,
221
507
Giao lưu Trực tuyến
giaoluu
/giaoluu/
38758
Các bác sĩ giải đáp trực tuyến về bệnh SARS
1
Article
null
,

Các bác sĩ giải đáp trực tuyến về bệnh SARS

Cập nhật lúc 12:13, Thứ Ba, 08/04/2003 (GMT+7)
,
Các bác sĩ tại toà soạn VietNamNet.

(VietNamNet) - Sáng 7/4, Giáo sư, tiến sĩ khoa học, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Hoàng Thuỷ Long; tiến sĩ Võ Văn Bản, Phó Tổng giám đốc Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, đại diện Viện Y học Lâm sàng và các bệnh nhiệt đới đã tới toà soạn VietNamNet để trả lời những câu hỏi liên quan đến bệnh SARS.

 

Không khẩu trang bịt mặt, cũng không hề mặc những bộ quần áo kín mít, các Giáo sư, Tiến sĩ hoàn toàn thoải mái trong trang phục công sở bình thường khi đến toà soạn VietNamNet. Dường như biết được thắc mắc của chúng tôi, Tiến sĩ Long cho biết ''Đến giờ này, bệnh viêm phổi cấp SARS tại Việt Nam chỉ khoang vùng trong bệnh viện Việt Pháp và những người có liên hệ trực tiếp với bệnh nhân, chưa có dấu hiệu mầm bệnh ở trong cộng đồng''.

Hàng loạt câu hỏi, băn khoăn của độc giả VietNamNet đã được các bác sĩ giải đáp. 

Nguyen duc thang - Nam - [thang42c3@yahoo.com]
- Xin cho hỏi là virus gây bệnh cúm trên nếu ở ngoài không khí thì sẽ bị tiêu diệt trong khoảng thời gian bao lâu? Khi đi qua bệnh viện Việt Pháp một số người thường hay bịt mồm lại để cho Virus không vào được, cách đó có đúng không, hay bắt buộc phải đeo khẩu trang?
- Chúng tôi khẳng định rằng môi trường xung quanh Bệh viện chưa có ai mắc bệnh, kể cả nhân viên phục vụ vòng ngoài như lái xe bảo vệ lễ tân chưa có ai mắc bệnh. Vì vậy đi ngang qua bệnh  viện không nhất thiết phải mang khẩu trang

vuthanhtruc - Nam - vuthanhtruc@hcm.vnn.vn
- Tôi bị ho một tuần này, cổ họng đau, nhưng không sốt. Tôi không đi xa khỏi TP.HCM. Như vậy có thể tôi bị SARS không?
- Nếu không sốt cao, không kèm theo đau đầu, rét run mệt mỏi thì chưa thể nghĩ đến bệnh SARS. Vì vậy trường hợp của bạn cần phải theo dõi tiếp. Nếu có sốt thì bắt buộc phải đi chụp phổi và làm xét nghiệm máu.

Tudung - Nam - [tudung@baominh.com.vn]
- 1. Xin cho biết các biện pháp đang tiến hành để ngăn chặn bệnh tại Ninh Bình? Các biện pháp này có được coi là tối ưu hay chưa? Tôi đặt câu hỏi này do ở Việt Nam rát hay vướng mắc về vấn đề kinh phí!. . 2. Ở TP.HCM nên làm gì để ngăn ngừa bệnh này? Có thật hiện nay không còn bệnh nhân nào tại TP.HCM đang điều trị về căn bệnh này? Tôi rất sợ vì ở đây nhiều khách vãng lai ra vào thành phố. Xin cảm ơn!. .
- Các biện pháp đang thực hiện tại Ninh Bình là cách ly những người có liên quan đến Bệnh viện Việt - Pháp. Thứ hai, phải thu thập đầy đủ thông tin về những người bệnh liên quan. Các cán bộ y tế phải theo dõi liên tục các bệnh nhân này xem họ có triệu chứng mắc bệnh không, tiến hành tiệt trùng, thanh trùng cẩn thận nơi cư trú của bệnh nhân cũng như bệnh viện nơi bệnh nhân đã điều trị.

Vấn đề kinh phí là rất quan trọng nhưng đã được Nhà nước quan tâm đầu tư, tuỳ theo từng mức độ của nhiễm bệnh mà tiếp tục có đầu tư lớn hơn nữa. Nhà nước và Bộ Y tế quyết tâm không để thiếu kinh phí và phương tiện cho việc phòng chống căn bệnh SARS.

Hiện nay chúng tôi không nhận được thông tin nào là TP.HCM có bệnh nhân bị SARS. TP cần tăng cường kiểm dịch biên giới, kiểm dịch sân bay tốt; phối hợp giữa cơ quan du lịch, khách sạn với ban chỉ đạo phòng chống dịch của TP; tổ chức giám sát dịch tễ ở cộng đồng; khuyến cáo người dân tự phòng vệ và cảnh giác với các triệu chứng của SARS là đột ngột sốt, đau cơ và các triệu chứng hô hấp cấp.

