221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
852706
5 điều kiện trao quyền tự chủ giáo dục ĐH
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
5 điều kiện trao quyền tự chủ giáo dục ĐH
,

(VietNamNet) - Nhà nước sẵn sàng trao, trường sẵn sàng nhận; Chuyển từ "xin cho ban phát" sang định hướng chiến lược; Thiết lập hội đồng trường; Hình thành văn hóa chất lượng và xóa "độc quyền" trong giáo dục.

Khi tgiao quyền tự chủ cho cơ sở ĐH, Sinh viên cũng phải được hưởng quyền lực thông qua đại diện của mình tại Hội đồng trường

Đây là 5 điều kiện để trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục ĐH mà TS Hoàng Ngọc Vinh đề xuất trong bài viết tham gia chủ đề "Tự chủ giáo dục ĐH". Dưới đây là bài viết của TS và mong nhận được sự thảo luận của bạn đọc.

Gần đây, nhiều nhà quản lý giáo dục đại học đề cao việc trao quyền tự chủ cho các trường ĐH như một giải pháp hữu hiệu giúp các trường ĐH của ta sớm lớn lên sánh với tầm các đại học khu vực và nước ngoài.  

Nghiên cứu và tranh luận về tự chủ của GDĐH có đến trên 50 năm nay cho thấy mức độ được trao quyền tự chủ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể bỏ qua các yếu tố phản ánh trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội và môi trường chính trị. 

Trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam vấn đề trao quyền tự chủ  cho các trường đại học thực chất là xử lý mối quan hệ giữa nhà nước (thường được cho là muốn duy trì quyền lực và kìm hãm sự phát triển ?) và cơ sở GDĐH.  

Nhà nước sẵn sàng trao, trường sẵn sàng nhận 

Một khi cơ quan quản lý giáo dục chưa sẵn sàng hy sinh một phần quyền lực hoặc các trường “sợ” không dám nhận quyền lực trao cho (tất nhiên quyền lực càng lớn trách nhiệm càng tăng tăng) thì quá trình tự chủ không thể xảy ra. Trên thực tế, có những trường ĐH năng lực yếu kém rất ngại “khoán” và có tâm lý ỷ lại nhà nước.

Bỏ xin - cho, ban phát 

cơ quan quản lý nhà nước đủ năng lực quản lý khi trao quyền và lãnh đạo của trường ĐH phải đủ năng lực để có khả năng thực thi quyền lực.  

Khi giảm bớt quyền lực để trao cho trường ĐH, nhà nước phải có đủ năng lực để tạo không gian cho GDĐH phát triển, xây dựng khung chính sách, đảm bảo điều phối nguồn lực hiệu quả, thiết kế cơ chế kiểm soát quyền lực và phải kiểm soát được chất lượng và buộc các trường ĐH phải có trách nhiệm đối với người học nói riêng và đối với xã hội nói chung.  

Quản lý nhà nước chuyển từ quen với việc “xin cho, ban phát” sang việc định hướng chính sách, xây dựng chiến lược, điều phối, kiểm tra, giám sát đòi hỏi năng lực đội ngũ cán bộ hành chính giáo dục ĐH phải được tuyển dụng và đào tạo một cách chuyên nghiệp. Trách nhiệm của quản lý nhà nước về GDĐH trên thực tế phải thúc đẩy quá trình tự chủ của trường ĐH mà không phải kìm hãm nó. 

Đối với tập thể lãnh đạo trường ĐH cũng phải được nâng cao năng lực quản lý trước khi được trao quyền. Trao quyền tự chủ quá sớm cho những người quản lý trường ĐH thiếu năng lực có thể sẽ dẫn đến tổn hại nhiều hơn.  

Nhiều hiệu trưởng trường ĐH của ta rất thiếu tri thức quản lý về tài chính, chất lượng, kế hoạch, chương trình, nhân sự, điều hành một trường ĐH, nghiên cứu khoa học, quản lý dự án, bởi phần đông hiệu trưởng khi được bổ nhiệm chưa qua các trường lớp đào tạo quản lý GDĐH một cách bài bản, thường làm theo kinh nghiệm. Quyền tự chủ chỉ nên trao cho trường ĐH khi đội ngũ cán bộ quản lý đủ năng lực tiếp nhận và đủ năng lực điều hành nhà trường. 

