221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
887592
Đào tạo tiến sĩ kiểu "võ sĩ"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Đào tạo tiến sĩ kiểu 'võ sĩ'
,

Hiện nay, trong khi nhà nước không ngừng nói đến nhu cầu có nhiều chuyên gia khoa học kỹ thuật cho phát triển kinh tế, nhưng trong thực tế, có nhiều người tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ từ nước ngoài về nước không tìm được việc! Có người vì quá ngao ngán với tình trạng thất nghiệp nên tìm cách ra nước ngoài và khả năng trở về thì rất hạn chế.  Cần tạo môi trường để tiến sĩ “dấn thân”. 

Ở Việt Nam và một số nước Á châu vào thời xưa, một thanh niên muốn trở thành võ sĩ phải trải qua một số giai đoạn gian nan. 

Trước hết, anh ta phải tìm đến một võ đường để xin vào học, và nếu được nhận, thời gian đầu có thể anh ta chỉ được sai vặt, chứ chưa học gì. Khi thấy “được” thầy sẽ dạy võ. Sau khi thầy thấy đủ khả năng, thầy sẽ cho đi thi để lên cấp. Và, khi có đủ cấp bậc, anh ta sẽ được cho phép “xuống núi” hành hiệp, hay tìm đến một võ đường khác để học thêm. Anh ta vẫn phải không ngừng phát huy kỹ năng và tìm môn sinh mới để truyền nghề lại. Đó là một quy trình đào tạo đã được duy trì qua nhiều thế kỷ và được nhiều người ghi nhận là một hệ thống đào tạo tốt.

Ở Âu châu, vào thời Trung cổ, một thanh niên muốn trở thành một người thợ trước hết phải tự mình học nghề cho đến khi tinh thông lý thuyết và nắm vững tay nghề; sau đó, anh ta còn phải làm việc không lương một thời gian, trước khi tự mình thiết lập một cơ sở hành nghề và huấn luyện những thế hệ sau. Anh ta phải trải qua một cuộc thẩm định trình độ chuyên môn, chẳng hạn như phải trình bày tác phẩm do chính anh ta sáng tạo ra. Hệ thống học nghề, hành nghề, và thẩm định chuyên môn được một hiệp hội giám sát và quản lý chặt chẽ. Hệ thống này còn được duy trì cho đến ngày nay, nhất là ở các nước Tây phương.

Có thể nói quy trình đào tạo các khoa học gia bậc tiến sĩ ngày nay cũng không khác mấy với quy trình đào tạo một võ sĩ ở Việt Nam, hay hệ thống huấn luyện người thợ bên Âu châu thời xưa. 
 

Trước hết, thí sinh phải tìm đến một vị giáo sư có uy tín để bàn về chủ đề nghiên cứu, và nếu thấy “được, giáo sư sẽ tiếp nhận thí sinh. Thời gian đầu, thí sinh phải bỏ ra một khoảng thời gian để trau dồi kiến thức và các kỹ năng cần thiết cho nghiên cứu, phải đi học thêm một số chuyên môn (nếu cần). Sau đó, sẽ bắt tay vào công trình nghiên cứu, phải công bố và bảo vệ ý kiến của mình trước các diễn đàn khoa học quốc tế. Khi tốt nghiệp, thí sinh sẽ phải trải qua một giai đoạn hậu tiến sĩ ở một trung tâm nghiên cứu khác, trước khi “xuống núi” để trở thành một nhà khoa học độc lập. Một khi trở thành độc lập, nhà khoa học không những không ngừng học hỏi thêm, mà còn có nhiệm vụ đào tạo các thế hệ kế tiếp.

Thông thường, ở các nước Âu Mỹ nói chung, sau khi SV sắp hay đang hoàn tất giai đoạn một (hay thậm chí còn trong quá trình viết luận án), người hướng dẫn phải có trách nhiệm tìm cơ sở và điều kiện để SV có thể bước sang giai đoạn hai. Trong giai đoạn này, SV sẽ được gửi sang một trung tâm nghiên cứu khác, thường là ở nước ngoài, để họ theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu “hậu tiến sĩ” dưới sự hướng dẫn của một người khác và dần dần huấn luyện họ trở thành những nhà nghiên cứu độc lập, tức có thể tổ chức và tiến hành một công trình nghiên cứu từ A đến Z. Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 đến 5 năm, tùy theo ngành chuyên môn và sở thích của SV. 
 

