221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
875802
“Gỡ khó” cùng Bộ trưởng
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
“Gỡ khó” cùng Bộ trưởng
,

(VietNamNet) - Gần sáu tháng được bầu vào cương vị Bộ trưởng, năm tháng chính thức điều hành bộ máy ngành giáo dục, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã có nhiều chuyến “vi hành” để hiểu sâu hơn những khó khăn của ngành. Nhưng chính ông cũng gặp những nỗi khó trên cương vị mới.

Sau nhiều lần "đối thoại với công chúng qua thư" (thư trả lời phụ huynh khi vừa nhậm chức, thư gửi phụ huynh, học sinh, giáo viên ngày 20//11), lần đầu tiên, Bộ trưởng sẽ đối thoại trực tuyến với công chúng (ngày 18/12) tới.

Biết mà... khó xử!

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân (áo trắng, đứng giữa) trao đổi với các đại biểu Quốc hội trong buổi giải lao ngày 7//11. Ảnh: Lê Anh Dũng
Trước hết, ông Nhân tiếp quản ngành giáo dục trong điều kiện những “căn bệnh” của ngành đã thành mạn tính. Chuyện dạy thêm, học thêm, bệnh thành tích, chương trình quá tải, nặng nề, những dự án lình xình, độc quyền sách giáo khoa…, không có vấn đề gì là mới.

Những vị lãnh đạo tiền nhiệm từ chỗ lúng túng trong việc đưa ra biện pháp xử lý đã chuyển sang đối phó, “im lặng đáng sợ”, bao biện cho yếu kém. Sự chờ đợi của dư luận xã hội trong và ngoài ngành về những giải pháp quyết liệt, hữu hiệu để thay đổi đã trở thành nỗi bi quan, thụ động ở không ít người. Tình trạng phó mặc, “mũ ni che tai” đã khá phổ biến.

Trong bối cảnh đó, việc kì vọng vào Bộ trưởng mới không khác gì chỉ thay một người mà muốn chuyển động một ngành. Bộ máy Bộ GD- ĐT hầu như vẫn giữ nguyên.

Bộ trưởng không có quyền chọn thứ trưởng. Thậm chí một giám đốc sở hay hiệu trưởng vi phạm, Bộ trưởng cũng không có thẩm quyền xử lý. Đó là lý do vì sao các vụ vi phạm ở Hà Tây, Nghệ An, Tiền Giang… cứ chùng chình mãi trong xử lý, dù Bộ trưởng đã nhiều lần lên tiếng phải xử lý nghiêm.

Để bộ máy thông suốt, có nên trao thêm thẩm quyền cho Bộ trưởng? Giáo dục có nên tổ chức theo ngành dọc, gắn kết chặt chẽ, tránh bị chi phối bởi bệnh thành tích từ địa phưong? Bộ trưởng phải có quyền chọn các thứ trưởng, có quyền cách chức giám đốc sở giáo dục hay hiệu trưởng các trường có vi phạm?

Quản lý ngành khác quản lý địa phương?

HS tìm hiểu thông tin tại một triển lãm du học. Ảnh: Lê Anh Dũng

Kinh nghiệm của tân bộ trưởng là từ thực tiễn làm quản lý ở TP HCM. Không gắn với bộ máy ngành giáo dục, ông Nguyễn Thiện Nhân không bị mắc mớ vào nếp trì trệ đã thành mạn tính.

Thế nhưng, rõ ràng, khó khăn của ông là không thể một lúc nắm những “khúc mắc” của ngành, để từ đó đề ra những phương thuốc hữu hiệu.

Người ta thấy tân bộ trưởng đã rất nỗ lực để lấp đầy khoảng trống đó. Ít thấy vị Bộ trưởng nào chịu khó “vi hành” như ông. Từ vụ “đổi tình lấy điểm” ở trường CĐ Phát thanh truyền hình trung ương, vụ giám thị tố cáo tiêu cực ở Hà Tây, đến những “điểm sáng” như bài văn xúc động của cô bé Thành Vinh, đều thấy Bộ trưởng có mặt, lắng nghe và có những chỉ đạo kịp thời…

Thế nhưng, cũng đã có không ít ý kiến băn khoăn, Bộ trưởng chỉ quan tâm những vấn đề vi mô mà chưa chạm đến những vấn đề vĩ mô có tính căn cốt của ngành.

Ngay tại diễn đàn QH, có đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng về “triết lý của nền giáo dục”. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục kì cựu đặt vấn đề đâu là chiến lược phát triển của ngành, rằng có vẻ như Bộ trưởng quá say sưa giải quyết các điểm nóng, chú tâm chữa cháy mà chưa “để tâm” đến những vấn đề vĩ mô, đúng tầm bộ trưởng. Quản lý một địa phương và quản lý một ngành không thể rập khuôn?

10 năm nữa giáo dục có khác?

Trả lời một phụ huynh khi vừa nhậm chức, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: 10 năm nữa giáo dục sẽ khác.

Có thể hiểu đó là cam kết của Bộ trưởng về một sự đột phá trong chính sách giáo dục. Sự thay đổi của giáo dục 10 năm tới sẽ bắt đầu từ hôm nay, trước hết là từ người thầy, từ cơ chế và phương pháp giáo dục…

Nhưng rõ ràng, muốn thay đổi phải có nguồn lực để thay đổi. Sau 11 năm thực hiện Nghị quyết TW 4, khoá VII, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, ngân sách dành cho giáo dục đã tăng từ hơn 10% lên tới 20%.

Hiếm có quốc gia nào dành cho giáo dục một tỷ lệ ngân sách lớn đến thế. Song, sự “bao cấp”, khép kín của cơ chế, đã khiến khoản tiền chắt chiu ấy không đủ để cất cánh cho giáo dục.

Chủ trương xã hội hoá giáo dục triển khai còn chưa thật hiệu quả. Quán tính “quản lý nhà nước” kiểu ôm hết mọi việc và sự trông chờ, ỷ lại của không ít cơ sở giáo dục còn cản trở bước đi đến tự chủ.

Bộ trưởng đặt ra một mục tiêu “tham vọng” là “đến 2010, giáo viên sống được bằng lương”, dù ông cũng thừa nhận “vừa ra đề bài đã đòi lời giải ngay là rất khó”.

Khi đời sống người thầy còn lùng nhùng trong những khó khăn từ cơ chế, liệu tình trạng dạy thêm, học thêm bất hợp lý có được chấm dứt?

Khi ngân sách phải căng ra huy động tối đa cho giáo dục mà vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu dù là tối thiểu, liệu giáo dục có đạt đến mục tiêu hiện đại, bắt kịp các nền giáo dục tiên tiến?

Khi bộ máy ngành giáo dục đã quen với quán tính cũ, liệu quá trình tự chủ và tăng cường kiểm định chất lượng như Bộ đặt ra có đạt yêu cầu về tiến độ? Tất cả những câu hỏi đó đang là thách thức: 10 năm nữa giáo dục có khác, như lời cam kết của Bộ trưởng?

  • Đỗ Chí Nghĩa

"Chúng tôi có ý kiến..."

Ngày 18/12 Bộ trưởng sẽ có buổi đối thoại trực tuyến với độc giả. Bạn băn khoăn, thắc mắc, chia sẻ hay có kế gì hiến cho ngành giáo dục, có thể gửi câu hỏi qua đây: 









 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,