221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1008922
Hạn chế triều cường: Trước hết phải tháo gỡ về qui hoạch
1
Article
null
Hạn chế triều cường: Trước hết phải tháo gỡ về qui hoạch
,

(VietNamNet) - Muốn hạn chế triều cường, việc cần làm ngay là  phải giải tỏa được những  vấn đề nổi cộm về quy hoạch địa phương, quy hoạch đê biển, quy hoạch thoát lũ...

>>Triều cường dâng cao dị thường: Các nhà khoa học nói gì?>>

TS. Bùi Xuân Thông:  Cấp thiết qui hoạch và xây dựng hệ thống đê biển

Bùi Xuân Thông
TS. Bùi Xuân Thông- Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển

Mực nước biển dâng cao dị thường ở Miền Đông Nam Bộ xảy ra vào năm nay, đúng vào thời kỳ mưa lớn, lại có lũ ở thượng nguồn đổ về. 

Bình thường, lũ thoát ra ngoài cửa sông nhưng nay lại gặp phải hiện tượng nước biển dâng cao (triều cường lớn) chặn lại ở cửa sông nên việc thoát lũ bị kém đi. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải thoát lũ trong thời kỳ này như thế nào cho đúng. Đây cũng chính là nguyên nhân ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ bị ngập lụt lâu và kéo dài như vậy.

Vấn đề trên cho thấy nhất thiết phải có qui hoạch đê biển, qui hoạch thoát lũ một cách đồng bộ mới mong cải thiện được tình hình.

Điển hình, hiện tượng triều cường gây ngập lụt ở TP.HCM cũng là sự ứ đọng của lũ và công tác quy hoạch thoát lũ ở TP.HCM chưa tốt, chưa đúng nên xảy ra tình trạng ngập úng, ngập lụt cục bộ.

Hiện đã có một số nơi quy hoạch tổng thể rồi nhưng quy hoạch này quá tản mạn, dựa trên những cơ sở số liệu không đồng bộ, chưa đánh giá được vùng đất cao hay thấp bao nhiêu, mực nước cao hay thấp bao nhiêu... 

Một đặc điểm của TP.HCM và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ là cả dải đất của vùng này thuộc các vùng đất thấp, ven bờ cửa sông không ổn định, lại không có hệ thống đê. Do vậy vùng này chịu tác động rất trực tiếp và nhạy cảm với sự dâng cao của mực nước biển. Vì  vậy, cấp thiết  phải xét đến việc qui hoạch và xây dựng hệ thống đê biển ở đây như thế nào để che chắn, bảo vệ và  thoát lũ hiệu quả, chống ngập lụt.

Để giải quyết tình hình, trước mắt phải chú trọng đặc biệt công tác quy hoạch: Cần phải nghiên cứu hệ thống đê biển ở Miền Nam vì nền đất, địa chất và cấu trúc... rất phức tạp. Đây là điều rất khó khăn cho hệ thống đê biển, nhưng chúng ta phải chú ý tới vấn đề này thì mới giải quyết lâu dài được. Bởi vì có đê biển mới tính đến chuyện thoát lũ, khống chế được các vấn đề triều cường vào. 

Đường Lê Lai- điểm ngập mới ngay trung tâm thành phố (Ảnh: Trần Duy)

Đặc biệt, đối với TP.HCM phải có hệ thống đê biển và xây dựng các hệ thống ven bờ, nhất là quy hoạch hệ thống thoát nước cục bộ.

Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá là một trong những vùng nhạy cảm nhất vì ĐBSCL là vùng đất thấp, hệ thống đê biển không có. Ngoài ra, khu vực này dễ bị kết hợp giữa lũ và triều cường, gió mùa đông bắc, gió chướng, gió đông ngăn cản sự thoát lũ. Do vậy, cần có quy hoạch lũ đối với việc thoát lũ kết hợp với việc quy hoạch vùng cửa sông để thích ứng với việc cùng một lúc xảy ra lũ và có hiện tượng triều cường.  

PGS.TS Trần Việt Liễn: Đến nay, không nắm bắt kịp thực tế để ứng phó


Trần Việt Liễn
PGS.TS Trần Việt Liễn -Trung tâm Khoa học Công nghệ khí tượng Thuỷ văn và Môi trường
Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho ngập lụt ở TP.HCM kéo dài là vấn đề quy hoạch của TP.HCM chưa tốt...

Theo tôi được biết, các nhà hoạch định quy hoạch thường căn cứ vào số liệu cũ để quy hoạch nên không thể chính xác được. Do vậy vấn đề quy hoạch chưa nắm bắt kịp những tình hình càng trở nên nghiêm trọng này.

Để ngăn chặn tình trạng này, chúng ta phải nghiên cứu nhiều hơn về vấn đề biến đổi khí hậu. Ai cũng hiểu một cách chung chung có vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng để hiểu cụ thể biến đổi khí hậu ở nước ta, ngóc ngách, tác động đến chúng ta như thế nào. Vấn đề này cần phải nghiên cứu đầy đủ hơn.