HIEU NGUYEN - Nam - [hieuvan1990@hotmail.com]
- Chúng tôi là những sinh viên năm cuối của Khoa Du lịch ĐHDL Hùng Vương - TP.HCM. Theo kế hoạch thì trường sẽ tổ chức cho toàn thể sinh viên của Khoa Du lịch đi thực tế xuyên Việt gồm các tỉnh miền Trung và miền Bắc (Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Nghệ An - Ninh Bình - Hà Nội - Hạ Long - Phú Thọ - Bắc Hà) từ ngày 14/4 đến 4/5 tới. Vậy trong tình hình bệnh dịch SARS hiện nay, sinh viên chúng tôi có nên tổ chức chuyến đi này không? Nếu Nhà trường thực hiện chuyến đi này thì các bác sĩ có lời khuyên gì cho chúng tôi để ngăn ngừa bệnh?.
- Nếu đi đến các vùng hiện chưa phát hiện ra bệnh thì vẫn có thể tổ chức đi, nhưng đề cao phòng vệ cá nhân (đeo khẩu trang, ăn uống đầy đủ) để tạo sức đề kháng tốt cho cơ thể.

Ban quan ly khu Thu Thiem - Nữ - [bqltt@hcm.vnn.vn]
- Chúng tôi công tác tại Ban quản lý Thủ Thiêm, TP.HCM. Xin các bác sĩ cho biết khả năng lây lan của SARS và khả năng xuất hiện bệnh này tại TP.HCM. Hiện chúng tôi có một số công việc quan trọng cần làm việc với người nước ngoài vào đầu tháng 6 tới. Liệu đến thời điểm đó có an toàn thực sự cho người nước ngoài đến TP.HCM không? (Hiện nay chính phủ nước họ đang khuyến khích không nên sang VN). Mong các bác sĩ cung cấp cho chúng tôi một số thông tin về bệnh SARS và cách phòng chống để chúng tôi gửi đến các thành viên nước ngoài tham khảo.. .
- SARS lây qua đường hô hấp, vì vậy, sự phòng vệ là rất khó khăn. Cần đề cao phòng vệ cá nhân (đeo khẩu trang, tăng sức đề kháng cho cơ thể). Đối với người nước ngoài, nhất là những người đến từ vùng có dịch (đã được thông cáo trên trang web của tổ chức Y tế thế giới) thì phải kiểm tra sức khoẻ chặt ché trước khi cho nhập cảnh; đồng thời, theo dõi tiếp các tour du lịch của họ xem có thấy các triệu chứng của bệnh hay không.

chinh ky ngo - Nam - [ngochinhky@yahoo.com]
- Bệnh SARS lây nhiễm qua đường nào? Biểu hiện cụ thể và cách phòng?. .
- SARS lây nhiễm qua đường tiếp xúc với người bị bệnh hoặc người mang mầm bệnh, chủ yếu là qua đường hô hấp. Biểu hiện đầu tiên là sốt cao trên 38 độ, rét run, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ bắp, về sau có thể xuất hiện ho, khó thở khi đã có tổn thương phổi. Cách phòng : chủ yếu là tránh tiếp xúc với những người trong diện nghi ngờ. Còn những người mắc bệnh phải cách ly nghiêm ngặt. Và khi tiếp xúc với người bệnh phải mang khẩu trang đặc biệt, không phải khẩu trang thường, mang mũ áo, giầy y tế và mỗi lần tiếp xúc phải thay tất cả những trang phục trên, Phải rửa tay bằng xà phòng và cồn.

Trần Hải An - Nam 29 tuổi - Singapore
- Tình hình hiện tại của các bệnh nhân tại BV Việt Pháp và BV các bệnh nhiệt đới ra sao?
- Tình hình hiện tại ở bệnh viện Việt Pháp : số bệnh nhân cho đến tối nay chỉ còn 1 bệnh nhân duy nhất và bệnh nhân này đang đuợc điều trị tích cực tuy nhiên tiên lượng bệnh nhân này rất nặng, còn tất cả những bệnh nhân khác bị nhiễm bệnh đã khỏi hoàn toàn và đã trở về với gia đình.

huynh cuong - Nam - [huynhtrongcuong@yahoo.com]
- 1. Tình hình hiện nay về SARS tại VN như thế nào?. 2. Nếu ở nước ngoài về thì phải có biện pháp gì phòng tránh trên máy bay, sân bay?. 3. Nếu ở Trung Quốc về VN có bị phân biệt đối xử hoặc biện pháp xử lý trước khi nhập cảnh vào VN?. .
- Tình hình SARS ở Việt Nam đang được kiểm soát chặt chẽ. Hiện nay, tất cả các bệnh nhân đều ở nguồn lây ban đầu ở Bệnh viện Việt - Pháp, chưa phát hiện thấy các nguồn lây khác ngoài cộng đồng. Nếu đi từ vùng có dịch về Việt Nam, tốt hơn hết là có giấy chứng nhận sức khỏe ở nơi mình cư trú hoặc khai trong giấy hỏi sức khỏe tại cửa khẩu đang được áp dụng.

dtphuong - Nữ - [dtphuong@dnmail.vnn.vn]
- Bệnh này có lây từ mẹ sang con không?. .
- Bệnh chỉ lây theo đường hô hấp.

