221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
876212
Cổ phần hóa ĐH sẽ loại bỏ trì trệ của hệ thống
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Cổ phần hóa ĐH sẽ loại bỏ trì trệ của hệ thống
,

(VietNamNet) - Cổ phần hóa trường ĐH, đặc biệt là khi có sự tham gia năng động của khu vực tư nhân trong lĩnh vực giáo dục là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm, muốn trao đổi và chia sẻ với Bộ trưởng GD-ĐT khi ông đối thoại trực tuyến với người dân ngày 18/12 tới.

Bạn muốn đối thoại gì với Bộ trưởng qua buổi giao lưu, hãy bấm vào đây. 

Soạn: HA 984907 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Dự báo sẽ có nhiều dịch vụ giáo dục tràn ngập tại VN khi gia nhập vWTO. Trong ảnh: Lễ trao bằng tốt nghiệp MBA của một chương trình liên kết giữa ĐHQG Hà Nội với ĐH ở Mỹ. Ảnh: LAD
Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 11 diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT lập đề án
thí điểm cổ phần hóa từ 15 - 20 trường ĐH, CĐ trong 5 năm tới.
Trong đề án, cần đặc biệt chú ý bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Trong diễn đàn quốc tế "Gia nhập WTO và đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam" ngày 11/12, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nói "vấn đề này đang là câu hỏi" và Chính phủ giao cho Bộ GD-ĐT làm đề án cụ thể cho thử nghiệm này. 

Cũng tại diễn đàn này, trong phần kết thúc, ngày 12/12, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân khẳng định kế hoạch hành động của ngành với tinh thần mới: Hội nhập GD ĐH với quốc tế một cách mạnh mẽ và sâu rộng bằng cách tự nâng cao chất lượng và tạo điều kiện tối đa để các nhà đầu tư có thể đầu tư cho GD Việt Nam, tạo nên một sự cạnh tranh lành mạnh cho GD ĐH Việt Nam.

Cổ phần hóa trường ĐH, đặc biệt là khi có sự tham gia năng động của khu vực tư nhân trong lĩnh vực giáo dục là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm, muốn trao đổi và chia sẻ với Bộ trưởng GD-ĐT khi ông đối thoại trực tuyến với người dân ngày 18/12 tới.

Trần Văn Phong
Thôn Nhân Mỹ, Mỹ Đình Từ Liêm Hà Nội
tranvanphong@yahoo.com

Xin hỏi Bộ trưởng: một số vấn đề liên quan đến kinh phí cho giáo dục ĐH:

1. Hiện nay, chất lượng các trường ĐH là không đồng đều trên cả nước, nhưng việc cấp kinh phí thì lại giống nhau đều là 6 triệu hay 6,5 triệu trên một sinh viên. Như vậy có phù hợp không? Hướng xử lý trong thời gian tới như thế nào?

2. Hiện nay, các trường có đội ngũ GS, PGS đông đang phải chi phí cho công tác giảng dạy (trả lương giảng viên) cao hơn các trường có ít hoặc không có các giảng viên trình độ cao. Giải pháp nào để phát triển đội ngũ nếu kinh phí cứ cấp cho các trường như nhau?

3. Lợi ích của người học, của xã hội là khác nhau giữa các ngành (theo quan điểm kinh tế học giáo dục, phần lợi ích của người học do người học trả dưới dạng học phí, phần lợi ích của xã hội do Nhà nước trả dưới dạng ngân sách) nhưng hiện nay mức học phí và mức ngân sách cấp cho các ngành học là giống nhau. Giải pháp của Bộ trưởng trong thời gian tới như thế nào?.

4. Chất lượng GD ĐH phụ thuộc chính vào: đầu vào của sinh viên, đội ngũ cán bộ giảng dạy, giáo trình bài giảng, phương pháp giảng dạy và cơ sở vật chất của nhà trường. Trong thời gian tới, Bộ có giải pháp nào về tài chính để các trường quan tâm đến các vấn đề trên?

Lê Xuân Minh
31A, tập thể dệt kim Đông Xuân, Thọ Lão, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
microchip2009@hotmail.com

Thưa Bộ trưởng! Hiện nay rất nhiều trường ĐH của nước ngoài đang tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho chúng ta. Xin hỏi chính sách của bộ về vấn đề này như thế nào?

Nguyễn Thanh Huyền
ĐH Bremen (Đức)
huyencnm@yahoo.com

Tôi nghĩ rằng ở VN trong lĩnh vực GD-ĐT cần phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa. Trong thời gian 5 năm không phải là cổ phần hóa 10-20 trường mà cần nhiều hơn thế nữa. Có như vậy, mới loại bỏ được những trì trệ mang tính hệ thống hiện nay. Chất lượng đào tạo đã xuống cấp một cách nghiêm trọng. Chúng ta đã mất hẳn một thế hệ bị hỏng về đạo đức và  yếu kém về trình độ do phần lớn HS, SV tốt nghiệp ra trường không thể tiếp cận ngay với công việc mình cần làm. Lúng túng và yếu kém trong giải quyết công việc, thói quen lề mề, không khoa học, thích làm chơi ăn thật chiếm tới 90% số công chức hiện nay. Thử hỏi, như vậy thì hội nhập với sự phát triển của thế giới như thế nào?