Tiến sĩ "dấn thân"

Sự chuyển tiếp từ giai đoạn tiến sĩ sang nghiên cứu hậu tiến sĩ không xảy ra như là một dây chuyền tự động. Không phải SV nào sau khi xong tiến sĩ đều được nhận vào nghiên cứu hậu tiến sĩ ở các trung tâm nước ngoài, vì trong thực tế họ phải trải qua một quy trình tuyển chọn có khi khá gắt gao.
 

Hàng năm, có hàng chục ngàn SV tiến sĩ trong các ngành khoa học thực nghiệm khắp thế giới tìm cơ hội ở nước ngoài để hoàn tất chương trình nghiên cứu hậu tiến sĩ. Do đó, SV cần phải chuẩn bị tinh thần để “dấn thân” vào một cuộc cạnh tranh toàn cầu trong việc tìm một chỗ nghiên cứu hậu tiến sĩ.  

Muốn nâng cao xác suất thành công trong cuộc cạnh tranh này, tôi nghĩ ngay trong giai đoạn một của quá trình đào tạo tiến sĩ, cần phải chú trọng và cân nhắc một số biện pháp cụ thể như sau: 

Thứ nhất là khuyến khích SV tiến sĩ công bố các kết quả nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học quốc tế trước khi viết luận án.

Phần lớn SV khi bước vào chương trình học tiến sĩ đều chú tâm vào việc viết luận án như là một ưu tiên số một, và cho rằng công bố các bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế là ưu tiên hạng hai.

Tôi cho rằng, đây là một định kiến hết sức sai lầm. Một luận án dù có giá trị khoa học cách mấy cũng chỉ lưu lại trên các kệ sách của trường ĐH hay được lưu hành trong một số rất ít người liên quan. Nhưng các bài báo khoa học, nhất là được đăng trên các tập san quốc tế có mức độ ảnh hưởng lớn, thì được lưu hành rộng rãi trong giới chuyên môn và thu hút sự chú ý của đồng nghiệp trên khắp năm châu. Sự chú ý của đồng nghiệp trên thế giới là một yếu tố cực kỳ quan trọng để SV có thể thành công trong việc xin học bổng hay một nơi nghiên cứu cho giai đoạn hậu tiến sĩ.

Thứ hai, cần phải tạo điều kiện cho các SV tiến sĩ có cơ hội đi dự các hội nghị chuyên môn quốc tế ít nhất là một lần trong thời gian đào tạo tiến sĩ.

Các hội nghị chuyên môn là các diễn đàn lý tưởng để SV có cơ hội trình bày nghiên cứu của mình trực tiếp với đồng nghiệp trên thế giới, và qua tiếp xúc trực tiếp, SV có cơ hội gặp và bàn thảo với những người mà trong tương lai có thể là người hướng dẫn mình trong các nghiên cứu hậu tiến sĩ. Các diễn đàn này còn là nơi lý tưởng để SV học hỏi và làm quen với “nghệ thuật” thuyết trình khoa học bằng ngoại ngữ trước đồng nghiệp nước ngoài.

Thứ ba, nếu có thể, tạo điều kiện cho một giáo sư từ một trung tâm nghiên cứu ngoài Việt Nam tham gia vào ban giáo sư hướng dẫn luận án.

Sự có mặt của một nhà khoa học nước ngoài có thể dưới hình thức cộng tác trong nghiên cứu, hay qua trao đổi thường xuyên giữa SV và ban hướng dẫn. Sự có mặt của một giáo sư hay một nhà khoa học uy tín trên thế giới ngoài Việt Nam (nhưng có thể là người gốc Việt Nam) trong ban hướng dẫn luận án không những đảm bảo tính quốc tế của luận án, mà còn là một cách phát biểu gián tiếp giới thiệu các công trình nghiên cứu của Việt Nam cho các đồng nghiệp trên thế giới.

  • TS Nguyễn Văn Tuấn (Việt kiều Australia) - Người Viễn Xứ 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin liên quan

,
,
,
,