221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
876988
Bộ trưởng có biết "lệ Vụ to hơn phép Bộ"?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Bộ trưởng có biết 'lệ Vụ to hơn phép Bộ'?
,

(VietNamNet) - Nhiều địa phương đang làm trái Luật Giáo dục 2005; Vụ Giáo dục Thường xuyên làm phiền nhiễu và để "phép Vụ to hơn lệ Bộ"; chương trình học bị cắt xén vô tội vạ...

Đây là những thắc mắc mà ông Đặng Đức Thái, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề và Giáo dục Thường xuyên tỉnh Lào Cai gửi tới Bộ trưởng GD-ĐT trong buổi đối thoại trực tuyến vào ngày 18/12 tới.

Bạn muốn đối thoại gì với Bộ trưởng qua buổi giao lưu, hãy bấm vào đây.

Giáo dục thường xuyên được coi là một hệ thống trường học, mang lại cơ hội học tập cho mọi người dân. Tại vùng khó khăn, giáo dục thường xuyên thu hút nhiều HS tham gia. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trước khi đặt câu hỏi, ông Thái "bày tỏ lời cảm ơn tới Bộ trưởng vì tâm huyết của Bộ trưởng gửi tới giáo giới chúng tôi, vì sự cảm thông với điều kiện sống, sinh hoạt và làm việc của các thầy cô giáo, nhất là ở miền núi, vùng sâu, hải đảo".

Dưới đây là những câu hỏi của ông Thái.

1. Trong Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua năm 2005 đã ghi rõ vai trò, nhiệm vụ của Giáo dục thường xuyên.

Theo đó, giáo dục thường xuyên được coi là một hệ thống trường học, mang lại cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân.

Vậy mà điều kiện cho giáo dục thường xuyên lại thua thiệt rất nhiều so với giáo dục phổ thông: trường lớp thiếu, giáo viên thiếu và yếu, đồ dùng dạy học không được đầu tư, ngay cả chương trình và SGK cũng "nhái lại" của phổ thông.

Thậm chí hiện nay, một số sở GD-ĐT còn không bố trí phòng giáo dục thường xuyên, nghiễm nhiên coi giáo dục thường xuyên chỉ là một phương thức. Việc làm trái luật này của nhiều địa phương Bộ trưởng có biết hay không và có giải pháp gì để chấn chỉnh?

2.Các Trung tâm Giáo dục thường xuyên đều có qui chế tổ chức và hoạt động được ban hành theo Quyết định của Bộ trưởng GD - ĐT. Trong qui chế này, đã qui định rõ chức năng nhiệm vụ của Trung tâm, trong đó có nhiệm vụ tổ chức các lớp Tin học, ngoại ngữ, qui định chức năng và quyền hạn của giám đốc trung tâm trong việc cấp chứng chỉ đào tạo.

Vậy mà, Vụ Giáo dục thường xuyên vẫn viện dẫn vào thông tư 01/TT/BGD-ĐT ban hành từ năm 1981 để yêu cầu các Trung tâm phải làm tờ trình qua Sở GD-ĐT để xin phép Bộ cho mở các lớp tin học, ngoại ngữ, phải đăng kí với Bộ để lấy đề thi từng khoá (nộp 300.000 đồng/đề). Giấy phép cho phép mở lớp này do Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên kí. Việc làm này rất phiền nhiễu và có vẻ như "lệ Vụ to hơn phép Bộ". Bộ trưởng có ý kiến gì về việc này?

3. Hiện nay, hệ Bổ túc văn hoá THPT được qui định dạy học 7 môn bắt buộc đó là: Văn học, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học. So với chương trình phổ thông cùng cấp thì đã giảm đi 7 môn học là giáo dục công dân, ngoại ngữ, tin học, kỹ thuật, thể dục, quân sự và kỹ thuật ứng dụng.

Vậy mà khi triển khai chương trình mới, Bộ (cụ thể là Vụ Giáp dục thường xuyên) tiếp tục thực hiện việc tinh giản với 7 môn bắt buộc trên. Các chuyên viên của Vụ Giáo dục thường xuyên tiến hành cắt ghép vô tội vạ, sinh ra cái gọi là "phân phối chương trình" để buộc giáo viên dạy theo. Xin hỏi: là những người không tham gia soạn sách, căn cứ vào đâu để các "chuyên viên" cắt ghép chương trình như vậy. Việc làm đó có đảm bảo tính khoa học và tạo điều kiện cho giáo viên đảm bảo chất lượng giảng dạy hay không?

Cảm ơn Bộ trưởng đã chú ý lắng nghe ý kiến của cá nhân tôi, một người làm công tác quản lý ở một trường học nhỏ nhưng luôn mong muốn đóng góp cho sự chuyển mình của nền giáo dục nước nhà với tâm huyết giống như của Bộ trưởng.

  • Đặng Đức Thái (Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai, trungtamhndnlc@hn.vnn.vn)  

Đối thoại cùng Bộ trưởng:



 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,