221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
852322
Đảo ngược "tam giác quản lý" để tự chủ ĐH
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Đảo ngược 'tam giác quản lý' để tự chủ ĐH
,

(VietNamNet) - "Quản lý giáo dục ở Việt Nam đang theo mô hình tam giác ngược. Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn tới giáo viên và những gì được dạy trong lớp học. Trong khi ở Mỹ, Chính phủ liên bang đứng trên chóp tam giác, tầm ảnh hưởng rất nhỏ."

Bà Kathie Kwillinski, Giám đốc Chương trình quốc tế trường Cao đẳng Cộng đồng South Seattle (Hoa Kỳ) nhận xét trong cuộc trao đổi với VietNamNet trong buổi triển lãm du học Hoa Kỳ diễn ra chiều 13/10.

Bà có thể cho biết, ở Hoa Kỳ, nhà nước thực hiện quyền quản lý như thế nào với các trường ĐH, CĐ?

Bà Kathie Kwillinski: "VN đang quản lý theo mô hình tháp ngược". Ảnh: Lan Hương

Ở Mỹ, Chính phủ phân nhánh quản lý xuống từng bang, mỗi bang lại phân nhánh quản lý xuống từng trường. Mỗi trường có Hội đồng trường (hay còn gọi là Uỷ ban quản trị), đại diện cho quyền lợi của người dân.

Hội đồng này có trách nhiệm yêu cầu Hiệu trưởng đưa ra những chính sách để đáp ứng yêu cầu của cộng đồng địa phương.

Hiệu trưởng lại cụ thể hoá những yêu cầu xuống các khoa.

Tự chủ của các trường là tự chủ ngay trong từng khoa, từng lớp học. Khoa có quyền quyết định học môn này hay môn kia, học sách này hay sách kia. Giáo viên có quyền lựa chọn cách dạy cho phù hợp.

Ở Mỹ, cùng một chuyên ngành, cùng trong một bang, nhưng nếu học ở các trường khác nhau, bạn sẽ được học các chương trình, giáo trình không giống nhau. Phương pháp dạy của giáo viên cũng khác nhau. Chỉ có duy nhất một  nền là thông tin chung, từ đó mỗi trường tự quyết định dạy cái gì và dạy như thế nào.

Nhiều khi chúng tôi liên kết hoặc tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp, các tổ chức về chương trình đào tạo để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội.

Điều duy nhất Chính phủ quản lý là chất lượng nguồn nhân lực mà trường đào tạo ra, còn đào tạo như thế nào là việc của trường, Chính phủ không can thiệp.

Trường CĐ Cộng đồng South Seattle mỗi năm, có khoảng hơn 8.000 HS, SV theo học tại trường với hàng chục chuyên ngành khác nhau, trong đó có cả ngành Việt Nam học.

Trường đào tạo theo khẩu hiệu "Start here, go anywhere" (khởi đầu tại đây, đi tới mọi nơi).

Bà có nói là các trường có liên kết với doanh nghiệp để tự đề ra chương trình giảng dạy. Vậy các doanh nghiệp này có ảnh hưởng thế nào đối với việc đề ra chương trình học của các trường?

-   Là một trường công lập, chúng tôi được Chính phủ cấp tiền và cũng vì hoạt động một phần dựa vào tiền thuế của người dân nên chúng tôi có nghĩa vụ phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo ra những con người có thể gánh vác các nhiệm vụ trong xã hội.

Mỗi khoa lại có một hội đồng cố vấn với sự tham gia của các công ty.

Ở bang chúng tôi có rất nhiều doanh nghiệp lớn như Microsoft, Boeing, Starbucks… Họ sẽ nói với chúng tôi rằng họ đang cần những vị trí nào, nên đào tạo như thế nào để đáp ứng yêu cầu thực tế… Dựa vào đó, chúng tôi sẽ đề ra kế hoạch đào tạo.

Đôi khi các doanh nghiệp này cũng tài trợ cho trường một khoản tiền, vì tất nhiên, số tiền Chính phủ cấp không thể đủ cho chúng tôi hoạt động.

Cũng có thể coi đó là một dạng “đặt hàng” của doanh nghiệp với trường. Như vậy, trường được quyền tự chủ trong việc liên kết với các doanh nghiệp để đưa ra chương trình đào tạo phù hợp nhất với yêu cầu thực tế.

Vậy Chính phủ kiểm định chất lượng giáo dục của các trường như thế nào?

-   Cứ 10 năm một lần, các trường phải trải qua một kỳ kiểm tra chất lượng được tổ chức bởi một Hội đồng độc lập, không phải thuộc Chính phủ hay thuộc bang. Họ kiểm tra những gì chúng tôi làm và cả những gì chúng tôi nói là chúng tôi đã làm.  

 Thưa bà, trong tương quan so sánh với các trường tư thì trường CĐ Cộng đồng South Seattle được tự chủ nhiều hay ít hơn?

-   Hệ thống trường tư cũng có cấu trúc như chúng tôi và cũng vẫn dưới sự quản lý của nhà nước. Hầu như chúng tôi không có sự khác biệt.

Bà có so sánh gì về sự quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo ở VN và Hoa Kỳ?

-   Có thể hình dung cụ thể như sau. Ở VN quản lý theo mô hình tam giác  ngược. Có thể hình dung thế này, cơ quan quản lý đứng ở vị trí cạnh đáy của tam giác, còn cơ sở phía dưới thu hẹp dần tới đỉnh nhọn. Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn tới giáo viên và những gì được dạy trong lớp học.

Ngược lại, ở Mỹ chúng tôi quản lý theo mô hình tháp xuôi.

Càng ở cấp thấp, càng có nhiều quyền tự chủ. Giáo viên có quyền lớn nhất trong việc quyết định dạy gì, dạy như thế nào.

Chính phủ liên bang đứng trên chóp tháp, chỉ có tầm ảnh hưởng rất nhỏ.

-Cảm ơn bà!

  • Lan Hương - Hải Anh (thực hiện)

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Theo bạn, có nên giao ngay quyền tự chủ cho các trường ĐH?

Nên giao ngay
Chỉ thí điểm với một số trường
Chờ nghiên cứu vài năm
Bộ GD-ĐT tiếp tục quản lý
Ý kiến khác

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,