221
482
Vấn đề
vande
/giaoduc/vande/
935926
"Bộ Giáo dục chọn giải pháp chặn tiêu cực ngay từ đầu"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Bộ Giáo dục chọn giải pháp chặn tiêu cực ngay từ đầu'
,

(VietNamNet) - Bản chất của 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH khác nhau nên những vấn đề dẫn đến tiêu cực trong thi phổ thông dễ xảy ra hơn. Nhưng đó là những dự báo mang tính tiềm năng. Tuy nhiên, các giải pháp của Bộ GD-ĐT đều tính đến ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra.

Phó Ban chỉ đạo thi (Bộ GD-ĐT), bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH, cho biết như vậy khi trao đổi với VietNamNet trước kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra vào ngày mai, 30/5.

Cánh cửa "cầu nối" trong và ngoài khu vực thi ở Trường THPT Quốc Oai (Hà Tây) đã được cam kết "không thể để đề lọt ra ngoài". Ảnh: Lê Anh Dũng

- Thưa bà, tham gia công tác coi thi, nhiều giáo viên băn khoăn về an toàn cho bản thân, vì thực tế đã xảy ra tình trạng giám thị làm nghiêm theo đúng quy chế dẫn đến thù oán từ phía HS. 

- Các tỉnh đã có những phương án bảo vệ bảo đảm các quyền của giám thị, đồng thời đảm bảo an ninh kỳ thi.

Phương án tốt nhất chúng tôi đặt ra là phải ngăn chặn từ đầu. Cụ thể là kiểm soát ngặt nghèo, không để thí sinh mang tài liệu và vật dụng trái phép vào phòng thi, không cho trao đổi trong phòng thi... Ngăn chặn thí sinh mang tài liệu vào phòng thi rồi bị xử lý đình chỉ sẽ giảm phát sinh ra những chuyện phức tạp hơn.

- Thưa bà, chủ trương đưa giảng viên ĐH về "nằm vùng" tại các hội đồng thi năm nay liệu có thể tránh được tình trạng nể nang do lần đầu họ thực hiện công tác này?

Nếu nói về chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, toàn bộ chi phí của thanh tra gồm ăn, ở, đi lại... do Nhà nước trả hết. Giảng viên về địa phương giám sát không phải lo chuyện người ta "nuôi" mình thì phải thế nọ thế kia. Vấn đề đặt ra ở đây là cách thức phối hợp như thế nào để công việc "chạy" tốt.

Các tỉnh chúng tôi đến đều có phương án rải cán bộ xuống các địa điểm thi và đón về rất chu đáo. Họ báo cáo kế hoạch chi tiết. Những người làm công tác thanh tra thi hãy yên tâm là có cả hệ thống chính quyền, có hệ thống công an đứng bên cạnh bảo vệ.

Thực tế, nhiều giảng viên các trường ĐH gọi điện cho tôi hỏi về công việc cụ thể của họ. Cũng có những băn khoăn lo lắng và muốn biết họ có được làm những công việc được coi là quyền của mình không? Tôi cũng động viên khi được trường cử đi làm giám sát thi, nghĩa là trường đã tín nhiệm rồi.

Trong văn bản của Bộ cũng đã yêu cầu rõ, cử những người có kinh nghiệm, có năng lực trong tổ chức các kỳ thi.

- Tại các hội nghị thi, ý kiến từ 2 phía cũng không mấy mặn mà với việc cử giảng viên làm thanh tra thi.

Khi làm việc với Bộ để bàn về việc đi thanh tra thi, chưa có trường nào nói không muốn đi hoặc từ chối. Vì họ cũng thấy được trách nhiệm, nếu muốn chất lượng đào tạo ĐH tốt thì trước hết cũng phải có cái chuẩn "đầu vào" tốt.

- Có ý kiến từ cơ sở cho rằng, khi giám thị đã đổi chéo thì cũng phải triển khai luân chuyển cả đội ngũ công an để đảm bảo khách quan?

Vấn đề này, chúng tôi cũng đã bàn. Việc thực hiện đổi chéo giám thị là quyền phân bổ giám thị nằm trong "tầm tay" của Bộ. Còn lực lượng công an đóng theo khu vực và biên chế quân theo khu vực. Trong khi đó công an không tiếp xúc vào tận phòng thi mà phải đổi chéo. Nhiệm vụ của công an là giám sát khu vực vòng ngoài, có sự phối hợp để đảm bảo an ninh cho khu vực thi. Lực lượng này không tiếp xúc với người thi và bài thi nên không cần thiết phải đổi chéo...

- Có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức các kỳ thi quốc gia, bà có cho rằng những khâu chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới sẽ đảm bảo diễn ra nghiêm túc đúng như mong muốn?

Thực ra, thi phổ thông cũng có những cái khác so với thi ĐH, CĐ. Đối với thi ĐH, tính "cạnh tranh" cao, bản thân người đi thi cũng biết giữ gìn những cái người ta đang có. Nhưng thi phổ thông thì suy nghĩ lại không như thế. Có khi HS giỏi thì lại hỗ trợ cho HS kém hơn.

Nói như vậy để thấy rằng, bản chất của 2 kỳ thi khác nhau cho nên những vấn đề dẫn đến tiêu cực trong thi phổ thông dễ xảy ra hơn thi ĐH. Nhưng đó là những dự báo mang tính tiềm năng.

Tuy nhiên, các giải pháp của Bộ GD-ĐT đều tính đến ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra. Việc in sao đề đã đảm bảo như in sao đề thi ĐH. Bản thân hội đồng cũng sẽ không có bất kỳ đề thi nào cầm trên tay trong thời gian thi.

Cùng với đó là sự vào cuộc của các đơn vị chức năng trên địa bàn sẽ giúp cho kỳ thi cả trong và ngoài diễn ra an toàn...

- Xin cảm ơn bà!

  • Kiều Oanh (thực hiện) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,