221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
107448
Khi nào người ta tự sát?
1
Article
null
Khi nào người ta tự sát?
,
Cứ mỗi giờ, ở Nam Phi lại có 1 người tự sát.

Sẽ có khoảng 24 người Nam Phi kết liễu cuộc đời mình hôm nay (9/9) - ngày Thế giới Chống tự sát. Theo kết quả nghiên cứu trong suốt 25 năm qua của Trường Y tế Nelson R Mandela tại Durban (Nam Phi), cứ mỗi giờ lại có một người Nam Phi tự tìm về thế giới bên kia, còn con số người tự sát không thành lớn hơn 20 lần.

Theo Giáo sư tâm lý y tế Lourens Schelebusch của trường, tự sát là một "vấn đề lớn trên toàn cầu và trên đất nước này". Ông cho biết, tại Thụy Điển, ngày 9/9 sẽ được chính thức tuyên bố là Ngày Thế giới Chống tự sát, và ông sẽ công bố tài liệu của mình. Trong đó, ông chỉ ra "những nguyên nhân tự sát phổ biến nhất": mâu thuẫn cá nhân, hôn nhân, quan hệ, gia đình, tài chính, căng thẳng, học hành, rối loạn tâm lý (đặc biệt là trầm cảm) và loạn luân.

Hiếp dâm trẻ em là một trong những lý do làm gia tăng hiện tượng tự sát, vì nạn nhân và gia đình thường không biết phải giải quyết bằng cách nào. Căng thẳng do sức ép kinh tế - xã hội, tội phạm bậc cao và bạo lực, lịch sử chuyển hóa và vi phạm nhân quyền cũng là nguyên nhân chủ chốt dẫn tới tự sát.

Schlebusch nói: "Tự sát là nguyên nhân tử vong lớn thứ ba. Hiện nay, tỷ lệ các ca tự sát chết người trên các ca không chết người ở Nam Phi là 20:1 hoặc cao hơn. Khoảng 8% trường hợp tử vong ở Nam Phi có liên quan đến tự sát". Theo ông, các cuộc nghiên cứu tiến hành tại bệnh viện Nam Phi cho thấy, 4% học sinh có xu hướng tự sát, trong đó 7,8% đã từng thử tìm đến cái chết. Ông nói thêm rằng, hầu hết các trường hợp tự sát dẫn đến tử vong xảy ra ở nhóm tuổi 15-19.

Schlebusch nói: "Ở mọi dân tộc, hiện tượng tự sát có khuynh hướng rơi vào nhóm tuổi 15-34. Trẻ em và vị thành niên thực hiện đến 1/3 hành vi tự sát không chết người. Viện Nghiên cứu Tự sát tàn tật Durban (tự sát tàn tật là hành vi tự sát nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm cái chết) cho biết, sau người lớn, trẻ em và vị thành niên là nhóm tuổi có nguy cơ tự sát không chết lớn nhất".

Hành vi tự sát cũng tăng mạnh ở những người bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, cao gấp 36 lần số bệnh nhân HIV/AIDS. Một vấn đề khác rất được quan tâm là "tội phạm cảm xúc" và "sát nhân gia đình", trong đó người đàn ông bắn vợ con rồi chĩa súng vào đầu, bóp cò.

Trong các phương thức tự sát chết người thông dụng, súng đứng hàng đầu, sau đó là thuốc độc, khí đốt và tự thiêu. Trong các phương thức tự sát không chết người, uống thuốc quá liều là cách phổ biến nhất.

(Khánh Hà - Theo IOL)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,