221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
123650
Nobel Hoà bình 2003 thuộc về một phụ nữ Hồi giáo
1
Article
null
Nobel Hoà bình 2003 thuộc về một phụ nữ Hồi giáo
,
Bà Shirin Ebadi.

Chiều nay 10/10 tại Thủ đô Oslo, Ủy ban Hoà bình gồm 5 thành viên do Quốc hội Na Uy chỉ định trong nhiệm kỳ 6 năm vừa đã quyết định trao Giải Nobel Hoà bình 2003 cho bà Shirin Ebadi - người đã có nhiều đóng góp vào dân chủ và nhân quyền, đặc biệt là nỗ lực đấu tranh đòi quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em. Giải thưởng năm nay trị giá 1,3 triệu USD.

Là một luật sư, thẩm phán, giảng viên, nhà văn và nhà hoạt động chính trị, bà Shirin Ebad, 56 tuổi, luôn tỏ rõ quan điểm của mình tại Iran cũng như ở nước ngoài. Bà chưa bao giờ quan tâm tới những mối đe doạ cho sự toàn của bản thân. Lĩnh vực hoạt động chính của bà là đấu tranh vì những quyền lợi cơ bản của con người. Theo bà không một xã hội nào đáng được coi là văn minh nếu quyền lợi của phụ nữ và trẻ em không được tôn trọng. Trong kỷ nguyên đầy rẫy bạo lực, bà không ngừng ủng hộ phi bạo lực. Quan điểm của bà là: quyền lực chính trị tối cao trong một cộng đồng phải được xây dựng trên các cuộc bầu cử dân chủ. Bà coi sự minh bạch và đối thoại là con đường tốt nhất làm thay đổi quan điểm và giải quyết xung đột.

Giải Nobel 2003:
Nobel Văn học
Nobel Y học

Nobel Vậtlý
Nobel Hoá học
Nobel Kinh tế

Ig Nobel
Ebadi là một tín đồ Hồi giáo có ý thức. Bà không thấy có sự xung đột nào giữa Đạo Hồi và các quyền con người cơ bản. Đối với bà, đối thoại giữa các nền văn hoá và tôn giáo khác nhau trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, giúp chia sẻ các giá trị. Uỷ ban Nobel của Na Uy vinh dự trao giải thưởng này cho một phụ nữ Hồi giáo - người mà thế giới có thể tự hào cùng với tất cả những cá nhân đấu tranh vì nhân quyền ở nơi họ sống.

Trong những thập kỷ gần đây, dân chủ và nhân quyền đã được cải thiện ở nhiều nơi trên thế giới. Thông qua Giải Nobel Hoà bình, Uỷ ban Nobel Na Uy đã nỗ lực thúc đẩy tiến trình này. Hy vọng là nhân dân Iran sẽ vui mừng khi lần đầu tiên trong lịch sử một công dân nước này được trao Giải Nobel Hoà bình. Hy vọng là giải thưởng này sẽ truyền cảm hứng cho tất cả những cá nhân đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền tại quốc gia của bà, trong thế giới Hồi giáo và tại tất cả các quốc gia nơi cuộc đấu tranh vì nhân quyền cần được thúc đẩy và ủng hộ.

Ông Lê Đức Thọ và Henry Kissinger bắt tay tại Paris 1973.

Vào năm 1973, Ủy ban Nobel Hoà bình đã quyết định trao giải Nobel này cho ông Lê Đức Thọ của Việt Nam do vai trò của ông trong hiệp định ngừng bắn 1973. Hiệp định này đã dẫn tới việc những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam. Đồng nhận giải thưởng với ông Lê Đức Thọ là Henry Alfred Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ. Nobel Hoà bình 2001 được trao cho Tổng thư ký LHQ Kofi Annan và Liên Hợp Quốc. Nobel Hoà bình 2000 được trao cho Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung.

Nobel là giải thưởng quốc tế đầu tiên, vinh dự nhất, được trao hàng năm theo ý nguyện Alfred Bernhard Nobel - nhà hoá học, kỹ sư và đồng thời là một nhà tư bản người Thuỵ Điển - cho những cá nhân đã có đóng góp nổi bật nhất trong lĩnh vực vật lý, hoá học, tâm lý học hoặc y học; cá nhân đóng góp nhiều nhất cho hoà bình thế giới và người viết tác phẩm văn học xuất sắc nhất. Lễ trao giải chính thức diễn ra vào ngày 10/12 hàng năm - ngày Nobel qua đời. Tuy nhiên, tên của người giành giải thưởng được công bố vào tháng 10 bởi các tổ chức khác nhau. 

Nobel Hoà bình 2002

Ủy ban Nobel Hoà bình của Na Uy đã quyết định trao giải thưởng vinh dự này cho Jimmy Carter do ông đã nỗ lực không mệt mỏi trong nhiều thập niên tìm kiếm giải pháp hoà bình cho các xung đột quốc tế, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền cũng như phát triển kinh tế, xã hội.

Jimmy Carter.

Trong suốt thời gian giữ chức Tổng thống Mỹ (1977-1981), sự dàn xếp của Carter là một đóng góp quan trọng đối với Hiệp định Trại David giữa Israel và Ai Cập. Chỉ riêng điều đó cũng đã là thành tựu đủ vĩ đại, làm cho ông xứng đáng nhận Giải Nobel Hoà bình. Vào thời điểm chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây, ông luôn chú trọng vào vị trí của nhân quyền trên chính trường quốc tế.

Thông qua Trung tâm Carter, được thành lập vào năm 1980, kể từ khi làm tổng thống ông đã đưa ra nhiều giải pháp cho các cuộc xung đột trên nhiều châu lục. Ông đã thể hiện sự tận tuỵ đối với nhân quyền và làm quan sát viên tại nhiều cuộc bầu cử trên khắp thế giới. Carter đã hoạt động tích cực trên nhiều mặt trận nhằm chống lại các căn bệnh nhiệt đới cũng như đem lại sự tăng trưởng và tiến bộ ở các quốc gia đang phát triển.

Trong bối cảnh đe doạ sử dụng vũ lực hiện thời, Carter ủng hộ nguyên tắc: xung đột phải được giải quết thông qua hoà giải và hợp tác quốc tế, phải được dựa trên luật pháp quốc tế, tôn trọng nhân quyền và phát triển kinh tế.

(Minh Sơn - Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,