221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
861710
"2010 mới dựng xong móng để xây nhà giáo dục"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'2010 mới dựng xong móng để xây nhà giáo dục'
,

(VietNamNet) - Phần được chờ đợi nhất của Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân khi đăng đàn Quốc hội có lẽ chưa phải báo cáo dài 16 trang được trình bày trong 40 phút sáng nay. Mà là phần nói vo sau một ngày lắng nghe 26 ý kiến thảo luận của đại biểu (và vẫn còn 14 ý kiến gác lại vì hết thời gian).

Trong vài phút kết thúc ngày nghe thảo luận, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã trình bày "giải pháp tổng quát chung", "điều kiện tiên quyết để phát triển giáo dục", lý do của phong trào "hai không" khi ông vừa nhậm chức...

Dưới đây, VietNamNet giới thiệu những nội dung này.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các đại biểu Quốc hội trong giờ giải lao. Ảnh: CTV

Hệ thống giáo dục liên quan tới lợi ích của ba chủ thể: HS, phụ huynh; người sử dụng lao động và người thầy. Nếu xử lý không đồng bộ lợi ích của ba nhóm này, sẽ này sinh mâu thuẫn.

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập toàn cầu, vị trí giáo dục đào tạo ngày càng cao, đặt ra yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực có tri thức tay nghề cao.

Chi phí lao động của chúng ta thấp nhưng nếu tay nghề cao, có tri thức thì sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh trực tiếp tạo ra sản phẩm có năng suất cao mà chi phí thấp.

Bên cạnh những thành công đạt được, ngành giáo dục đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như đổi mới phương pháp dạy và học, cải thiện thu nhập đời sống cho GV, rà soát lại tài chính cho giáo dục, xác định lại phân cấp giữa Bộ và địa phương, giảm tải chương trình, chấn chỉnh kỷ cương, mở rộng dạy nghề, chuyên nghiệp…

Hiện nay, Bộ GD-ĐT chỉ quản lý 29% trường ĐH, CĐ trong cả nước. Chúng ta phải nghiên cứu chính sách thu hút các ĐH uy tín của nước ngoài tham gia đào tạo tại VN hoặc quy hoạch lại hệ thống ĐH, tránh tình trạng phong trào thành lập, tỉnh nào cũng có ĐH.

Cùng với đó, cần rà soát lại tình hình tổ chức, xuất bản sách giáo khoa, cung cấp đồ dùng học tập.

Ngành giáo dục đang đối mặt với khoảng 14, 15 vấn đề. Trước tình hình đó, phải xác định những nguyên tắc vừa đúc rút thực tiễn, vừa tham khảo kinh nghiệm thế giới.

Giải pháp tổng quát chung: Chuyển sang đào tạo theo nhu cầu xã hội 

Ngành GD-ĐT phải chuyển từ đào tạo dựa theo khả năng sẵn có của mình, có thầy thế nào, sách thế nào, trường lớp thế nào thì dạy như thế sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội.

Đây là chuyển biến quan trọng nhất, cơ bản và bức bách trong giai đoạn hiện nay, tương tự như chuyển đổi từ kinh tế tập trung kế hoạch hoá trước kia sang kinh tế thị trường. Có như thế, mới tạo động lực lâu dài, nâng cao hiệu quả giáo dục, có cơ hội huy động chi phí xã hội cho giáo dục.

Nói đến đào tạo theo nhu cầu xã hội nhưng ở nước ta không có một cơ quan thống kê nào cho biết nền kinh tế đang cần những chuyên ngành nào, bao nhiêu người nên người đào tạo cứ mò mẫm.  

Có trường Sư phạm đào tạo GV rất tốt nhưng đào tạo ra không có việc làm. Đáng lẽ phải làm ngược lại, chính trường đó phải dự báo xã hội có cần ngành mình đào tạo và liên kết với những nơi có nhu cầu chứ không phải cứ đào tạo ra rồi yêu cầu Bộ giải quyết.

Điều kiện tiên quyết: Đầu tư phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý:

"Nâng cao hiệu quả đào tạo, thực hiện đổi mới giáo dục với chi phí thấp.
Chẳng hạn như vấn đề phát huy truyền thống hiếu học của người VN, đưa phương pháp giảng dạy mới vào trường học, đưa công nghệ thông tin vào dạy và học, liên kết với các trường trong và ngoài nước, nghiên cứu khoa học và thực hiện liên thông trong đào tạo, xã hội hoá GD-ĐT, huy động được nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, thực hiên đổi mới phân cấp quản lý trong GD-ĐT."

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, điều kiện tiên quyết để phát triển chất lượng giáo dục trong điều kiện kinh phí có hạn là đầu tư phát triển giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Bộ GD - ĐT đã giao cho Vụ Pháp chế rà soát lại toàn bộ các chính sách liên quan đến ngành giáo dục trong vòng 10 năm. Trước kia, có Vụ Sư pham, Vụ Giáo viên để chăm lo cho đời sống GV nhưng đến nay thì Bộ GD-ĐT không có một cơ quan chuyên trách để chăm lo cho GV. Sắp tới, Bộ sẽ đề xuất tái thành lập lại các cơ quan này.

Ở các nước, thu nhập GV thường được tính dựa trên GDP đầu người của quốc gia. Nếu đối chiếu với một số nước châu Phi và Châu Á, lương GV tiểu học gấp 3 lần GDP đầu người để duy trì cho GV yên tâm làm  việc thì GV tiểu học của VN phải có thu nhập khoảng 2,8 triệu/tháng, tức là gấp đôi hiện tại.

Bộ GD - ĐT đang thẩm đinh một dự án, năm sau sẽ trình Chính phủ, về lộ trình tăng thu nhập cho GV.

Tại sao chọn "hai không"?

Ngành GD chọn “nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử” vì chừng nào còn có tình trạng này, 5 nguyên tắc cơ bản của giáo dục sẽ bị vi phạm.

Một là, HS muốn tốt nghiệp thì phải nỗ lực học tốt. Hai, trung thực là một nội dung của đạo đức, thầy cô phải là tấm gương, học trò phải phấn đấu. Ba: đánh giá kết quả học tập phải khách quan, công bằng. Bốn, HS, phụ huynh khi có hành vi trái pháp luật phải biết xẩu hổ và nghe lời thầy cô nhắc nhở. Năm, thầy cô giáo tích cực chăm lo cho dạy và học phải được nhà trường và xã hội thừa nhận và đối xử tương xứng.

Chừng nào năm nguyên tắc này còn bị công khai vi phạm ở các trường, ở xã hội thì ngành giáo dục không còn động lực để tiến lên. Vì vậy, ngành giáo dục quyết định trong thời gian trước mắt tập trung giải quyết “hai không”.

Chúng tôi cho rằng, quan tâm đến mối quan hệ thầy - trò, thiết lập lại kỷ cương trong ngành giáo dục chính là quan tâm đến móng của một ngôi nhà. “Hai không” chính là xây dựng móng. Mà không thể xây dựng trong một thời gian ngắn mà ít nhất, tới 2010, dựng được nền móng để tiếp tục xây những phần ở trên.

  • Lan Hương (ghi) 

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,