Nguyễn Hoài An - Nữ 35 tuổi - Phuơng Mai, Hà Nội
- Tôi đọc báo thấy ở bệnh viện Việt Pháp, chỉ còn 1 bệnh nhân duy nhất, lại là nguời Pháp, vậy tại sao không chuyển cả sang Viện Y học Lâm sàng để điều trị cùng những bệnh nhân viêm phổi cấp khác?
- Đúng chỉ còn duy nhất bệnh nhân Pháp nhưng vì tình trạng bệnh nhân đang rất nặng vì vậy việc chuyển bệnh nhân nay sang Viện Y hoc lâm sàng là không hợp lý trong thời điểm này

Trần Hải An - Nam 29 tuổi - Singapore
- Tình hình hiện tại của các bệnh nhân tại BV Việt Pháp và BV các bệnh nhiệt đới ra sao?
- Tình hình hiện tại ở bệnh viện Việt Pháp : số bệnh nhân cho đến tối nay chỉ còn 1 bệnh nhân duy nhất và bệnh nhân này đang đuợc điều trị tích cực tuy nhiên tiên lượng bệnh nhân này rất nặng, còn tất cả những bệnh nhân khác bị nhiễm bệnh đã khỏi hoàn toàn và đã trở về với gia đình.

Thanh Kho - Nam - [concotpdv@hn.vnn.vn]
- Khi bị bệnh SARS, người bệnh sốt khoảng bao lâu thì bị viêm phổi và suy hô hấp?
- Thời gian ủ bệnh và thời gian phát bệnh là khác nhau tuỳ từng người, trung bình là 4-7 ngày và thường sốt sau 3-4 ngày thì có dấu hiệu tổn thương phổi. Mức độ tổn thương phổi nặng hay nhẹ cũng phụ thuộc từng người bệnh, nói chung là nặng và phải trợ thở bằng máy hô hấp nhân tạo.  

Vu Ngoc Lan - Nữ - [aseanart@hotmail.com]
- Tôi nghe nói tất cả các ca khỏi bệnh đều chủ yếu là do có thể tự đề kháng được chứ không phải do thuốc điều trị, có đúng không?. .
- Không hoàn toàn đúng, mặc dù sự đề kháng của cơ thể rất quan trọng. Song, các kháng sinh chống bội nhiễm và chống viêm cũng như trợ thở bằng máy sẽ giúp cơ thể vượt qua được giai đoạn nặng.

khuat tran quyen - Nam - [ktqhcmlaw@yahoo.com]
- Bác sĩ có thể cho em biết làm thế nào để biết một người mắc bệnh SARS không? . .
- Để nhận biết người mắc bệnh SARS, chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Ví dụ như sốt cao trên 38oC, rét run, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ bắp, có thể kèm theo ho và khó thở khi đã có tổn thương phổi.

Duong Quynh Hoa - Nữ - [dqhoa@vasc.com.vn]
- Xin các bác sĩ cho biết SARS lan truyền từ người bệnh sang người lành theo những đường nào? SARS có lây truyền qua không khí? Đeo khẩu trang thông thường hiện nay có hạn chế được việc lây nhiễm SARS không? Khẩu trang y tế đảm bảo chất lượng được mua ở đâu? Hiện nay có những địa phương nào đã phát hiện có người nghi nhiễm SARS?
- Bệnh SARS lây qua đường hô hấp. Nói lây theo đường không khí về nghĩa hẹp là đúng, tức là khi người ta nói chuyện hoặc đối thoại trực tiếp. Các hạt xuất tiết của đường hô hấp bắn vào không khí, người trực tiếp đối thoại sẽ hít phải và lây bệnh, còn virus phát tán lâu trong không khí, chưa có nghiên cứu để khẳng định về điều này.

Nên dùng khẩu trang N95 - đây là loại có thể ngăn được virus và vi khuẩn. Hiện nay Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Việt - Nga đã nghiên cứu sản xuất loại này và các loại viện trợ từ nước ngoài.

Hoi Vo Van - Nam - [hoian1007@yahoo.com]
- Xin cho biết triệu chứng của SARS và sự phát triển của nó khi bắt đầu nhiễm vào người bệnh? Triệu chứng của SARS có gì khác so với các bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp bình thường?. .
- Cúm thông thường ngoài nhữg dấu hiệu như sốt, đau mỏi toàn thân thường có những biểu hiện xuất tiết đường hô hấp trên. Vì vậy, bệnh nhân thương hay hắt hơi, sổ mũi mà ít có biểu hiện tổn thương ở phổi. Nếu có chỉ là biến chứng. 

Viêm đường hô hấp thông thường có những dấu hiệu về nhiễm trùng như sốt, mệt mỏi... nhưng xét nghiệm thường là bạch cầu cao còn trong bệnh SARS bạch cầu và tiểu cầu giảm. Ngoài ra, tiến triển của viêm đường hô hấp thông thường chậm hơn còn trong SARS tiến triển rất nhanh.

