221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
889518
2007: Tổ chức đào tạo theo nhu cầu xã hội
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
2007: Tổ chức đào tạo theo nhu cầu xã hội
,

(VietNamNet) - "Triển khai mạnh mẽ yêu cầu tổ chức đào tạo theo nhu cầu xã hội" là một trong những nhóm giải pháp mà Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã "vạch ra" khi báo cáo các giải pháp của ngành tại phiên họp của Chính phủ bàn về kế hoạch kinh tế xã hội 2007.

Ông Nhân cho biết, ngay trong tháng 2, sẽ tổ chức hội nghị về đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Đồng thời, ký thỏa thuận nguyên tắc giữa Bộ GD-ĐT và công ty Intel để phối hợp đào tạo và cung cấp nhân lực cho dự án đầu tư sản xuất vi mạch trị giá 1 tỷ USD tại TP.HCM.

Ngoài ra, để thực hiện chủ trương này, Bộ GD-ĐT dự kiến hình thành các tổ chức và cơ chế phù hợp để dự báo nhu cầu lao động trình độ từ TCCN trở lên, phối hợp với cơ sở giáo dục để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, các cơ quan một cách kịp thời.

Bộ trưởng GD-ĐT xác định, giáo dục đào tạo ở bậc phổ thông giúp HS có phẩm chất, năng lực làm người công dân VN trong đầu thế kỷ 21. Ở bậc ĐH, CĐ, TCCN, giáo dục đào tạo giúp SV có việc làm, có nghề hiệu quả, có nhân cách Việt Nam, tự tin và chủ động trong hội nhập.

Đăng đàn Quốc hội lần đầu tiên với vai trò Bộ trưởng GD-ĐT, tháng 11/2006, ông Nhân khẳng định việc chuyển từ đào tạo dựa theo khả năng sẵn có của mình sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội là chuyển biến quan trọng nhất, cơ bản và bức bách trong giai đoạn hiện nay. Điều này, tương tự như chuyển đổi từ kinh tế tập trung kế hoạch hoá trước kia sang kinh tế thị trường.

"Phép thử" đầu tiên

Một động thái cụ thể là việc đổi mới cách xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2007 cho các trường ĐH, CĐ.

Năm nay, các trường căn cứ theo nhu cầu nguồn nhân lực của ngành, địa phương để đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh với bộ chủ quản của trường hoặc UBND các tỉnh, thành phố. Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng các tiêu chí để các trường căn cứ vào đó xác định chỉ tiêu.

Cùng với nhóm giải pháp "đào tạo theo nhu cầu xã hội", trong năm 2007, Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện hàng loạt giải pháp mới mẻ cho 4 nhóm: các giải pháp để chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đào tạo, hiện đại hóa giáo dục với chi phí thấp; đổi mới cơ chế tài chính của nền giáo dục, thực hiện xã hội hóa giáo dục đào tạo; phân cấp và quản lý theo tiêu chí chất lượng, tiến hành cải cách hành chính mạnh mẽ...

Bộ chủ quản hoặc UBND tỉnh, thành phố đăng ký về Bộ GD-ĐT. Bộ sẽ thông báo chỉ tiêu tuyển sinh của các trường trước ngày 28/2.

Tham khảo thông tin từ cơ sở, nhiều trường ĐH công lập không có ý định thay đổi đột ngột trong khi ĐH ngoài công lập xác định sẽ tăng mạnh chỉ tiêu tuyển sinh.

Bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ ĐH& Sau ĐH cho rằng, nếu đưa ra một loạt tiêu chí thì sẽ khó cho các trường. Bởi vậy, tiêu chí chính để xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm nay là tỷ lệ số SV chính quy/giảng viên.

Đề phòng không chuẩn bị kịp, Bộ GD-ĐT cũng dự trù phương án "trong trường hợp sau khi áp dụng bộ tiêu chí của Bộ GD-ĐT, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường quá thấp so với con số dự kiến thì vẫn phải lấy căn cứ là chỉ tiêu của năm 2006 đế áp dụng cho năm 2007.

Không biết, sau tháng 28/2, số chỉ tiêu đào tạo của từng trường có thay đổi theo "nhu cầu xã hội" và "tiêu chí đảm bảo chất lượng" mà Bộ đang gấp rút hoàn thiện hay tiêu chí chính vẫn là chỉ tiêu năm cũ + phần trăm tăng cơ học?

Trung tâm dự báo: Nên hay không?

Hiện nay, tại Việt Nam, có nhiều tổ chức có trách nhiệm xây dựng các số liệu, thông tin mang tính chiến lược như Tổng cục thống kê, các viện nghiên cứu  về chiến lược giáo dục, con người, kinh tế....trực thuộc nhiều bộ ngành.

Tuy nhiên, có một thực tế, mà Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận "nói đến đào tạo theo nhu cầu xã hội nhưng ở nước ta không có một cơ quan thống kê nào cho biết nền kinh tế đang cần những chuyên ngành nào, bao nhiêu người nên người đào tạo cứ mò mẫm".

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế (Bộ GD-ĐT) cho rằng, để chuyển hướng sang đào tạo theo nhu cầu xã hội, công tác dự báo phải có tầm nhìn xa hơn, khoảng 10 - 20 năm.

Trong buổi gặp đại diện các bộ, ngành để chuẩn bị cho nội dung này hồi tháng 11/2006, nhiều ý kiến đề xuất nên có một trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực xã hội. Nhưng vấn đề là cần xem xét nên thành lập mới và độc lập hay giao cho một cơ quan nào khác, dự báo thế nào.

Ông Nguyễn Hữu Đức, Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ cho rằng không nên bao cấp cho một trung tâm dự báo chung mà nên cho phép trung tâm này thành lập và bán “thông tin” dự báo cho các trường. Việc này khiến những người làm công tác dự báo sẽ phải cố gắng để có những thông tin có chất lượng thật.

Điều quan trọng, một trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực của xã hội cần thiết hay không lệ thuộc vào mức độ “làm đến nơi đến chốn".

Bà Đặng Kim Nhung, Hiệu phó ĐH Thăng Long nhận thấy, trung tâm dự báo chỉ là một trong nhiều “kênh” thông tin để các trường tham khảo.

"Không nên nhường quyền nghiên cứu thị trường cho ai khác ngoài chính trường của mình", bà Nhung nói.

Lãnh đạo của một trường ĐH nằm trong “tốp” những trường ĐH lớn khi được hỏi về chủ trương “đào tạo theo nhu cầu xã hội” đã cho báo chí biết: "Điều này, chúng tôi chưa nghĩ đến. Vì thực chất, nhiều năm qua, SV trường chúng tôi ra trường đều đi làm cả, không thấy ai thất nghiệp". Trả lời dứt khoát như vậy nhưng vị lãnh đạo đó cũng không nắm được cụ thể bao nhiêu phần trăm SV ra trường có việc làm (chưa kể SV làm đúng ngành nghề) bởi vì “nhiệm vụ của trường chỉ là đào tạo, còn SV tốt nghiệp đi làm ở đâu là chuyện của SV với xã hội”.

Khi được tham vấn "ĐH sẽ làm gì để chuẩn bị cho sự cạnh tranh mới sau khi VN gia nhập WTO, phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo ở một trường ngoài công lập  đã phát biểu: “Chỉ hai năm rưỡi nữa là tôi hết nhiệm kỳ, người khác sẽ thay thế".

  • Hạ Anh

Ý kiến của bạn:



 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,