Trần Văn Đẩu
Nam Định
tranvdau@yahoo.com

Cổ phần hoá trường ĐH và CĐ công lập là hết sức cần thiết. Lẽ ra, chúng ta phải làm từ lâu rồi, đến nay mới có chủ trương là chậm và còn hơn không làm. Cổ phần hoá có nhiều điểm lợi; trước hết là để cho cán bộ giáo viên thực sự là chủ, hiện nay là chủ hờ. Tiếp đến là huy động các nguồn lực để mở rộng đầu tư vào các trường trong điều kiện nguồn lực của nhà nước còn hạn chế, và có sự giám sát của cổ đông sẽ đỡ tham nhũng đi trong việc đầu tư mua sắm thiết bị và trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tham nhũng lớn lắm. Cổ phần sẽ vấp phải lực lượng không ủng hộ là các hiệu trưởng vì động đến quyền lợi và bổng lộc. Họ sẽ nêu mọi lý do để trì hoãn. Mong rằng Chính phủ phải tổ chức thực hiện quyết liệt như cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
 

Nguyễn Ngọc Long
Gia Lâm, Hà Nội
nnlongaz@yahoo.com.vn

Tôi thấy thật vui vì Chính phủ đã có một quyết sách lớn, thể hiện tầm nhìn xa, thực tế và chiến lược trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhưng vẫn có nhiều người phản đối "thị trường hoá giáo dục". Họ không hiểu rằng, chúng ta cần có một nền giáo dục chất lượng cao chứ không sợ gì hai chữ "thị trường". Khi người ta sẵn sàng trả giá cao hơn để có sản phẩm, dịch vụ (giáo dục) chất lượng hơn thì tại sao chúng ta lại ngăn cản... Tuy nhiên, cổ phần hoá ở đây cũng có nghĩa là trao quyền tự chủ cho các trường. Họ sẽ hỏi, tự chủ ở khâu nào, như thế nào...
  

Tô Thị Thanh
số 8, Tràng Thi, Hà Nội
machinokhdt@hn.vnn.vn

Tôi rất tán thành việc cổ phần hóa các trường ĐH, CĐ, học nghề. Có như vậy mới có thầy giỏi và SV giỏi. Nhất là đối với HS học nghề. VN mình còn thiếu quá nhiều công nhân lành nghề. Để đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho hội nhập thì việc đào tạo phải là công việc quan tâm đầu tiên. Tôi tin rằng khi cổ phần hóa, lại chú ý đến các trường nước ngoài đầu tư mua cổ phần thi chắc chắn trong những năm tới SV VN giỏi thực sự.
 

Mai Hùng Dương
Khoa Quốc tế (ĐHQG Hà Nội)
heo_quay75@yahoo.com

Em đang là học sinh trường quốc tế, học phí cao, chất lượng tốt. Các bạn học trường khác tuy học phí thấp hơn nhưng em thấy nhiều người không học cũng có bằng đại học. Vì vậy, nên cổ phần hoá các trường để chất lượng học của học sinh có tính cạnh tranh và chất lượng tốt hơn
 

Hoà Minh Tân
Hoàn Kiếm - Hà Nội
hoaminhtan05@yahoo.com

Theo tôi, đã cổ phần hóa thì phải làm triệt để. Nếu không, cũng chỉ là thay màu da cho xác chết, hoặc bình mới rượu cũ. Trên thực tế, doanh nghiệp hay bất kỳ cơ sở nào đã cổ phần hóa là để thay đổi bản chất của quản lý và cơ chế vận hành. Mà muốn có điều đó thì nhất định phải thay ông chủ. Cho nên, nếu cổ phần hóa trường ĐH thì Nhà nước không cần phải giữ cổ phần chi phối.
 

Lưu Anh Tuấn
giolico@yahoo.com

Thí điểm cổ phần hóa các trường ĐH thực sự là một ý tưởng táo bạo nhưng cũng rất thiết thực, thể hiện quan điểm hội nhập của nước ta. Nếu việc làm này trở thành hiện thực, tôi-một trong những sinh viên Việt Nam, một trong những người chủ đất nước- thật sự tin rằng, nền giáo dục nước ta sẽ có những bước tiến mới, chất lượng đào tạo, dạy nghề sẽ được nâng cao. Tôi hy vọng rằng việc làm này, việc cổ phần hoá không chỉ diễn ra ở một số trường đại học mà còn tiến tới diễn ra ở tất cả các bậc đào tạo trên cả nước.

Ý kiến cùa ban?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,