Van phong Ha Noi - Nam - Bao Tuoi Tre [tuoitre@fpt.vn]
- Thưa ông Long, sáng nay Vụ Y tế dự phòng thông báo rằng cuối tháng 4 Viện Nhiệt đới Việt Nga sẽ sản xuất một loại khẩu trang mới có khả năng chống SARS, còn các loại khẩu trang trên thị trường hiện nay, kể cả của Nhật và các nước khác viện trợ không đạt tiêu chuẩn phòng chống căn bệnh này. Nếu thông tin này đúng thì VN còn chờ gì mà không thông báo cho toàn thế giới biết phát hiện mới chấn động của mình? Còn nếu sai phải chăng đây là một thông tin nhiễu nhằm gây rối loạn thị trường, để bán độc quyền khẩu trang từ một đơn vị sản xuất và nếu cuối tháng Tư họ mới sản xuất được thì còn giúp gì trước tình trạng lây nhiễm ngày càng tăng hiện nay ở chính Viẹt Nam?. .
- Chúng ta có khả năng sản xuất được loại khẩu trang tiêu chuẩn như N95 là loại khẩu trang mà một số tổ chức và các nước viện trợ cho ta. Khẩu trang của ta không phải là loại gì quá đặc biệt so với N95, chỉ có điểu khẩu trang loại N95 này mới ngăn được virus và vi khuẩn gây hội chứng SARS. 

Trần Hải An - Nam 29 tuổi - Singapore
- Vừa qua, Ninh bình có 1 bệnh nhân bị nhiễm SARS, liệu người đó có làm lây lan dịch ra phạm vi Ninh bình không?
- Chắc là không thể nào lây ra toàn tỉnh được vì những người tiếp xúc với bệnh nhân này đang được giám sát dịch tễ chặt chẽ.

Duong thanh linh - Nam 30 tuổi - 6b lang ha - ba dinh hanoi
- Xin chao Bac si.. Xin cho toi biet hien nay mua thuoc duyet virut nhu tren may bay thuong phun thi ban o dau? vi toi di may bay duoc nhin thay nhan vien hang khong su dung cho chuyen bay toi muon mua de su dung trong phong va nha rieng co duoc khong? Xin cam on bac si
- Bạn nên hỏi Vụ Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và các cơ quan phòng chống dịch (có thể là các hóa chất clorammin, foocmandehyt, phenon.

Minh quoc - Nam 28 tuổi - Ha Noi
- Chi gai toi sinh em be o benh vien Viet Phap ngay 1-3-2003. Chi toi luu vien hai ngay. Den ngay 5-3, quay tro lai benh vien cho chau be tiem chung. Trong thoi gian nay, chi toi co tiep xuc voi cac y ta Phuong (nu ho sinh), bac si Thu. Chung toi rat lo lang khong biet nhung nguoi nay co nhiem SARS hay khong. Lieu chau be co bi anh huong gi khong? Den nay, hai me con van chua co bieu hien om dau gi. Xin cam on.
- Nếu sau một tháng mà hai mẹ con cháu bé vẫn chưa có biểu hiện bệnh lý của bệnh SARS thì có thể khẳng định hai mẹ con cháu bé hoàn toàn yên tâm. Hơn thế nữa, trên thế giới, chưa phát hiện trường hợp nào điển hình bệnh SARS xuất hiện ở bệnh nhi, vì thông thường thời gian ủ bệnh của bệnh SARS theo tài liệu của tổ chức Y tế thế giới và kinh nghiệm của Bệnh viện Việt Pháp thường sau 5-7 ngày.

Le Tri Huyen - Nam 28 tuổi - 75 Lam Quang Ky thi xa rach gia tinh Kien Giang
- Toi cam thay trong nguoi kho chiu khoang vai ngay gan day nhu la :dau mui, dau hong, nhut dau, rat met moi khi ngu thuc day nhu vay co trieu chung gi ve benh vi rut SARS khong ?xin xho biet ve cam giac nay?
- Điều quan trọng là bạn có sốt trên 38,5o không. Nếu sốt cao kèm đau cơ và viêm họng thì cần đến cơ sở y tế khám.

Minh quoc - Nam 28 tuổi - Ha Noi
- Tôi nghe tin BV Việt Pháp sắp phá sản. Tôi rát lo lắng vì gia đình còn mắc kẹt 15 triệu ở đó. Xin cho biết thông tin trung thực, xin cảm ơn!
- Thế không gọi là phá sản, mà chúng tôi chỉ gặp khó khăn. Chúng tôi hy vọng sẽ hoạt động trở lại sớm nhất nếu được sự ủng hộ của Chính phủ, Bộ Y tế và sự chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng và khách hàng.

Le Duc Nguyen - Nam 27 tuổi - Y3 TT Bo YTe
- Thua cac bac si, phai chang benh SARS hien nay chua xac dinh duoc thuoc dac tri?
- Đúng là như vậy vì căn nguyên của SARS vẫn còn đang tiếp tục được nghiên cứu và chắc phải một thời gian nữa mới có thuốc đặc trị và văcxin.

