,
221
4742
Ứoc vọng hiệp sĩ
uocvong
/hiepsicntt/uocvong/
690920
Thầy Phương “Cabri”
1
Article
4721
Hiệp sĩ CNTT
hiepsicntt
/hiepsicntt/
,

Thầy Phương “Cabri”

Cập nhật lúc 03:12, Thứ Bảy, 06/08/2005 (GMT+7)
,

Cabri là một phần mềm chuyên về hình học, hiện được dùng để giảng dạy, học tập môn này một cách rộng rãi ở Pháp và các nước châu Âu. Tại Việt Nam, một số người đã và đang nghiên cứu phần mềm này; một người trong số đó là thầy giáo Phạm Thanh Phương, trường THPT Võ Thị Sáu, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng nghiệp, bạn bè gọi ông là “Phương Cabri”.

Soạn: AM 512573 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nghiên cứu của thầy Phương cho thấy Cabri cũng có thể ứng dụng trong lĩnh vực vật lý.

Nói đến chuyện ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy, những người có tâm huyết đều biết nhân vật “Phương Cabri”. Tôi cũng biết ông từ lâu, qua những bài tham luận ông viết và trình bày tại các hội thảo trong và ngoài nước về việc ứng dụng phần mềm này. Đó là những tham luận được chuẩn bị rất công phu, trình bày sinh động với những ví dụ cụ thể, dễ hiểu. Và người nghe tham luận có thể “vọc” tại chỗ nếu có sẵn laptop. Tại một Hội thảo do Sở Giáo dục - Đào tạo Đồng Nai tổ chức gần đây, tôi mới gặp ông, nhưng không thể nào thực hiện được trọn vẹn cuộc phỏng vấn có quá nhiều đại biểu, đồng nghiệp của ông từ các tỉnh khác vây quanh với nhiều câu hỏi, yêu cầu, đề nghị ông giải đáp thắc mắc. Mới đây, tại một Hội thảo do Viện Nghiên cứu giáo dục - Đại học Sư phạm TP.HCM tổ chức: Những phần mềm phục vụ việc dạy và học môn vật lý trong trường phổ thông, một lần nữa ông lại khiến tôi tò mò. Diễn giả là một giáo viên vật lý cho biết: “Từ những nghiên cứu của “anh Phương”, tôi phát hiện Cabri cũng có thể ứng dụng trong lĩnh vực vật lý”. Đó là một lời cám ơn.

Qua điện thoại, tôi đề nghị thầy giáo Phương giới thiệu đôi nét về mình với bạn đọc e-CHÍP. May quá,

Hơn hai năm trước đây, có một thầy giáo ở một vùng nông thôn thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chính là tôi, người “ngoại đạo” với tin học, chỉ biết tin học vừa đủ xài mà thôi! Tình cờ một hôm, có người bạn nói với tôi: “Anh Phương ơi! Cabri nó vẽ được elip”. Máu toán học nổi lên, tôi nghĩ: “Nếu có elip, tức là có đường tròn trong không gian!”. Thế là tôi lao vào nghiên cứu Cabri.

Trong sự thầm lặng và đơn độc, chỉ với niềm đam mê khám phá, lòng kiên trì, sự sáng tạo, ngày mỗi ngày qua cùng với những “đêm trắng”, những thất bại và những kinh nghiệm, tôi dần phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời của Cabri! Sau khi xây dựng xong cơ sở toán học để dựng hình trên Cabri, tôi hiểu rằng đây là một vấn đề khoa học nghiêm túc.

Với Cabri, phạm vi tôi đã nghiên cứu bao gồm hình học “động” trong mặt phẳng, hình học không gian (biến 2D thành 3D), mặt tròn xoay, đồ thị hàm số trong hệ trục tọa độ Descartes và hệ tọa độ cực, hình vật lý “động”... áp dụng trong giảng dạy tại trường.

Chợt nghĩ: “Làm sao phổ biến cho mọi người những khám phá mà mình tìm ra, để họ tránh được “con đường đau khổ” mình đã phải trải qua”. Thế là tôi mạnh dạn viết tài liệu “Hướng dẫn sử dụng Cabri”- tài liệu có thể giúp cho những ai mới “nhập môn” cũng có thể tự mình sử dụng. Không ngờ bạn bè đồng nghiệp thấy “hay quá!”, “xúi” tôi đi dự thi “Sáng tạo kỹ thuật” của tỉnh và kết quả “rinh” được giải Nhất. Thừa thắng xông lên! Công trình nghiên cứu đã được báo cáo trong rất nhiều Hội thảo trong nước và quốc tế, hướng dẫn cho sinh viên Khoa Toán – Tin của Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, được Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh BR – VT mở các lớp tập huấn cho giáo viên toán trong tỉnh, được các Sở GD-ĐT tỉnh bạn quan tâm... Và niềm vui lớn nhất của tôi là đã chuyển được giao diện của Cabri sang tiếng Việt (Cabri Vietnamese) để người nào không rành ngoại ngữ cũng cảm thấy dễ dàng, thoải mái khi tiếp cận.

Hiện nay, tôi tiếp tục khám phá thêm nữa về Cabri theo hướng: “Sử dụng Cabri để kiểm chứng những giả thuyết toán học”. Đây là hướng nghiên cứu cần phải có sự góp sức của nhiều người, không một cá nhân nào hiểu hết “sức mạnh” của một phần mềm nổi tiếng trên thế giới. Tôi suy nghĩ rằng mỗi phần mềm toán học có những lợi thế riêng của nó, không thể so sánh “cái nào hay hơn cái nào” mà điều quan trọng là ta đã khai thác hết “khả năng” của nó hay chưa? Tôi dành tặng công trình nghiên cứu này cho tất cả những ai “đam mê Cabri”.

Câu chuyện của tôi xin kết thúc ở đây. Sẵn sàng trao đổi với các bạn gần xa về Cabri.

Các bạn liên hệ: Phạm Thanh Phương, Trường THPT Võ Thị Sáu, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ĐT: NR (064)886.017 - CQ: (064)866.263. E-mail: phuongcabri@yahoo.com

Qua điện thoại, tôi nhấn mạnh nhiều lần nhưng dường như thầy Phương không để tâm đến những câu hỏi về sự vất vả, tốn thời gian và tiền bạc ra sao, “xin nói thật chi tiết, cụ thể...”. Có lẽ ông vui vì có cơ hội bày tỏ, chia sẻ niềm đam mê Cabri của mình, mong muốn chia sẻ những gì nghiên cứu được với những người quan tâm đến Cabri nên đã quên những chi tiết ấy. Nhưng thật thú vị khi thầy giáo Phương bày tỏ một câu chân tình: “Tôi dành tặng công trình nghiên cứu này cho tất cả những ai “đam mê Cabri”.

“Câu nói này đã thể hiện khá nhiều khía cạnh tuyệt vời về ngọn lửa đam mê khám phá khoa học và cái tâm của một nhà giáo ở thầy “Phương Cabri”.

(Theo Tạp chí e-CHÍP)

,

Tin khác

Tin khác của 'Ứoc vọng hiệp sĩ'

,
,