221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
884540
Thi ĐH: Chuyển "ba chung" thành "hai chung"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Thi ĐH: Chuyển 'ba chung' thành 'hai chung'
,

(VietNamNet) - Cách tuyển sinh ĐH theo kiểu truyền thống vừa có tác động xấu đến chất lượng giáo dục phổ thông vừa không tạo đủ cơ sở đích thực cho tuyển sinh. PGS Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đề xuất chuyển thi "ba chung" thành "hai chung". 

>> Bỏ tuyển sinh ĐH theo khối

Thi hiện tại: 3 lệch chuẩn

Có thể quy nguyên nhân của hiện trạng này thành hai nhóm chính là: (1) sự hạn chế - bất cập của đầu tư phát triển nguồn lực cho giáo dục; (2) những sai lầm trong sự chọn lựa cách học, dạy và thi cử.
 

Nguyên nhân thứ nhất là khách quan, vì nước ta còn nghèo, không thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Còn nguyên nhân thứ hai thì cần phải sửa chữa ngay bằng trí tuệ và bản lĩnh của chính mình, nhất là của những người có trách nhiệm trực tiếp với sự nghiệp giáo dục.

Thi được coi là giải pháp đa chức năng: (1) phản hồi để giáo dục tự điều chỉnh; (2) động viên thúc đẩy người học - học để thi; (3) đánh giá sự hiểu biết và năng lực của người dự thi. 

Kết quả điểm thi là thước đo trình độ được đem so sánh với một chuẩn giá trị nào đó để công nhận hoặc đem so sánh với nhau để sàng lọc, tuyển chọn.

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, chức năng của thi không được sử dụng hiệu quả. Đã thi cho từng môn học, cuối cấp, chuyển cấp cũng phải thi. Đã thi tú tài ở cuối THPT lại còn có kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ và THCN ngay sau đó. Cả hai kỳ thi này đều nhằm đánh giá sự hiểu biết và năng lực của HS trên nền kiến thức phổ thông. Nhưng ở đây, chức năng phản hồi của thi lại ít được khai thác - sử dụng. Chức năng thúc đẩy, động viên học tập đã bị lạm dụng thái quá bởi sự phát triển tự phát của học và dạy thêm. 

Một khía cạnh nữa "ai cũng biết" nhưng thiết nghĩ cũng phải nói, đó là sự tốn kém về thời gian, tâm sức, tiền của  của Nhà nước và của dân cho một kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Tốn kém đó lại dành cho một kỳ thi trùng lắp không thực sự cần thiết và sinh hại cho sự nghiệp giáo dục nên khó tạo được sự đồng tình của xã hội.  

Thay "ba chung" bằng "hai chung" 

ĐH, CĐ và dạy nghề là giai đoạn đào tạo sau phổ thông. Do đó cơ sở để tuyển vào đây phải là kiến thức được tạo dựng từ kết quả giáo dục phổ thông, nhất là THPT.  

Ở mỗi giai đoạn phát triển, kết quả giáo dục phổ thông đạt đến những cái chuẩn của mặt bằng kiến thức nhất định. ĐH, CĐ tuyển từ đó và đào tạo với sự kế thừa, cải biên, sáng tạo.  

Nếu chúng ta chưa bằng lòng với kết quả giáo dục phổ thông thì phải tập trung thúc đẩy nâng cao chứ không được quay lưng lại với kết quả đó, để rồi dẫn đến tình trạng học thêm dạy thêm cho thi tuyển sinh ĐH tràn lan như hiện nay. 

Mục tiêu giáo dục ở ĐH, CĐ và cả dạy nghề nữa cũng rất toàn diện - giáo dục rèn luyện nhân cách, khả năng tư duy năng động và kỹ năng thực hành.  

Mặc dù vẫn phải trang bị những kiến thức chung về khoa học cơ bản, nhưng ở ĐH, CĐ có đặc trưng khác với phổ thông là tổ chức đào tạo chuyên sâu theo ngành hoặc chuyên ngành. Thông thường mỗi ngành hoặc chuyên ngành cần có phương án tuyển tương thích với yêu cầu đào tạo. Nhưng không có nghĩa là mỗi phương án tuyển phải có phương án thi.  

Trong những năm qua, mặc dù chúng ta tổ chức thi tuyển sinh riêng cho ĐH, CĐ, nhưng có thi cho ngành hoặc chuyên ngành đâu (?), chỉ theo khối cho nhiều ngành, thậm chí cho nhiều khối ngành. 

Vậy, tại sao không tách thi và tuyển thành hai mảng công việc để tìm cách đổi mới, mà cứ gò ép thi tuyển để có một kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ trùng lặp, không cần thiết. 

Đề xuất giải pháp 

Để thực hiện ý tưởng như đã trình bày ở trên, xin thử đề xuất một số giải pháp như sau: 

Toàn ngành giáo dục hãy tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp THPT để vừa làm công việc kết thúc giai đoạn giáo dục phổ thông, cung cấp thông tin làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ. Kỳ thi đó phải là kỳ thi quốc gia với đề thi và tổ chức chấm thi chung của sự thống nhất trên toàn quốc.  

Điểm để tuyển vào ĐH, CĐ cần và có thể có là: (1) điểm trung bình của tất cả các môn thi tú tài; (2) điểm riêng của từng môn của một số môn độc lập gắn với yêu cầu kiến thức cần có của chuyên ngành đào tạo ở ĐH, CĐ; (3) với những chuyên ngành đào tạo cần kiến thức năng khiếu ở người học, còn có thêm điểm của môn năng khiếu do cơ sở đào tạo tổ chức thi hoặc kiểm tra.  

Các cơ sở đào tạo được tự chủ trong việc xác định môn học được tính điểm và hệ số tính điểm trong phương án tuyển sinh cho ngành, hoặc nhóm ngành đào tạo của mình. 

Trong khi mặt bằng của môi trường và kết quả giáo dục theo khu vực và đối tượng vẫn còn có khoảng cách, thậm chí cách xa, thiết nghĩ nên tiếp tục giữ chính sách xét tuyển có sự chiếu cố đến khu vực và đối tượng bằng việc cộng thêm điểm khu vực và đối tượng vào tổng điểm để xét tuyển. 

Người dự tuyển ĐH, CĐ trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm: đăng ký nguyện vọng ngành nghề, bản sao bằng tốt nghiệp THPT, phiếu chứng nhận điểm thi tú tài và học bạ ở ba năm THPT để được xét tuyển. 

Mỗi ứng viên đăng ký dự tuyển, có thể có nhiều nguyện vọng được gửi hồ sơ đăng ký ở nhiều cơ sở đào tạo tương thích để tìm và chọn lựa cơ may được học.

  • PGS  Đào Công Tiến

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,