221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1012418
30 ngày nữa, người dân mới được xem tê giác trắng
1
Article
null
30 ngày nữa, người dân mới được xem tê giác trắng
,

(VietNamNet) - Phi Phi và Văn Văn là tên của hai con tê giác trắng vừa được nhập từ Nam Phi về Thảo cầm viên Sài Gòn vào chiều 5/12. Tuy nhiên, phải 30 ngày nữa,  người dân mới được thấy tê giác... 

Tê giác cái ở Thảo cầm viên Sài Gòn (ảnh Đức Toàn)
Tê giác cái ở Thảo cầm viên Sài Gòn.

Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư 400.000USD để nhập hai con tê giác này về.

Hai con tê giác trắng vừa nhập về Việt Nam đã qua hành trình 11 giờ bay từ Nam Phi, quá cảnh qua Thái Lan, và có mặt ở Thảo cầm viên Sài Gòn vào chiều 5/12.

"30 ngày sau du khách sẽ được xem mặt chúng", bà Nguyễn Thị Hiền Lương, Giám đốc Thảo cầm viên Sài Gòn cho biết.

Lý do là, hiện tê giác đang trong quá trình kiểm dịch, được nuôi trong phòng cách ly có che bạt để chăm sóc sức khoẻ. Đồng thời, dần tập cho chúng làm quen với không gian sống mới.

Theo ông Phạm Anh Dũng, đội trưởng đội Động vật của Thảo cầm viên Sài Gòn, trong lịch sử 143 năm Sở thú Sài Gòn (tên thường gọi của Thảo cầm viên Sài Gòn), lần đầu tiên có động vật hoang dã quý hiếm như tê giác nhập về.

Hai con tê giác trắng này, con đực nặng hơn 1 tấn, khoảng 4 năm tuổi; con cái nặng 900kg, 18 tháng tuổi. Với loài tê giác trắng, sau khi trưởng thành, tức được hơn 4 tuổi chúng sẽ sinh sản.

Vài nét về tê giác

Châu Phi có 2 loài tê giác: tê giác trắng - tê giác mồm rộng (Ceratotherium simun) và tê giác đen (Diceros bicornis). Châu Á có các  loài: tê giác Sumatra (Decero shinus Sumatrensis), tê giác Java (Rhinoceros Sondaicus), tê giác lớn (Rhinoceros unicornis). Tê giác Sumatra hiện đang trong tình trạng báo động đỏ về nguy cơ tuyệt chủng, chỉ còn gần 200 con. Việt Nam có 4 con tập trung ở Nam Cát Tiên. Tê giác Châu Phi hiện có hơn 20.000 con.

Trong điều kiện sống ở công viên, việc sinh sản tê giác không quá khó khăn với phương pháp sinh sản nhân tạo (lấy tinh trùng con đực bơm vào con cái đúng vào chu kì sinh sản).

Nhiều vườn thú trên thế giới dùng phương pháp này và đã thành công. Chỉ 2 con tê giác trong khoảng không gian rộng 1.200m2 như ở Thảo cầm viên Sài Gòn sẽ khó khăn trong việc chờ chúng giao phối tự nhiên, sinh sản tự nhiên.

Thói quen ăn uống của tê giác trắng rất dễ, hiện chúng ăn khoảng 50-60kg cỏ voi, táo, lê, cám cho đại gia súc. Ở tuổi trưởng thành, tê giác ăn nhiều gấp đôi số lượng này. Điều kiện khí hậu Việt Nam không khó chịu đối với chúng. Được chăm sóc cẩn thận, hầu như không phải lo ngại về tình trạng ốm bệnh của tê giác vì chúng rất khoẻ.

Ngoài mục đích trưng bày cho khách tham quan, Thảo cầm viên Sài Gòn hướng tới nâng cao hiểu biết và giáo dục bảo tồn động vật hoang dã. Đồng thời,  tạo điều kiện để tê giác sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. 

Trong chuồng nuôi 1.200m2 dành riêng cho tê giác ở Thảo cầm viên, chúng sẽ có những không gian vui chơi riêng, sẽ có đầm lầy để ngâm mình như giữa thiên nhiên hoang dã. Ngoài ra, khu vực này sẽ trồng thêm cỏ voi và nhiều loại cây cỏ khác, chỉ trừ một mặt để khách tham quan. Tạo điều kiện tự nhiên như vậy, tê giác sẽ phát triển tốt hơn. Vì là loài hoang dã có thể hung dữ khi bị stress nên xung quanh khu vực tê giác có hàng rào điện bảo vệ.

Dù mới nhập về chưa được 1 ngày nhưng hai chú tê giác này đã có tên gọi âu yếm được đặt là Phi Phi (con cái) và Văn Văn (con đực). Giải thích hai tên gọi này, ông Dũng cho biết là kỷ niệm châu Phi, nơi sinh ra chúng và Việt Nam, nơi  chúng hiện đang sống.

Ở Việt Nam, Thảo cầm viên Sài Gòn là nơi thứ hai nhập về loài thú quý hiếm có mặt trong sách đỏ này. Trước đó, đã có Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) đã nhập và nuôi dưỡng 2 con tê giác trắng.

Tê giác trắng (tên khoa học Ceratotherium simun)  là tên gọi thông thường của loài tê giác mồm rộng (hay tê giác mõm vuông) của châu Phi. Có sự liên hệ giữa hai tên gọi này vì cách đọc tiếng Anh của dân địa phương nơi đây chữ White (trắng) và Wide (để chỉ mồm rộng) hoàn toàn giống nhau, chứ không phải vì chúng có màu trắng, chúng vẫn có màu xám đen đặc trưng của loài.

Vài hình ảnh của tê giác ở Thảo cầm viên:

Tê giác đực 4 tuổi
Tê giác đực 4 tuổi.
Ông Dũng đang cho tê giác ăn cỏ voi
Ông Dũng đang cho tê giác ăn cỏ voi.
Tê giác cái 18 tháng
Tê giác cái 18 tháng.
Phút nghỉ ngơi của tê giác
Phút nghỉ ngơi của tê giác.

  • Tin: Vinh Giang, ảnh: Đức Toàn 

Ý kiến của Bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,