221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
866506
Giáo dục: cần chiến lược 20 năm
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Giáo dục: cần chiến lược 20 năm
,

(VietNamNet) - "Muốn có một nền giáo dục đàng hoàng,  phải xây dựng tầm nhìn chiến lược, ít nhất là trong 20 năm". Các nhà giáo lão thành (phần lớn trong số họ nguyên là những cán bộ quản lý cấp cao của ngành) đề xuất như vậy tại buổi gặp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sáng 19/11.

"Từ nay trở đi, các nhà giáo này sẽ là lực lượng tư vấn trực tiếp cho Bộ GD-ĐT", Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ mong muốn.

Chống tiêu cực trong giáo dục: Xóa cơ chế "xin - cho"

Tặng hoa các đại biểu

GS Hoàng Tụy "châm ngòi" cho đề tài này khi cho rằng tất cả những gì làm chưa được là do giả dối, sao chép một cách máy móc. Theo ông, nguyên nhân sâu xa của tiêu cực nằm ở chỗ thu nhập thực tế cao hơn lương của nhà giáo quá nhiều - đây chính là vấn đề tác động đến đạo đức, tư cách của nhà giáo.

GS Nguyễn Văn Đạo nhận thấy, việc gia nhập WTO tạo ra một bước ngoặt lớn cho ngành "trồng" người của đất nước.

Đặc biệt, Việt Nam đã chấp nhận cơ chế thị trường trong một số lĩnh vực của bậc đại học và lĩnh vực dạy nghề.

Để đối phó với “cơn bão giáo dục” này, GS Đạo cho rằng, phải nhanh chóng loại bỏ tiêu cực, tăng sức đề kháng cho “cơ thể” giáo dục.

Cơ chế "xin - cho" vẫn tồn tại trong cả hệ thống giáo dục chính là gốc rễ "đẻ" ra tiêu cực, GS Đạo "bắt mạch".

Bộ khuyến khích các trường tự chủ nhưng thực tế hiện nay lại đang đóng vai trò là ban giám hiệu của tất cả các trường ĐH, CĐ trong toàn quốc.

Nếu thực sự giao quyền tự chủ cho các trường thì biên chế của Bộ GD-ĐT có thể giảm một nửa. Đã có ý kiến cho rằng Việt Nam nên đảo ngược tam giác quản lý thì mới có thể phát triển được vì hiện tại quyền nằm trong tay Bộ quá nhiều khiến cho cơ sở không phát huy được sức mạnh.

GS Trần Hồng Quân cũng cho rằng, Bộ nên phân tích đánh giá tình hình giáo dục, phải tìm ra gốc rễ của vấn đề chứ nếu chỉ nêu ra hiện tượng sẽ không biết "bệnh" gì để bốc thuốc. Muốn vậy phải bắt đầu từ đổi mới quản lý, sự "trói buộc" theo kiểu "cầm tay chỉ việc" sẽ làm chậm sự phát triển của cơ sở. Hiện Bộ tham gia vào quá nhiều khâu trong quá trình đào tạo.

Chiến lược 20 năm

"Nếu nói đến kinh tế tri thức mà không đề cập đến yếu tố đạo đức con người là thiếu vì giáo dục phải đào tạo con người, tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Giáo dục phổ thông chính là bậc học để giúp HS hình thành nhân cách con người. Cần xem xét giảm tải chương trình bậc phổ thông để đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện. Bên cạnh đó, dạy nghề hiện nay chính là một trong những bức xúc số một của giáo dục Việt Nam", Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình phân tích.

Bà Bình cho rằng, để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, ngành giáo dục phải đề ra chiến lược phát triển trong vòng ít nhất là 20 năm, chứ không thể chung chung như hiện nay.

Trong suốt quá trình đàm phán gia nhập WTO, Bộ GD-ĐT như "người ngoài cuộc" khi không được tham gia vào. Tại APEC 2006, cũng nhận định "Nhân lực là thế mạnh của Việt Nam" nhưng Bộ GD-ĐT không được mời...

Muốn có chiến lược tầm dài này, ngành giáo dục phải thảo luận để xác định rõ vào WTO, giáo dục đang đứng trước thách thức gì, cái gì cần bảo vệ, cái gì cần phải chống?

Còn GS Hoàng Tụy khẳng định phải xây dựng được tầm nhìn chiến lược, ít nhất là trong 20 năm mới có thể có một nền giáo dục đàng hoàng.

 "Tôi mong Bộ trưởng xem xét lại chiến lược phát triển cho ngành giáo dục, chứ như những năm qua thì chưa được xem là có chiến lược dài hơi”, ông nói.

Theo kinh nghiệm của ông, cùng với chiến lược dài hơi, chìa khóa của sự thành công không nằm ngoài “trung thực” và “sáng tạo”. Những tiêu cực sinh sôi, nảy nở trong ngành thời gian qua một phần lớn là do không trung thực và chính sách quản lý thiếu sáng tạo.

Theo GS Trần Hồng Quân, trong xã hội, càng ngày hàm lượng chất xám càng cao, do đó giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng.

Nhưng ông tỏ ra cực kỳ lo lắng vì gia nhập WTO rồi nhưng tốc độ phát triển của giáo dục chính là áp lực đối với Việt Nam. Tốc độ ở đây là cả số lượng, chất lượng.


Sau 3 tiếng lắng nghe các ý kiến đóng góp, Bộ trưởng GD-ĐT "mong từ nay trở đi, các nhà giáo lão thành này sẽ là lực lượng tư vấn trực tiếp cho Bộ GD-ĐT". Về vấn đề thách thức của giáo dục khi đã gia nhập WTO, Bộ trưởng giải thích rằng các nước quan niệm giáo dục là một dịch vụ nhưng Việt Nam thì chưa. Trong hai ngày 10-11/12/2006, Hội đồng Quốc gia Giáo dục sẽ tổ chức Hội thảo bàn về vấn đề này.

  • Lâm Phúc Trường

Ý kiến của bạn:


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,