Theo các dự báo, vào ngày 13/4/2036, một tiểu hành tinh sẽ va vào Trái Đất... NASA vừa lập kế hoạch đưa người đổ bộ xuống tiểu hành tinh để góp phần ngăn chặn nguy cơ hủy diệt nhân loại.
>>Tiểu hành tinh đụng Trái Đất: Không nên quá lo sợ...>> >>Chuẩn bị chống thiên thạch va vào Trái Đất>> >>Hội nghị bảo vệ hành tinh chống thiên thạch đụng Trái Đất>> >>Giới khoa học tới tấp đưa phương án chống thiên thạch>> Theo NASA, kế hoạch đổ bộ người xuống tiểu hành tinh gồm 3 bước.
Kế hoạch 3 bước của NASA nhằm đổ bộ người xuống tiểu hành tinh để cứu lấy Trái Đất (Ảnh: POPSCI)
Bước đầu tiên là dùng tên lửa Ares I để phóng tàu vũ trụ Orion có chứa các phi hành gia vào quỹ đạo Trái Đất. Khi Orion tiến vào quỹ đạo thì tàu Earth Departure Stage (EDS) đã có mặt ở đó, vì nó được phóng đi trước Orion 90 phút bằng tên lửa Ares V. EDS có vai trò như là một bệ phóng để đưa các phi hành gia đi xa hơn nữa vào vũ trụ.
Sang bước hai, tàu Orion sẽ kết nối với EDS và tổ hợp này sẽ cùng di chuyển trên quỹ đạo Trái Đất để đến vị trí xuất phát thích hợp nhất. Sau đó, EDS sẽ đưa tổ hợp bay đến một tiểu hành tinh hay một vật thể vũ trụ đã được chọn. Trong quá trình bay, tàu Orion sẽ tách ra khỏi EDS.
Đến bước 3, tàu Orion sẽ bay bên trên tiểu hành tinh và hoà nhập vào quỹ đạo của nó. Nếu tiểu hành tinh có bề mặt ổn định và có thể tiếp cận được, các phi hành gia sẽ sử dụng một loại dây đặc biệt để neo con tàu vào bề mặt tiểu hành tinh.
Sau đó, nếu không có gì trở ngại, các phi hành gia sẽ rời tàu để đặt chân xuống bề mặt tiểu hành tinh, bắt đầu cuộc khảo sát. Nếu điều kiện không thuận lợi thì họ sẽ sử dụng các cánh tay robot để khoan và thu thập các mẫu đất, đá… cần thiết.
Theo các chuyên gia vũ trụ, robot dù có tinh vi đến đâu cũng không thể hoàn toàn thay thế cho con người. Trong việc thám sát tiểu hành tinh, một phi hành đoàn sẽ có khả năng di chuyển một cách thông minh hơn, sử dụng các trang thiết bị hiệu quả hơn và biết chọn lọc những yếu tố đáng được quan tâm nhất để nghiên cứu.
Đó chính là lý do mà NASA quyết định sử dụng một phi hành đoàn để trực tiếp nghiên cứu thiên thạch theo kế hoạch nói trên.
Ông Bruce Betts, giám đốc các dự án không gian của Hiệp hội Hành tinh (Planetary Society), phát biểu: “Rõ ràng là một sứ mệnh vũ trụ có người điều khiển sẽ giúp chúng ta xác định được những đặc điểm của tiểu hành tinh tốt hơn những gì chúng ta đã biết từ trước đến nay”.
-
Quang Thịnh (Theo POPSCI)
Ý kiến của Bạn:
Bạn có thắc mắc gì xung quanh vấn đề thiên thạch, tiểu hành tinh đụng Trái Đất hoặc các vấn đề khác về thiên văn, xin gởi câu hỏi vào khung dưới đây. Câu hỏi hoặc ý kiến của Bạn sẽ được chuyển đến chuyên gia để trả lời