ số người ứng cử. Số ứng cử viên được chọn này sẽ phi thuyết trình các bài giảng thử (người ta còn gọi là 'thử giọng"). Sau đó lại tiến hành bầu chọn lần nữa.
Đồng thời lúc này cần phải lấy ý kiến phản biện của các chuyên gia bên ngoài trường ĐH. Sau đó hội đồng bổ nhiệm lại phải họp và chọn ra danh sách của 3 ứng cử viên sáng giá nhất. Căn cứ vào danh sách xếp theo thức tự từ trên xuống dưới, thường người đứng đầu danh sách sẽ được chọn. Quyết định cuối cùng về bổ nhiệm là chính phủ bang, đại diện là bộ trưởng hoặc chủ tịch trường ĐH.
Các ngạch giáo sư
Việc phân ngạch GS và trợ giảng ở các ĐH Đức được thực hiện theo Qui chế phân ngạch liên bang W hay C.
Kể từ năm 2005 trở đi, các chức danh GS và giảng viên đại học đều được phân hạng thành 3 nhóm là W1, W2 và W3. Các giảng viên ĐH không phải là giáo sư đều thuộc nhóm W1 (Juniorprofessor).
Việc phân ngạch GS gắn liền với chế độ thù lao. Về nguyên tắc thì thù lao và lương cho các ghế GS không thay đổi theo thời gian, ngoài những khoản tiền thưởng nào đó trong quá trình công tác.
Các GS thuộc nhóm W1 – GS s cấp (Juniorprofessor) chỉ giữ ghế GS có thời hạn. Nhiệm kỳ đầu tiên bao giờ cũng là 3 năm, nếu sau 3 năm được đánh giá tốt thì sẽ gia hạn thêm 3 năm nữa, thù lao được tăng thêm không đáng kể.
Các GS chính ngạch và thành viên ban giám hiệu trường ĐH đều thuộc hai nhóm W2 và W3, họ là công chức biên chế suốt đời, một khi đã được bổ nhiệm GS.
Thế nhưng trong giai đoạn bổ nhiệm đầu tiên, thời hạn ghế GS có thể từ 3 đến 8 năm, tuỳ vào luật của từng bang. Sau 8 năm đó thì nhiệm kỳ GS kết thúc nếu như người GS đó không giành thắng lợi trong thi tuyển lại để được chuyển sang ngạch GS suốt đời. Các ghế hiệu trưởng/chủ tịch, phó hiệu trưởng và giám đốc (Kanzler) thì đều do chính phủ bang quyết định theo quy chế đặc biệt.
Theo ngạch GS (phân theo 4 hạng từ C1 đến C4) từ 2005 trở về trước, thì C1 bao gồm các trợ lý khoa học; C2 bao gồm các trợ lý trưởng, giảng sư ĐH/Dozent, các ghế GS của các trường ĐH/CĐ ứng dụng; C3 gồm một phần GS ở các ĐH/CĐ ứng dụng, GS ngoài ngạch ở các ĐH khoa học (University Professor); C4 là GS ở các ĐH khoa học. Toàn bộ các ghế GS của 3 ngạch C2, C3, C4 đều phi được bổ nhiệm thông qua cạnh tranh gay gắt.
Quá trình triển khai tuyển chọn để bổ nhiệm là do các khoa tổ chức, vì ghế giáo sư là để làm việc cho khoa đó chứ không phi là một hư danh. Cuối cùng thì bộ trưởng văn hoá hay khoa học/giáo dục (của bang) sẽ ra quyết định bổ nhiệm GS cho người đứng đầu danh sách đề nghị của hội đồng tuyển chọn.
Các ngạch GS C2 và C3 ở các trường ĐH, CĐ ứng dụng (Apled College/University) cũng như giữa C3 và C4 ở các ĐH khoa học không khác nhau gì về quyền lợi và nghĩa vụ. Cái chênh lệch chỉ là ở chỗ ghế GS C4 có nhiều nhân viên dưới quyền hơn mà thôi.
Về chế độ lương, các GS Đức có mức lương thấp hơn nhiều so với nhiều nước tiên tiến khác (ví dụ: Đức: 46 – 53.000 €; USA: 81 – 106.000 €, Thuy Sĩ: 102.000 – 149.000 €). Điều này là do chế độ chính trị – kinh tế của CHLB Đức quyết định. Vì ở nước này, nguyên tắc thu nhập là bo đảm công bằng xã hội, không gây ra sự chênh lệch quá lớn giữa các ngành nghề.
Phần 2: So sánh Đức - Việt
- Lương Văn Kế (ĐHQG Hà Nội)
Phần 2: So sánh Đức - Việt