,
221
4742
Ứoc vọng hiệp sĩ
uocvong
/hiepsicntt/uocvong/
690910
Tống Phước Khải và phần mềm phá vỡ rào cản văn tự
1
Article
4721
Hiệp sĩ CNTT
hiepsicntt
/hiepsicntt/
,

Tống Phước Khải và phần mềm phá vỡ rào cản văn tự

Cập nhật lúc 02:35, Thứ Bảy, 06/08/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Lâu nay "dân" Hán Nôm của ta thường rất lúng túng trong việc soạn thảo văn bản chuyên ngành trên máy vi tính. Việc gõ chữ Hán trên máy vi tính cực kỳ khó khăn, nói theo cách của giới nghiên cứu là "đoạn trường ai có qua cầu mới hay". Để chấm dứt thực trạng này, nhiều người đã âm thầm nghiên cứu, nhằm tạo ra một sản phẩm "hàng Việt Nam chất lượng cao" phục vụ cho việc vi tính hóa Hán - Nôm. Một trong những người thành công là Tống Phước Khải với phần mềm HanoKey 1.0.

Soạn: AM 507573 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tống Phước Khải là một nhà nghiên cứu độc lập.

Nói về quá trình hình thành HanoKey 1.0, Khải cho biết: "Những lúc đi sửa chữa, cài đặt máy tính có những người là sinh viên hoặc thầy cô giáo các môn tiếng Hán, tiếng Nhật hoặc tiếng Hàn, họ yêu cầu cài chương trình gõ các thứ tiếng này. Thế là mình phải đi sưu tập các chương trình hỗ trợ các thứ tiếng trên để cài cho khách hàng. Rồi một ngày đẹp trời, mình được “hội ngộ” bộ gõ chữ Hán Universal 2 của Lê Anh Minh phổ biến miễn phí (phải dùng kèm với bộ Song Kiều của Twinbridge Software Corp. - USA). Thế nhưng khi Windows XP ra đời thì bộ gõ Lê Anh Minh vào thời điểm đó đã bộc lộ hạn chế. Thêm vào đó, khi luật bản quyền có hiệu lực tại Việt Nam thì chương trình Song Kiều sẽ không còn được sử dụng “chùa”, mọi người phải bỏ tiền ra mua Song Kiều thì mới dùng được bộ gõ Lê Anh Minh".

Từ những suy nghĩ trên, Khải đã mạnh dạn bắt tay vào việc sáng tạo một bộ gõ hoàn toàn độc lập sử dụng theo chuẩn font đang phổ biến là unicode, có thể chạy trên Win 9x, Me, 2000 và XP. HanoKey (Hán - Nôm Keyboard) là phần mềm giúp ta gõ chữ Hán theo âm Hán Việt và phổ biến không vụ lợi cho cộng đồng. Với phiên bản 1.0, bạn có thể soạn thảo văn bản Hán-Nôm và Việt trong Microsoft Word 2000 (hoặc XP). Trong tương lai HanoKey sẽ được nâng cấp để giúp gõ chữ Hán - Nôm trong một số các ứng dụng khác.

Những chương trình như Chinese Windows, Chinese Star, và các ứng dụng như Song Kiều (TwinBridge) cũng như Nam Cực Tinh (NJStar) chạy trên English Windows đều đã được sử dụng triệt để với các dĩa CD sao chép lậu, cung cấp rất nhiều cách gõ chữ Hán (gọi là Hán ngữ thâu nhập pháp: Chinese Input Methods) như Thương Hiệt, Pinyin, Bộ Thủ, Ngũ Bút... Nhưng đối với người quen với âm đọc Hán - Nôm hơn là âm Bắc Kinh thì việc xử lý văn bản với các chương trình trên là rất khó khăn.

