,
221
4781
Gặp gỡ tháng 8
gapgo
/hiepsicntt/gapgo/
692752
Phạm Thanh Sơn: Người bại liệt không chịu nằm yên
1
Article
4721
Hiệp sĩ CNTT
hiepsicntt
/hiepsicntt/
,
Viết tiếp câu chuyện HS CNTT 2004:

Phạm Thanh Sơn: Người bại liệt không chịu nằm yên

Cập nhật lúc 17:12, Thứ Tư, 10/08/2005 (GMT+7)
,

Hiện nay, chỉ riêng phần mềm “Hệ thống kế toán ASA” của Sơn đã được hơn 150 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bà Rịa - Vũng Tàu sử dụng, chưa kể những phần mềm khác. Hồi đầu năm 2005, Sơn đã đăng ký kinh doanh và đã được Cục Bản quyền tác giả Văn hóa - nghệ thuật (Bộ VHTT) chứng nhận là tác giả của “Hệ thống quản lý kế toán ASA”.

Soạn: AM 512333 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hiệp sĩ CNTT 2004 Phạm Thanh Sơn - bị liệt tứ chi, tác giả phần mềm quản lý kế toán Access.

Ngoài công việc chính là lập trình phần mềm kế toán, Sơn vừa viết xong phần mềm “Quản lý bàn tại các nhà hàng”, đang trong giai đoạn chạy thử. Không như trước đây chỉ nằm ở nhà tư vấn qua điện thoại và nhờ bạn bè cài đặt, giờ đây Sơn đã có thể ngồi lên xe lăn đến tận nơi khách hàng yêu cầu, có bữa đi tới 21 giờ đêm mới về nhà. “Cực nhưng vui. Thứ nhất là tự giải thoát mình ra khỏi bốn bức tường tù túng. Thứ hai là được trực tiếp trao đổi, hướng dẫn khách hàng sử dụng nên công việc trôi chảy hơn”, Sơn vui vẻ nói.

Dù bận rộn với công việc chuyên môn và khó khăn trong việc di chuyển, nhưng Sơn vẫn cố gắng dành thời gian tham gia sinh hoạt cùng với nhóm khuyết tật Đại Dương. Mới đây, Sơn đã cùng các thành viên trong nhóm đến giao lưu với các thương binh nặng ở Trại điều dưỡng thương binh Long Hải và thăm Hội người mù huyện Long Điền. Chị Võ Hương Mai, Chủ nhiệm nhóm khuyết tật Đại Dương, cho biết: “Tấm gương vượt khó của Sơn đã giúp chúng tôi rất nhiều để vượt lên số phận. Không thể gặp nhau thường xuyên, nhưng hễ nghe thành viên nào trong nhóm có chuyện buồn là Sơn gọi điện thoại tới động viên, an ủi và sẻ chia”.

Ông Nguyễn Văn Phụng – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính: ''Hy vọng sẽ có nhiều người như “Hiệp sĩ” Phạm Thanh Sơn''

Tôi được Ban biên tập trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính phân công trả lời các ý kiến của Bạn đọc về những vấn đề liên quan đến chính sách Thuế, Kế toán, Tài chính và Công tác quản lý thu thuế. Cách đây gần một năm, tôi nhận được thư của anh Phạm Thanh Sơn hỏi về việc làm thế nào để anh có thể nộp thuế cho Nhà nước khi bán các sản phẩm phần mềm do anh viết ra.

Thật là cảm động vì hiếm có trường hợp như Sơn. Anh muốn những sản phẩm của mình được đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước như những người bình thường trong xã hội; trong khi bản thân anh gặp rất nhiều khó khăn, không thể tự mình lo được những việc sinh hoạt cá nhân nhỏ nhất, nhưng lại làm được những việc mà ít người có sức khỏe đã làm được. Được biết, anh đã cung cấp phần mềm kế toán cho hơn 100 doanh nghiệp và trở thành một người bạn tin cậy của họ về các thông tin, tư vấn chính sách phục vụ quản lý DN.

Sơn thường xuyên giữ quan hệ với chúng tôi. Ngoài việc trao đổi những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành, anh còn mang theo tiếng nói của nhiều DN đóng góp với cơ quan soạn thảo để chính sách được ban hành ngày càng rõ hơn, khả thi hơn. Tôi rất tâm đắc những đóng góp của Sơn về đề án DN tự tính, tự khai, tự nộp thuế trong những ngày đầu triển khai thí điểm. Theo anh, trong việc đổi mới chính sách, cải tiến cơ chế quản lý, các cơ quan Nhà nước cần phải tính đến thực trạng về hiểu biết pháp luật và tính tuân thủ của DN. Điều đó đặt ra yêu cầu phải tăng cường và đa dạng hóa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có sự đóng góp của công nghệ thông tin.

Hy vọng rằng chúng ta sẽ có nhiều Hiệp sĩ CNTT làm được nhiều việc có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội như Phạm Thanh Sơn.

Thế Hưng (Theo Tạp chí e-CHÍP)

,

Tin khác

Tin khác của 'Gặp gỡ tháng 8'

,
,