221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
107621
Tế bào gốc phát triển thành tuyến tuỵ ở chuột
1
Article
null
Tế bào gốc phát triển thành tuyến tuỵ ở chuột
,
Tuyến tuỵ (màu vàng).
C
ác nhà nghiên cứu Mỹ đã làm cho mô được lấy từ phôi chuột phát triển thành một cơ quan hoàn toàn mới, tạo insulin ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Thành công này có thể mở đường cho một phương pháp mới điều trị tiểu đường loại 1 hay tiểu đường vị thành niên.

Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Marc Hammerman thuộc ĐH Washington đứng đầu đã lấy mô từ tuyến tuỵ đang phát triển của phôi chuột và cấy nó vào bụng chuột mắc tiểu đường. 2 tuần sau khi cấy ghép, mô phát triển và bắt đầu tạo insulin. Trong vòng 5 tuần, mô ghép tạo đủ insulin để duy trì mức đường bình thường trong máu ở ''bệnh nhân chuột''.

Trong tháng 1 vừa qua, một nhóm các nhà nghiên cứu tại ĐH Standford, California, cũng thông báo kết quả tương tự ở chuột. Mô trong phôi chứa nhiều tế bào gốc, có thể phát triển thành các tế bào khác nhau. Việc sử dụng những tế bào gốc phôi người vẫn còn gây tranh cãi bởi nó liên quan tới quá trình huỷ phôi. Có thể lấy tế bào gốc từ phôi thừa trong quá trình điều trị vô sinh. Tuy nhiên, ngay cả Tổng thống Mỹ Bush cũng cho rằng phá huỷ mọi dạng phôi người là vô đạo đức.

Tiểu đường loại 1 phát sinh khi hệ miễn dịch, vì nguyên nhân chưa rõ, phá huỷ tế bào trong tuyến tuỵ (tuyến tuỵ tạo insulin). Insulin là chìa khoá của quá trình sử dụng đúng cách đường và chất béo trong tế bào. Nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ chết sớm. Họ phải tiêm insulin hàng ngày và thường kiểm tra mức đường trong máu.

Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm nhiều phương pháp thay thế việc tiêm insulin hàng ngày, chẳng hạn như lấy toàn bộ tuyến tuỵ từ người mới chết hoặc tế bào tiểu đảo để cấy ghép cho bệnh nhân. Trong 3 năm qua, đã có hơn 250 ca cấy ghép tế bào tiểu đảo được tiến hành trên thế giới. Tuy nhiên, không có đủ tế bào tiểu đảo để điều trị.

Trên lý thuyết, có thể khắc phục tình trạng trên bằng cách cấy tế bào tiểu đảo của lợn cho người. Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, cấy ghép cơ quan của động vật cho người cũng gây tranh cãi bởi chúng có thể truyền nhiễm virus.

(Minh Sơn - Theo Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,