Hiện Bộ Tài nguyên- Môi trường đang triển khai nghiên cứu theo hướng này. Các nhà quản lý phải sớm hiểu và biết được vấn đề này để xây dựng những chiến lược và chính sách ứng phó với vấn đề này.

Ngay cả bây giờ khi chúng ta quy hoạch mà không để ý đến vấn đề biến đổi khí hậu. Ví dụ như vùng ven biển, chúng ta phải tính trước mực nước sẽ lên là bao nhiêu kết hợp với mực nước mà chúng ta đã quan trắc được hàng trăm năm, chục năm trước đây để dự tính. Từ đó, chuyển vấn đề này đến những người làm chính sách phải nắm được vấn đề này một cách cụ thể để tổ chức vấn đề quy hoạch. Không những chỉ quy hoạch về vấn đề xây dựng mà quy hoạch cả vấn đề nông nghiệp, nhất là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay cần nghiên cứu đầy đủ để sau này còn có kế hoạch ứng phó.

Việt Nam là một trong những nước chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và trong đó có ảnh hưởng của nước biển dâng. Khi nước biển dâng thì Đồng Bằng Sông cửu Long sẽ là nơi bị đe doạ mạnh mẽ nhất. Vậy bước đầu phải nghiên cứu để chúng ta hiểu và nâng cao nhận thức.

Trong thế kỷ này nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên từ 2 - 3 độ C. Rất nhiều đối tượng bị tác động bởi vấn đề biến đổi khí hậu. Ví dụ như Miền Nam nước ta nhiệt độ tăng thêm 2-3 độ C thì khí hậu chỉ nóng lên thôi. Nhưng nếu miền Bắc nhiệt độ trung bình là 16 độ, mà nhiệt độ trung bình cuối thế kỷ này tháng giêng, tháng 2 tăng lên 19 - 20 độ C vậy là chúng ta sẽ mất mùa đông, mất cả sinh hoạt và tập quán nào đó - đây cũng là vấn đề và thay đổi cấu trúc về khí hậu và môi trường.

Tác động của thay đổi khí hậu sẽ làm thay đổi tính biến động của khí hậu. Kéo theo những trận mưa lớn sẽ nhiều hơn, hạn hán cũng nhiều hơn. Hay, bão sẽ thay đổi cấu trúc của nó đi. Những cơn bão lớn có thể tăng lên. Bão trước kia chỉ tập trung ở bờ biển Bắc bộ và Trung bộ nhưng biến đổi khí hậu có thể làm cho bão di chuyển dần vào bên trong. 

TS. Nguyễn Hữu Ninh:  Quy hoạch kỹ để đảm bảo thoát nước, đê bao có lộ trình lâu dài

TS. Nguyễn Hữu Ninh
TS. Nguyễn Hữu Ninh- Chủ tịch Hội đồng Trung tâm Nghiên cứu, giáo dục môi trường và Phát triển - Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Chúng ta cần phải tính đến vấn đề quy hoạch lâu dài bởi nước biển thì càng ngày càng dâng trong 10 - 20 năm tới thì đê bao của TP.HCM với độ cao bao nhiêu là vừa chúng ta phải tính đến.

Quy hoạch đô thị chúng ta phải xem xét rất kỹ vấn đề thoát nước như thế nào, đê bao, thoát nước tự nhiên, thoát nước nhân tạo cho phù hợp.

Ví dụ, Thành phố Bangkok được xem xét rất kỹ trong báo cáo năm 2007 này. Bangkok đã mời các chuyên gia hàng đầu, không chỉ ở Thái Lan mà cả Liên hiệp quốc nữa trong việc xem xét quy hoạch cho phù hợp để đối phó với những biến đổi trong tương lai.

Việt Nam cũng là một nước nằm ở vùng duyên hải nên phải chú ý vấn đề mực nước biển dâng

Chúng ta thấy nước biển dâng lên từ từ, đỉnh triều sẽ lên theo cộng với vấn đề biến đổi khí hậu mưa bão nhiều hơn và chuyển dịch về phía Nam, ngay cả bão từ phía Trung Quốc hay Nhật Bản thì đuôi bão vẫn ảnh hưởng từ Phú Quốc đến ĐBSCL và TP.HCM. Tuy bão không đổ trực tiếp vào ĐBSCL nhưng lượng mưa ở đó rất lớn, do vậy tần suất bão tăng lên ở miền Nam trong hai năm qua...

Cần có sự quy hoạch đồng bộ, tổng thể mang tính chất lâu dài. Quy hoạch kỹ để đảm bảo nước điều hoà, thoát nước, đê bao có lộ trình lâu dài.

  • Ngọc Huyền (thực hiện)
     
    Ý kiến của Bạn:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,