Thiết lập hội đồng trường

Quyền tự chủ được trao cho trường ĐH phải có cơ chế kiểm soát, giám sát việc thực thi quyền lực, điều kiện về nguồn lực cho các hoạt động dạy và học.  

Hiệu trưởng trường ĐH không thể là “ông vua con” trong khuôn viên trường mình mà phải chịu sự kiểm soát của một Hội đồng trường (với các đại diện là các bên liên quan), bất kể đó là trường công hay trường tư để đảm bảo rằng quyền tự chủ đó phải gắn với trách nhiệm giải trình trước cộng đồng, trước người học và các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.  

Một trường ĐH có quyền tự chủ song nếu thiếu một cơ chế kiểm soát, thì việc tự nhận mình luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm xã hội (mà chưa rõ nội hàm của chịu trách nhiệm xã hội là gì) thì lời nói đó chỉ là cách nói “bóng bẩy” thiếu thực tế.  

Đồng thời, kiểm định nhà trường phải là một công cụ quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH, cũng như nguồn lực phải đầy đủ để có thể thực hiện quyền tự chủ của mình. 

Hình thành văn hóa chất lượng 

Quyền tự chủ được thực hiện đầy đủ trong trường ĐH khi đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy và sinh viên hình thành một văn hóa chất lượng, người lãnh đạo trường, cán bộ giảng viên, sinh viên phải có ý thức làm chủ, thói quen tôn trọng dân chủ, trong suốt (transparency), công khai các hoạt động tài chính và học thuật trong nhà trường.

Sẽ không thể có kiểu tự chủ tài chính khi mà mọi nguồn thu trong nhà trường chưa về một đầu mối, mạnh ai người ấy làm, mù mờ và phân phối thiếu minh bạch.  

Bên cạnh đó,  lãnh đạo trường nhận thêm quyền lực từ cơ quan quản lý giáo dục cấp trên lại phải điều chuyển một phần quyền lực cho các khoa, bộ môn và ngay cả giảng viên.  

Sinh viên cũng phải được hưởng quyền lực thông qua đại diện của mình tại Hội đồng trường. Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên đối thoại với sinh viên để hiểu mong muốn, tâm tư của học để giúp họ học tốt hơn. 

Xóa "độc quyền" giáo dục 

Giáo dục ĐH phải hoạt động trong một khuôn khổ pháp luật chặt chẽ và trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không còn “độc quyền” như hiện nay do “cung” không đủ “cầu”, người dân ít có cơ hội “từ chối” dịch vụ GDĐH.  

Chỉ trong môi trường cạnh tranh lành mạnh được bảo vệ bằng pháp luật, quyền tự chủ mới phát huy và trách nhiệm xã hội của nhà trường mới có điều kiện thực hiện.  

Trao quyền tự chủ cho các trường đại học sớm hay muộn sẽ phải đến. Điều quan trọng nhà nước biết trao những quyền gì, trao như thế nào, khi nào thì trao để có một lộ trình thực hiện đồng bộ, hiện thực để vừa đảm bảo quyền lực được thực thi bền vững vừa đảm bảo trách nhiệm xã hội của trường ĐH.  

Sẽ chẳng bao giờ có một công thức chung về trao quyền tự chủ cho mọi trường ĐH trong sự phát triển đa dạng hiện nay. Tuy nhiên, điều không thể chối cãi được rằng, cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm thúc đẩy để quá trình này thực thi nhanh chóng.

  •  TS. Hoàng Ngọc Vinh (Hà Nội)

Ý kiến của bạn:

 

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Theo bạn, có nên giao ngay quyền tự chủ cho các trường ĐH?

Nên giao ngay
Chỉ thí điểm với một số trường
Chờ nghiên cứu vài năm
Bộ GD-ĐT tiếp tục quản lý
Ý kiến khác

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,