221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1012224
Nghiên cứu tế bào gốc: Đang làm thật, chứ không chơi!
1
Article
null
Nghiên cứu tế bào gốc: Đang làm thật, chứ không chơi!
,

(VietNamNet) - "Việt Nam đang làm thật, chứ không phải làm chơi trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc...", GS-TS Phạm Thành Hổ, nguyên trưởng khoa Sinh học - ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM khẳng định.

>>Tế bào gốc: Mạnh ai nấy tiến, tiến sao nổi!>>

>>Việt Nam: Ngân hàng tế bào gốc sắp đi vào hoạt động>>

>>TP.HCM: Ca đầu tiên dùng tế bào gốc chữa bệnh mắt >>

>>Nuôi cấy thành công bước đầu giác mạc từ tế bào gốc>>

>>Xây dựng Phòng thí nghiệm Tế bào gốc ở TP.HCM>>

GS-TS Phạm Thành Hổ: "Các nhà khoa học đang làm thật trong nghiên cứu tế bào gốc..." (Ảnh: V.Giang)
"Đừng nói Việt Nam mình đến nay vẫn "làm chơi" trong việc phát triển nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc... Nói thế, các nhà khoa học, những người tâm huyết và những người mạnh dạn đi đầu trong lĩnh vực này sẽ buồn!”

GS-TS Phạm Thành Hổ, một nhà khoa học tâm huyết và có nhiều đóng góp uy tín trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nguyên trưởng khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM bộc bạch.

Hợp tác, mở đường thương mại hóa ...

Ông Hổ cho biết, các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc ở VIệt Nam đã thật sự bắt tay vào nghiên cứu lĩnh vực này từ cách đây 5 năm và đã có những kết quả đáng mừng.

Theo tiết lộ của ông Hổ, người trực tiếp nghiên cứu, đi đầu trong lĩnh vực này là GS-TS Phạm Mạnh Hùng, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế .

Người tâm huyết góp sức trong vấn đề thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc là GS.TS Phan Toàn Thắng hiện đang sinh sống và làm việc ở Singapore.

GS-TS Phạm Mạnh Hùng và GS-TS Phan Toàn Thắng cùng nhiều chuyên gia khác ở Việt Nam đã nhiều lần trao đổi. Tất cả đều đã thấy sự cần thiết phát triển nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc ở Việt Nam.

Giữa GS-TS Phạm Mạnh Hùng (ở Hà Nội) và GS-TS Phan Toàn Thắng (ở Singapore) đã thiết lập mối quan hệ với nhau, đồng thời với nhiều nhóm nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực.

Gần đây, GS-TS Phan Toàn Thắng còn có sự phối hợp chuyển giao công nghệ, hợp tác thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu với các nhóm nhà khoa học ở Việt Nam.

Không phải "con hát, mẹ khen hay"...

Nuôi chuột để thí nghiệm trong nghiên cứu tế bào gốc (Ảnh: V. Giang)
Theo ông Hổ, câu chuyện trên cho thấy, hướng phát triển thương mại hoá tế bào gốc ở Việt Nam như đã nói một hướng đi có định hướng, có kế hoạch, đủ tâm, đủ tầm, đủ cơ sở vật lực cũng như nhân lực mới thực hiện được. 

Riêng tại TP.HCM, GS-TS Phạm Thành Hổ đánh giá là đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong điều kiện Việt Nam.

Năm 1998, thế giới bắt đầu tiến vào lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc. Từ năm đó, các nhà khoa học ở TP.HCM, nói riêng và ở Việt Nam, nói chung cũng đã bắt đầu mày mò nghiên cứu lĩnh vực mới mẽ này, dĩ nhiên, với những phương tiện thô sơ nhất.

Đến nay, cả ở TP.HCM và Hà Nội đã có những kết quả đáng khích lệ, như nghiên cứu nuôi cấy biệt hoá tế bào niêm mạc thành tế bào gốc giác mạc để trị liệu bệnh lí về mắt; nghiên cứu tế bào gốc ứng dụng trị bỏng.

“Đó đã là những kết quả đáng mừng đầu tiên cho thấy mình có hướng và có nhiều khả năng phát triển lĩnh vực này. Nói như vậy là sự ghi nhận, chứ không phải là "con hát mẹ khen hay" - ông Hổ khẳng định.

Việt Nam đang ở vị trí nào?

Ngay khi Nhà nước chưa đầu tư, chỉ từ một phòng thí nghiệm nhỏ ở ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, các nhà khoa học đã đạt những kết quả tốt trong nghiên cứu tế bào gốc. Điều này đã được Bộ Khoa học Công nghệ ghi nhận.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã quyết định đầu tư vào phòng thí nghiệm sinh học ở ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM thành phòng thí nghiệm chuyên sâu tế bào gốc với kinh phí đầu tư 40 tỷ đồng.

Chắc chắn, kinh phí đầu tư ở Việt Nam cho lĩnh vực nghiên cứu này không thể bằng các nước. Ví dụ, ở Scottland, người ta đã đầu tư 600 triệu bảng Anh (cả tỷ đô la Mỹ) cho cha đẻ cừu Dolly  một khu nghiên cứu tế bào gốc.

“Trong điều kiện nào cũng không nên so bì thiệt hơn mà cần nhìn nhận rằng, Nhà nước đã có chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc. Sự đầu tư đó là không nhiều nếu so sánh với các nước phát triển nhưng phải thấy, đây là điều đáng mừng. Trong điều kiện Việt Nam, tất nhiên phải làm theo kiểu liệu cơm gắp mắm”.

Theo GS-TS Phạm Thành Hổ, rất khó xác định vị trí của Việt Nam trong lĩnh vực này mà chỉ có thể nói, Việt Nam đang bước chặng đường đầu. Hiện đã có những công ty của nước ngoài bắt tay đầu tư với các đơn vị của Việt Nam.

Chắc chắn, khi hợp tác như thế, họ phải thấy ta có tiềm năng, chứ không phải làm cho vui hay mạo hiểm gì như một số người hiểu nhầm!

Tuy nhiên, mức đầu tư cho những ngân hàng tế bào gốc ở Việt Nam ít nhất cũng lên tới 10 tỷ đồng mỗi nơi.

Đó là sự đầu tư nghiêm túc và Nhà nước cũng có sự hỗ trợ. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ nghiên cứu lẫn nhau từ các nhóm nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

"Có thể nói, Việt Nam đã có hướng phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc một cách rất nghiêm túc, lành mạnh!", GS-TS Phạm Thành Hổ khẳng định. 

  • Vinh Giang (thực hiện)

Ý kiến của Bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,