Le Manh Cuong - Nam 30 tuổi - Dien luc Ninh Binh
- Toi muon hoi: Neu mot nguoi dang nhiem vi rut gay benh SARS nhung chua den thoi ky phat benh thi khi tiep xuc voi nguoi do kha nang nang nhiem benh co cao khong?
- Thời kỳ ủ bệnh của các bệnh truyền nhiễm là giai đoạn có lây nhiễm, tuỳ thuộc vào từng cá thể người bệnh và sự phơi nhiễm của họ có nặng không.

Phan Anh Tú - Nam 60 tuổi - Phuờng Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
- Tôi nghe noí, nhiều y ta, bác sĩ bệnh viện Việt Pháp Hà Nội tình nguyện ở lại bệnh viện để chăm sóc bệnh nhân và đồng nghiệp bị nhiễm bệnh, điều này có thật hay không? Nếu có, cuộc sống tinh thần và vật chất của họ có bị ảnh huởng gì không?
- Đúng là như vậy. Trong những thời điểm gay cấn nhất, chúng tôi rất thiếu nhân viên và phía Chính phủ Pháp đã cử 11 người cũng như Bệnh viện Bạch Mai đã cử một số bác sĩ sang hỗ trợ. Trong tình trạng đó, nhiều nhân viên sau khi ra viện đã tình nguyện làm việc và khi họ làm việc thì buộc phải ở lại bệnh viện và cách ly với gia đình. Tuy nhiên, trong giai đoạn này chúng tôi chỉ còn 1 bệnh nhân và số lượng người làm việc không cần nhiều như trước nữa. Cho nên một số nhân viên đã được giãn ca và được về nhà.

Trần Hải An - Nam 29 tuổi - Singapore
- Hiện tại các nhà khoa học đã tìm ra được cách thức lây truyền của virus chưa? Có nguời cho rằng khí hậu nắng nóng ở VN có thể làm cho virus không thể sống lâu ở môi trường bên ngoaì, điều đó có đúng không?
- Đường lây truyền của hội chứng SARS là đường hô hấp trực tiếp. Nói chung, virus và vi khuẩn đều bị tác động bởi các yếu tố môi trường, đặc biệt là các tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời cũng có thể diệt khuẩn tốt.

Hosimexco.blu - Nam - [hosimexco.blu@hcm.vnn.vn]
- Thưa các bác sĩ,. . Về bệnh SARS ở Việt Nam thì theo tôi được biết, hầu hết các ca bị nhiễm bệnh đều được chữa trị tại BV Việt Pháp tại Hà Nội. Vậy:. 1. Trong các bệnh nhân SARS, có người nào đang cư trú tại miền Nam hay không?. 2. Chúng tôi là người miền Nam mà cụ thể là tại Cà Mau. Vậy trong trường hợp phát hiện người có triệu chứng nhiễm bệnh thì bệnh viện địa phương hoặc bệnh viện tỉnh có thể phát hiện bệnh hay không? Nếu có thì chữa trị ở đâu? Thời gian bắt đầu nhiễm bệnh đến lúc nguy cơ tử vong cao là bao lâu? Xin cảm ơn.. .
- Hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, tất cả các tỉnh đều đã thành lập Ban phòng chống dịch và họ đã chuẩn bị cơ sở vật chất để điều trị, cách ly những trường hợp bị nhiễm bệnh.

Ngo Thanh Tam - Nữ 29 tuổi - So nha 19 ngach 32/65 An Duong Tay ho Ha Noi
- Toi den kham tai Benh vien Viet Phap ngay 28/2, Kham san vi toi dang ky de tron goi tai Benh Vien, Bac sy kham ben Ten la Phuong.. Hien nay toi van chua co trieu chung gi ve SARS Tuy nhien toi co can thiet phai di kham khong va co can bien pham phong chong benh gi khong
- Thời gian tiếp xúc của bạn với bác sĩ Phương đã trên 1 tháng. Vì vậy, có thể khẳng định ngoài thời gian ủ bệnh. Thông thường, thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày, do đó, bạn có thể yên tâm là không bị nhiễm bệnh SARS từ bệnh viện Việt - Pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không khẳng định bạn có thể bị nhiễm về sau này không vì bạn có thể tiếp xúc với một số người bị nhiễm ở cộng đồng. Do vậy, cách phòng là tránh tiếp xúc với những người trong diện nghi ngờ bị bệnh SARS.

