221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
894740
"Đào tạo theo nhu cầu: Làm giáo dục kiểu nước nghèo"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Đào tạo theo nhu cầu: Làm giáo dục kiểu nước nghèo'
,

(VietNamNet) - Đào tạo theo nhu cầu là một nguyên tắc làm giáo dục phù hợp với nước nghèo, có hiệu quả ngay. Trước hết là thực hiện ký thỏa thuận. Sắp tới, sẽ lập cơ quan dự báo nhu cầu nhân lực trình độ cao. Hướng chiến lược đã vạch, giải pháp sẽ thiết kế dần dần.

Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết như vậy khi trao đổi với VietNamNet về vấn đề "đào tạo theo nhu cầu" mà lần đầu tiên, một bàn tròn cấp quốc gia giữa các nhà quản lý giáo dục, các trường và doanh nghiệp đã được tổ chức cho vấn đề này. Hội thảo diễn ra tại TP.HCM sáng 1/2.

Ký kết giữa Bộ GD-ĐT và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam về đào tạo nhân lực doanh nhân. Ảnh: Đoan Trúc

Thưa ông, tại sao lại đặt vấn đề đào tạo theo nhu cầu?

Phát triển giáo dục đào tạo theo nguyên tắc gì để phù hợp với điều kiện của một nước nghèo, mà lại đóng góp ngay cho xã hội. Một trong những nguyên tắc đó là giáo dục đào tạo theo nhu cầu.

Xưa nay, mình nói là dạy đi đôi với hành vẫn đúng, nhưng bây giờ phải nói nó chưa đủ mạnh."Hành" đến đâu có thể là vừa.

Nói "giáo dục theo nhu cầu xã hội" là phải có thước đo. Xã hội cần đến đâu thì mình hướng phục vụ đến đấy. Chỗ đó không thể tùy tiện được. mà phải nói là nó đặt ra điều kiện rõ ràng.

Thưa ông, vậy Bộ GD - ĐT đã kịp triển khai việc gì?

Hội nghị đào tạo theo nhu cầu xã hội ở ĐH và TCCN này được tổ chức lần đầu tiên. Đây cũng là vấn đề dài hạn.

Trong đó, cũng lần đầu tiên, có ký thỏa thuận giữa Bộ GD-ĐT và công ty Intel Products Vietnam, giúp họ chuẩn bị nhân lực cho dự án đầu tư 1 tỷ USD làm về vi mạch.

Chưa bao giờ, một bộ của Chính phủ lại ký thỏa thuận với doanh nghiệp để giúp họ cả. Đây chính là cái chúng ta thực hiện trách nhiệm cam kết với nhà đầu tư.

Người ta vào đây, cái cần không phải là công nghệ, tiền hay thị trường. Cái họ cần là nhân lực có trình độ cao, mà lại rẻ. Chúng ta phải cung cấp nguồn lực này. Đây chính là chìa khóa thu hút đầu tư nước ngoài.

Thị trường lao động hiện tại không hoàn hảo. Quan hệ cung cầu của thị trường không thỏa mãn. Bởi vậy, Nhà nước phải vào cuộc. Đây là một quyết định có tính chiến lược. Nhà nước phải làm vai trò trung gian để thúc đẩy đào tạo theo đúng nhu cầu xã hội, trước hết là của doanh nghiệp.

Tại hội thảo, còn ký thỏa thuận giữa Tổng cục Du lịch, Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam với Bộ. Ngoài ra, còn có các ký kết giữa doanh nghiệp và nhà trường.

Phát triển giáo dục đào tạo theo nhu cầu xã hội là một vấn đề có nguyên tắc. Vấn đề này cũng phải tổng kết rồi mới đưa chủ trương. Đưa chủ trương rồi từ đó mới làm thí nghiệm. Hội thảo này mới chỉ ký thỏa thuận và xới lên vấn đề. Sau đó, hằng năm có tổng kết chủ đề này.

Vấn đề quan trọng hơn sau những lễ ký kết, là cần theo dõi hoạt động để tránh đi vào hình thức...

- Các văn bản ký kết là đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, cơ quan về số lượng, chất lượng của SV. Doanh nghiệp hỗ trợ các trường về công nghệ, phòng thí nghiệm, thực hành và tiếp nhận SV sau khi tốt nghiệp. Phương châm sẽ là hàng năm tổ chức hội nghị để tổng kết.

Chúng tôi thấy trước một vấn đề là phải hình thành một cơ quan chuyên trách dự báo nhu cầu lao động trình độ cao. Hiện nay ở nước mình không có ai làm công tác dự báo đó cả.

Thực tế, có nhiều tổ chức có trách nhiệm xây dựng các số liệu, thông tin mang tính chiến lược như các viện nghiên cứu  về chiến lược giáo dục, con người, kinh tế....trực thuộc nhiều bộ ngành. Vai trò dự báo của các cơ quan đó ở đâu?

- Điều này, phải hỏi họ. Xưa nay, chúng ta chưa đặt việc đào tạo theo nhu cầu rõ ràng. Khi đặt rõ yêu cầu như thế, phải bổ sung các chức năng. Sắp tới, chúng tôi sẽ bàn để hình thành ở Bộ một tổ chức làm việc này. Cơ quan này đặt ở đâu, sẽ bàn thêm.  Nhưng phải xác định, đó là một yếu tố cơ cấu trong quản lý nhà nước. Chúng tôi cũng đã hình dung những việc địa phương sẽ làm khi có cơ quan đó. Các trung tâm như HN, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng... phải cần đặt hàng.  Đặt ở một trường, có khi quá tải.

Tức là địa phương, doanh nghiệp sẽ về trung tâm này đặt hàng?

- Không, cơ quan này chỉ có nhiệm vụ dự báo. Còn loại hình thứ hai, là dịch vụ nhận đặt hàng lao động trình độ cao của doanh nghiệp. Đơn vị này sẽ phải gặp các trường để kết nối cho doanh nghiệp - nhà trường ký hợp đồng với nhau. Đây là loại dịch vụ để hình thành thị trường lao động có trình độ cao mà nhà nước cũng phải làm trung gian.

Thưa ông, nước nào có mô hình thế này?

- Hiện tại thì tôi chưa nghe nói. Nhưng đi sau, vì thấy cấp bách nên phải làm thôi. Khi thăm dò, chúng tôi thấy có nhu cầu này. Đấy là tôi nói cái "tứ". Một khi đã đặt hướng chiến lược thì các giải pháp sẽ thiết kế dần dần.

Cảm ơn ông!

  • Hạ Anh (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,