Tương tự với Chinese Windows hay các chương trình khác, số lượng chữ Hán chỉ có 13 ngàn chữ (tự, tức là một đơn vị với một âm tiết, được viết trong một hình vuông) thông dụng nhất và chỉ nhắm vào chữ Hán của Trung Quốc mà thôi. Trong khi đó HanoKey sử dụng ngay font Unicode làm font hệ thống, cho nên số lượng chữ Hán lên đến vài chục ngàn từ, bao trùm cả chữ Hán của Trung Quốc, Nhật (tức Kanji), Triều Tiên (tức Hanja), và một số chữ Nôm của Việt Nam. HanoKey – giống như NJStar (Nam Cực Tinh) của Nghê Hồng Ba (Ni Hongbo) hay Global IME của MicroSoft – chỉ là một bộ gõ (IME, thâu nhập pháp), nghĩa là khi tắt đi thì văn bản Word vẫn hiện đầy đủ chữ Hán với font Unicode cố hữu trên máy. Nếu văn bản Word dùng font Unicode thì sẽ luôn hiện đúng chữ Hán khi chuyển sang máy khác cùng hệ điều hành. Ngoài ra với một font duy nhất như Arial MS Unicode, người dùng vẫn có thể gõ vừa chữ Việt vừa chữ Hán… Việc làm đầy nhiệt huyết của tác giả Tống Phước Khải mở ra một triển vọng mới: Di sản thư tịch Hán - Nôm sẽ được vi tính hóa và công bố trên mạng Internet!

Từ trước đến nay, về mảng Trung Quốc Học, chúng ta không thiếu tư liệu, cứ vào các trang Web về Chinese Studies thì hằng hà sa số các kinh điển Nho giáo, Đạo Tạng, Phật kinh... có thể download thoải mái. Nhưng muốn tìm văn bản Hán - Nôm của Việt Nam để download tham khảo thì luôn thất vọng. Tuy nhiên giờ đây, chúng ta có thể hy vọng một tương lai tươi sáng hơn vào một thế hệ trẻ giỏi vi tính, yêu Hán - Nôm, và có nhiệt tâm với văn hóa dân tộc. Khi nhập chữ Hán - Nôm vào văn bản trở thành chuyện vặt vãnh thì việc cung cấp trên mạng Internet các tư liệu và thư tịch Hán - Nôm được vi tính hóa là điều quá dễ dàng. Việc khư khư ôm giữ thư tịch Hán - Nôm không còn là độc quyền của riêng ai. Một người giữ lấy không bằng người người giữ lấy. Không chỉ là download các thư tịch, mà ta còn có thể đón nhận các bài giảng Hán - Nôm online của các chuyên gia Hán - Nôm. Đó là cách phổ cập Hán - Nôm hiệu quả và không tốn ngân sách quốc gia, không cần xây dựng trường lớp, không cần xét duyệt lý lịch. Nền Việt Nam Học (Vietnamese Studies) do đó cũng phát triển.

Tống Phước Khải là một nhà nghiên cứu độc lập, không trực thuộc một tổ chức hay viện Hán - Nôm nào, anh mới bắt đầu học Hán - Nôm và nghiên cứu tự túc, không nhận nguồn kinh phí tài trợ từ bất cứ ai, sản phẩm được phổ biến miễn phí cho cộng đồng. Theo chúng tôi được biết, hiện có một số công trình nghiên cứu vi tính hoá Hán - Nôm cấp nhà nước kinh phí không dưới 100 triệu. Trong xu thế hiện đại hoá và toàn cầu hoá ngày nay, việc làm của Tống Phước Khải đối với văn hoá dân tộc rất đáng trân trọng. Không những thế, anh cho biết: hiện phiên bản HanoKey 2.0 (hỗ trợ chữ Nôm) đã xong và sắp được phổ biến sau khi giải quyết một số vấn đề về bộ font Nôm. Bạn có thể liên lạc với tác giả tại http://hanokey.dk3.com. Email: tongphuockhai@yahoo.com.

  • Hoàng Công Chương

,

Tin khác

Tin khác của 'Ứoc vọng hiệp sĩ'

,
,