Đỗ Hoàng Anh Hào - Nam 31 tuổi - Hà nội
- Xem thông tin qua truyền hình và báo chí hàng ngaỳ, tôi đều thấy thông báo Việt Nam đã khống chế được bệnh SARS không lây lan ra cộng đồng dân cư. Nhưng qua các thông tin "vỉa hè" thì có vẻ như chúng ta không hoàn toàn kiểm soát được bệnh mà vẫn lây lan ra cộng đồng: nhiều người cho rằng báo chí và các kênh tin tức chính thức không cung cấp 100% sự thật về SARS ở Việt nam do sợ người dân hoang mang và ảnh hưởng đến thể thao SEA Games, du lịch, đầu tư...vậy sự thật bệnh SARS hiện nay lây lan tại VN thế naò?những khu vực nào có nguy cơ lây nhiễm cao tại Hà nội? vùng nào trên lãnh thổ VN?
- Việt Nam đã khống chế và kiểm soát được SARS, điều đó là sự thật. Thông tin chính thức không thể sai, bởi làm việc với chúng tôi còn có rất nhiều chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới cũng như các cơ quan y tế các nước chúng ta đã khu trú được các bệnh nhân lây nhiễm từ nguồn lây đầu tiên tại Bệnh viện Việt Pháp, và các bệnh nhân hiện nay được phát hiện (bệnh nhân ở Ninh Bình) cũng là do chăm sóc con mổ ruột thừa tại Bệnh viện Việt- Pháp trong thời kỳ phơi nhiễm.

Chúng tôi chưa phát hiện một trường hợp nào lây theo nguồn khác và ở cộng đồng. Tuy nhiên, nguy cơ là rất cao bởi hàng ngày chúng ta có hàng ngàn người qua lại tại các cửa khẩu. Việc kiểm soát bệnh tại biên giới và cộng đồng giai đoạn này là rất quan trọng.

Luu Thanh - Nam - [thanh.luu.ext@siemens.com]
- Tôi là một người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Australia. Tôi và các bạn đồng nghiệp người Việt Nam, người Austrlia và người Đức có hai câu hỏi: Nếu chúng tôi đến Việt Nam công Tác,làm việc và trao đổi kinh nghiệm chẳng may chúng tôi bị nhiễm SARS thì có được chữa trị như là một công dân Việt Nam hay không? Chúng tôi có thể đóng bảo hiểm y tế cho căn bệnh này ở Việt Nam?
- Điều này là chắc chắn nếu không may bạn mắc bệnh, bạn sẽ được điều trị như những người bị nhiễm khác vì đây là khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho tất cả các cá nhân là người Việt Nam hay nước ngoài khi bị bệnh đều được điều trị.

Le Quang Khang - Nam 28 tuổi - 25A/15/4 Tu Hai, P 6, Q. TB
- Xin cho biết SARS là viết tắt của những từ nào?
- SARS viết tắt của: Sever Acute Respiratory Syndrome. 

25hahoi - Nữ - [nead-chem@hn.vnn.vn]
- Xin hỏi có phương pháp nhanh nhất để xét nghiệm là bị nhiễm virus SARS? Thời gian bao lâu thì bị phát bệnh. Nếu bị nghi là có bệnh thì tới khám và điều trị tại đâu ở Hà Nội?
- PHương pháp xét nghiệm hiện nay đang áp dụng tại các phòng thí nghiệm chuẩn thức trên thế giới là kỹ thuật sinh học phân tử (PCR). CDC Atlanta, Mỹ đang hướng tới nhóm virus Corona.

Bệnh nhân bị SARS tập trung tại Viện Y học lâm sàng nhiệt đới (Bạch Mai, Hà Nội). Tuy nhiên, các tỉnh thành phố đều thành lập các khoa hoặc bệnh viện riêng để chuẩn bị cho việc chữa trị các bệnh nhân SARS.

Nguyen Minh Le - Nam 40 tuổi - T/p Hồ Chí Minh
- Xin các bác sỹ cho biết các thông tin trên báo chí vừa qua về bệnh SARS tại VN có chính xác không ? Xin cho hỏi còn có thông tin nào không được công bố không ?
- Nói chung thông tin về bệnh SARS của Việt Nam là rất nhanh và tương đối chính xác. Nhờ kết hợp tốt giữa thông tin đại chúng và cách ly, điều trị tốt ở bệnh viện nên chúng ta đã có thể hạn chế sự lây lan của bệnh. Điều này đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận.

OSI CO., LTD. - Nữ 39 tuổi - TP HCMC
- Cty OSI xin kinh chao chu Long: Hien nay cty chau cung rat lo ve viec benh SARS lan den Ninh Binh. Do yeu cau cong tac cua cong ty chau tai cac tinh phia Bac, chau muon xin chu hướng dẫn cho chúng cháu biện pháp nào hữu hiệu nhất để có thể phòng ngừa cho nhân viên đặc biệt khi các bạn ấy công tác tại các TT Y Tế?
- Các bạn phải tự phòng vệ cá nhân, giữ gìn sức khoẻ, tránh tụ tập đông người và đến vùng nhiễm bệnh.

Minh Son - Nam 24 tuổi - Ha Noi
- Xin bac si cho biet, các cơ quan Y tế tại Việt Nam đã cách ly tất cả những nguời đã tiếp xúc với bệnh nhân tại Ninh Bình hay chưa? hay chỉ cách ly những nguời thân trong gia đình bệnh nhân đó?
- Chúng tôi kiểm soát và theo dõi chặt chẽ những người tiếp xúc với bệnh nhân bị SARS ở Ninh Bình (vào khoảng hơn 50 người). Chắc chắn họ được áp dụng các biện pháp để khỏi lây nhiễm cho người khác. 

