221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
849494
Giới trẻ thờ ơ với lịch sử lỗi do ai?
1
Forum
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Giới trẻ thờ ơ với lịch sử lỗi do ai?
,

(VietNamNet) - “Không thể bắt buộc các bạn trẻ yêu lịch sử. Mà phải làm cho các bạn trẻ biết lịch sử. Có biết sử thì mới yêu được sử. Tuy nhiên, với cách giáo dục hiện nay thì hiểu biết về lịch sử của các bạn trẻ lại quá ít…” - Đó là những kinh nghiệm của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế - Chủ nhiệm Khoa Lịch sử - Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội.

Lỗi tại hoàn cảnh?

 

Soạn: HA 916947 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Theo PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế thì: tâm sinh lý của những người trẻ tuổi thường ít quan tâm đến lịch sử. Ngoài ra, những ngành mà các bạn trẻ hiện nay hướng tới đều là những ngành ra trường dễ xin việc, thu nhập cao như: kinh tế, ngoại ngữ, công nghệ thông tin…chứ không phải là lịch sử.

 

Cũng theo PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế, với sự phát triển của xã hội hiện nay thì không thể bắt buộc các bạn trẻ yêu lịch sử. Mà phải làm cho các bạn trẻ biết lịch sử. Có biết sử thì mới yêu được sử. Tuy nhiên, với cách giáo dục hiện nay thì hiểu biết về lịch sử của các bạn trẻ lại quá ít. Đó là bài toán khó cho những nhà giáo dục lịch sử.

 

Lỗi tại những người “làm sử”?

 

Hãy nhìn lại phương pháp dạy lịch sử hiện nay. Cách dạy phổ biến vẫn đơn điệu thiếu ví dụ minh họa, áp đặt máy móc, truyền thụ một chiều chỉ cần học thuộc lòng mà không cần hiểu vấn đề.

 

Sách giáo khoa lịch sử thì khô cứng, sử liệu thì ít, chủ yếu về chiến tranh. Bộ Đại cương lịch sử Việt Nam - tập III: 1945 - 2000, được soạn nhắm nhiều đến các nhà giáo-nhà sử học tương lai, người sẽ trực tiếp truyền vào tim thế hệ đi sau niềm hứng khởi với môn sử. Tuy nhiên, cuốn sách như để giảng dạy, ca ngợi về học thuyết chiến tranh cách mạng hơn là một thứ thông sử. Sử liệu thì ít, chủ yếu về chiến tranh, lại quá nhiều lời bình luận, đánh giá kiểu đại ngôn mang tính "định hướng tư tưởng" của những thập niên 50 - 60 thế kỷ trước.

 

Mấy năm gần đây, cách ra đề của Bộ Giáo dục theo kiểu “kiến thức phổ thông”, với những câu hỏi theo kiểu "nêu", "trình bày", "giới thiệu", "cho biết", "nơi nào", chiếm đa số; hoàn toàn không có câu hỏi nào kiểm tra kĩ năng hoặc thái độ. Theo thầy giáo Nguyễn Đình Huy - Giáo viên dạy Sử trường Hà Nội Amsterdam: với cách ra đề như vậy đã tạo nên cách học vẹt, máy móc và đặc biệt là sự nhàm chán của người học sử.

 

Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều lời kêu cứu nhưng thực tế việc dạy - học môn lịch sử hiện nay vẫn chưa có chuyển biến tích cực.

 

Làm thế nào để các bạn trẻ biết và yêu lịch sử dân tộc?

 

Mời các bạn tham gia thảo luận trên diễn đàn của VietNamNet và đặt câu hỏi cho: GS. Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Hải Kế - Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội; thầy giáo Nguyễn Đình Huy, Trường Hà Nội Amsterdam, trong chương trình “8h tối thứ 6”, phát sóng trực tiếp trên VTV2 vào 20h ngày 6/10/2006.

 

Mời quý vị tham gia thảo luận và đặt câu hỏi với các vị khác mời tại đây 

  • Trịnh Quốc Đông
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến thảo luận
,
,
,
,