221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
944358
Cá cũng...ngộ độc thực phẩm!
1
Article
null
Cá cũng...ngộ độc thực phẩm!
,

Từ khoảng giữa 1/2007 trở lại đây, nhiều nơi thuộc 17 tỉnh thành phía Bắc xuất hiện hiện tượng khan hiếm cá chép con...

>> Nước mắm: Một chút mắm trộn với đường hóa học

>> Nguy cơ ngộ độc từ bánh mì đường phố

>> Sầu riêng có chất gây ung thư: Không chính xác

>> Chất gây ung thư : Sầu riêng cũng "dính chàm"

>> Hàn the trong thực phẩm: Có là phát hiện được

Cá chết hẹn giờ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Cá chép bột và cả cá bố mẹ năm nay số lượng chết nhiều, địa phương số cá chết gần nửa. Đó là nguyên nhân lý giải vì sao nhiều nơi thuộc 17 tỉnh thành phía Bắc bắt đầu khan hiếm cá chép con.

Theo một nhà khoa học (xin được giấu tên), cá chết có nguyên nhân từ việc người nuôi dùng các loại chất kích thích sinh sản. Nó khác xa với việc trước đây, người ta chỉ dùng não cá tiêm cho cá để kích thích sinh sản. Phổ biến nhất là các hóa chất Trung Quốc. Chất HA (giá 40.000 – 45.000 đồng/hộp 10 lọ có thể tiêm cho một 100 kg cá).

Ngoài ra còn có chất HCG (một hộp 10 lọ có giá 200.000 đồng tiêm được  200 kg cá). Người ta bắt từng con cá để tiêm và cá con sinh ra tăng vọt cả về số lượng lẫn trọng lượng. Tần xuất sinh sản cũng rút ngắn so với tự nhiên.

Khi sử dụng hóa chất để kích thích sinh sản cho cá chép, tại nhiều hộ nuôi ở các địa phương hiện tượng cá con mới đẻ chết hàng loạt bắt đầu xuất hiện. Cứ khoảng 10 -30 giờ sau khi sinh là cá con chết. Chúng chết nhiều đến nỗi người ta gọi đấy là hiện tượng “cá chết hẹn giờ”.

Ngay như tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (RIA I), người ta cũng dùng hormone khử đơn tính tiêm cho cá rô cái để chúng không còn khả năng sinh sản. Thay vào đó, lũ cá “đồng tính luyến ái” chỉ việc ăn, lớn thật nhanh để sớm được xuất chuồng… 

"Ta cho động vật ăn gì là ta ăn cái đó"

Tại hội nghị an toàn thực phẩm toàn quốc lần thứ nhất tổ chức đầu năm nay, ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, cảnh báo: “Lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đang trở thành quốc nạn. Nên nhớ là ta cho động vật ăn gì là ta ăn cái đó”.

Bên cạnh nạn lạm dụng bột siêu đắng Chloramphenicol và các kháng sinh rẻ tiền diễn ra lén lút, tình tạng bơm chích tạp chất vào con tôm với giá 5.000 – 10.000 đồng/ngày công ở các tỉnh Nam Bộ vẫn chưa ngăn chặn được.

Theo thứ trưởng Bộ Thủy sản, Nguyễn Thị Hồng Minh, hiện tình trạng sử dụng chất green malachite (chất được dùng công khai trong ngành công nghiệp dệt nhuộm mà pháp luật không cấm, có nguy cơ gây ung thư cho người) chữa bệnh nấm cho cá cũng đang phổ biến tại các hộ nuôi trồng thủy sản. Nguyên nhân của việc này là do mạng lưới thủy sản hiện có không thể kiểm soát hết sản phẩm thủy sản đầu ra trong khi green malachite.

Còn nguy cơ của việc dùng hóa chất kích thích cho cá sinh sản cũng hiển hiện rõ: “Việc dùng quá nhiều loại thuốc chữa bệnh và kích thích cho cá khiến môi trường nuôi trở thành một bể hóa chất” -  Nhà khoa học trên khẳng định.

(theo Tiền Phong)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,