Nguyen Minh Chung - Nữ - 74 Hoang cau [chungsem@hotmail.com]
- Kiểm soát thì chỉ hạn chế một phần nào những nếu không có thuốc chữa bệnh thì tình trạng lo lắng hoang mang trong nhân dân vẫn còn tiếp tục. Vậy dự báo cho thời gian sản xuất ra thuốc trị bệnh này là bao lâu?. .
- Hiện nay chúng tôi còn đang nghiên cứu về căn nguyên gây bệnh và sau khi có các kết quả, từ đó, mới nghiên cứu đến các thuốc chữa bệnh và vacxin.

Nguyen Minh Chung - Nữ - 74 Hoang cau [chungsem@hotmail.com]
- Kiểm soát thì chỉ hạn chế một phần nào những nếu không có thuốc chữa bệnh thì tình trạng lo lắng hoang mang trong nhân dân vẫn còn tiếp tục. Vậy dự báo cho thời gian sản xuất ra thuốc trị bệnh này là bao lâu?. .
- Hiện nay chúng tôi còn đang nghiên cứu về căn nguyên gây bệnh và sau khi có các kết quả, từ đó, mới nghiên cứu đến các thuốc chữa bệnh và vacxin.

Van phong Ha Noi - Bao Tuoi Tre - Nam - [tuoitre@fpt.vn]
- Cach day chung 1 tuan, cac quan chuc y te VN tuyen bo da dap duoc dich, trong khi ca the gioi con dang dien dau vi khong kiem soat duoc dich nay. Vay 3 benh nhan moi duoc phat hien o Ninh Binh duoc goi la benh gi? Va phac do dieu tri ma Bo y te cong bo neu co gia tri tai sao khong cong bo cho the gioi biet?
- Chúng ta đang kiểm soát được SARS tại Việt Nam với việc theo dõi, điều trị và phòng ngừa từ nguồn lây ban đầu tại Bệnh viện Việt-Pháp chưa phát hiện được các nguồn lây khác và ở cộng đồng.

Mai Ha Anh - Nam 54 tuổi - TP. Đà Nẵng
- Cảng Đà Nẵng hàng ngày đón khá nhiều tàu từ các nơi, nhưng tôi đuợc biết ở đây chưa tiến hành kiểm dịch tại cảng, như vậy dân chúng sống trong thành phố của chúng tôi có nguy cơ nhiễm bệnh không?
- Vấn đề kiểm soát dịch tại các cửa khẩu đã được ban bó và tiến hành trên cả nước. Nhiều địa điểm làm rất tốt như cửa biển ở Quảng Ninh, sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Ngày 9/4, tôi sẽ vào kiểm tra và làm việc với TP.Đà Nẵng về việc phòng chống bệnh SARS.

Tran Thanh Hai - Nam - [g0203204@nus.edu.sg]
- Tôi nghe nói ở Quảng Ninh đã có trường hợp nhiễm SARS, có đúng không?. - Hướng sử dụng huyết thanh lấy từ những bệnh nhân SARS đã bình phục để điều trị cho các bệnh nhân đang nằm viện có kết quả như thế nào? Việt Nam đã áp dụng phương pháp này chưa?. .
- Chưa có bệnh nhân SARS từ Quảng Ninh. Huyết thanh của những người bị SARS khỏi bệnh chắc chắn có kháng thể kháng lại căn nguyên bệnh này.

nguyen hong hai - Nam 33 tuổi - thanh xuan hanoi
- xin bác sĩ cho biết hiện nay ở việt nam ,có bao nhiêu địa phương phát hiện bệnh nhân SARS , số bệnh nhân hiện nay là bao nhiêu ?
- Hiện nay, các bệnh nhân SARS tại Việt Nam là từ nguồn lây niễm của bệnh nhân người nước ngoài tại Bệnh viện Việt Pháp. Những bệnh nhân này có địa chỉ cư trú ở một số nơi đã được cách ly điều trị.

Giang Ha - Nữ 31 tuổi - 293 To Hieu Hai Phong
- Thưa bác sĩ, trong thời gian qua, bệnh viện Việt Pháp tuy là một bệnh viện tư nhân nhưng đã làm tốt công tác y tế cộng đồng sớm phát hiện dịch và phối hợp tốt với bộ y tế để dập dịch, đóng cửa bệnh viện sớm... Hiện nay họ đang gặp khó khăn về tài chính để mở cửa trở laị, vậy Bộ y tế Việt nam có chính sách gì giúp họ không?
- Bộ Y tế đã có những biện pháp hỗ trợ Bệnh viện Việt - Pháp trong thời gian qua. Chúng tôi hy vọng trong giai đoạn tới, để bệnh viện mở cửa hoạt động trở lại, Chính phủ và Bộ Y tế có những biện pháp hỗ trợ tích cực hơn.

hainv - Nam 28 tuổi - ha noi
- HIEN NAY, CHI PHI DIEU TRI SARS (NEU MAC PHAI) LA BAO NHIEU?
- Chính phủ đã có quyết định miễn phí cho tất cả những trường hợp bị nhiễm bệnh SARS điều trị tại các bệnh viện.

Nguyen The Tung - Nam 27 tuổi - LHS Truong Trung Son Quang Chau TQ
- Chúng cháu đang học tại TP Quảng Châu Quảng Đông Trung Quốc - nơi được đánh giá là trọng điểm của dịch bệnh. Theo bác sĩ chúng cháu sẽ phải làm gì để đề phòng căn bệnh này một cách hiệu quả nhất và xin cho biết đánh giá của bác sĩ về căn bệnh này ở Quảng Đông và Hongkong? Hiện nay nhà trường đã đồng ý cho học sinh nước ngoài về nước để tránh bệnh, liệu bọn cháu có nên về nước hay không?
- Hiện nay ở Quảng Đông và HongKong là hai vùng có dịch SARS nặng nhất. Tự phòng vệ cho bản thân là rất quan trọng (đeo khẩu trang ở nơi công cộng, tránh  tiếp xúc những vùng có dịch, tăng đề kháng cho bản thân...). Trước khi về nước cần có giấy sức khoẻ của nơi cư trú.

Phạm Vũ Thành - Nam 35 tuổi - Hà nội
- Tại sao ở Hồng Kông và Singapore dùng nhiều biện pháp cương quyết hơn - cách ly, cấm đi laị, đóng cửa trường học ...v.v mà tình hình vẫn chưa kiểm soát được trong khi đó ở nước ta lại khác?
- Tuỳ theo thực trạng của tình hình dịch SARS mà áp dụng các biện pháp thích hợp làm sao vừa phòng chống được bệnh hữu hiệu song cũng không gây ảnh hưởng thiệt hại lớn đến kinh tế và chính trị của đất nước.

Lan Huong - Nữ 26 tuổi - 23 Ba Trieu
- Thưa bác sĩ, xin trả lời cho tôi, nếu phụ nữ mang thai có biểu hiện nhiễm bệnh, có thể làm thế nào để không tổn thuơng đến thai nhi. Trong truờng hợp nguời mẹ không nhiễm, thì xét nghiệm thế nào đê kkhông ảnh huởng (có bắt buộc phải chụp XQ phổi không? vì chụp XQ rất nguy hiểm cho thai nhi).
- Nếu thai nhi còn nhỏ tốt nhất là nên kiểm tra khi thai nhi dưới 3 tháng tuổi. Nên kiểm tra và xin ý kiến của các bác sĩ sản khoa. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ Hongkong, nếu đã điều trị bệnh bằng ribavirin thì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, bạn nên tư vấn các bác sĩ sản phụ khoa. 

tuanbui - Nam 42 tuổi - TpHCM
- Tôi đang công tác tại một bệnh viện lớn. Bộ phận của tôi thuờng xuyên phải tiếp xúc và sửa chữa các máy móc, thiết bị y tế nói chung, đặc biệt là các máy giúp thở và các máy hút dịch. Xin BS cho lời khuyên để phòng và chống bệnh SARS cho tuợng sửa chữa trang thiết bị y tế chúng tôi?
- Những người làm việc tại bệnh viện hoặc có liên quan đến bệnh viện đều phải phòng vệ một cách cẩn thận hơn đối với bản thân trước bệnh SARS.

Vo van Cong - Nam 40 tuổi - T/P HCM
- Thua Bac Si,. . Benh SARS co lay lan qua duong hang hoa tu nuoc ngoai gui ve khong ? Toi la nguoi thuong xuyen nhap hang tu cac nuoc trong khu vuc nhu Thai Lan , Singapore, Nhat... va biet duoc rang hien nay can benh nay dang hoanh hanh o cac quoc gia ke tren. Xin bac si cho biet cach phong chong neu co ?. . Vo Van Cong Email mp-tvcp@hcn.Việt Namn.vn
- Bệnh lây qua đường hô hấp nên phải quan tâm nhất đến yếu tố đường lây này.

trung - Nam 30 tuổi - stockholm
- Tôi băn khoăn tại sao Bộ y tế chưa sử dụng bệnh viện Bắc Thăng Long để tập trung điều trị và cách ly bệnh nhân. Điều đó sẽ tốt hơn nhiều cho cộng đồng vì Bạch Mai và Việt Pháp nằm trong khu dân cư đông đúc và có rất nhiều bệnh nhân khác đến khám và điều trị?
- Tại vì hiện nay, số bệnh nhân đang được khống chế tốt, chưa cần đưa sang điều trị cách ly tại Bệnh viện Bắc Thăng Long.

Nguyễn Đức Dũng - Nam 20 tuổi - Hải Phòng
- Vậy bệnh viện Việt Pháp có thể đảm bảo rằng được sẽ không còn dịch bệnh nào như SARS xuất phát từ đây nữa hay không ạ ?
- Nếu sau khi tiệt trùng theo tiêu chuẩn của Bộ y tế đưa ra, chúng tôi có thể khẳng định Bệnh viện có thể trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, những rủi ro trong nghề nghiệp mà bất khả kháng thì bất kể cơ sở y tế nào cũng không tránh khỏ.  

  • VietNamNet
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,