221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1014780
Việt Nam: Chưa xuất hiện chủng vi-rút H7N3
1
Article
null
Việt Nam: Chưa xuất hiện chủng vi-rút H7N3
,

(VietNamNet) - Ngày 12/12, TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam chưa bao giờ xuất hiện bệnh nhân có chủng virus H7N3. Các ca nhiễm chủ yếu do chủng H5N1 gây ra.

>>Chủng virus H7N3: Độc lực cao, lây sang người>>

H5N1 tấn công các tế bào trong cơ thể (Ảnh minh họa)
Bộ Y tế cũng cho biết, chưa nhận được thông báo về sự nguy hiểm của virus H7N3 từ Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO).

Trước đó, trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã lên tiếng cảnh báo về vi-rút cúm H7N3. Chủng vi-rút này vừa được phát hiện tại Hàn Quốc và Canada.

Theo ông Bùi Quang Anh, đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, H7N3 thuộc chủng độc lực cao, có khả năng lây sang người. Mới đây tại Hà Lan, một bác sĩ thú y đã chết vì nhiễm virus chủng H7N3.  

Thật ra, H7N3 không phải là chủng vi-rút mới phát hiện gần đây...

Ngày 13/2/2006, trên website của Viện Pasteur TP.HCM cũng xuất hiện thông tin cảnh báo H7N3 cũng là một loại vi-rút có khả năng gây dịch cúm ở người. Từ dịch cúm ở loài lông vũ (cúm gia cầm) đến cúm người chỉ diễn tiến trong một khoảng một thời gian ngắn

Các vi rút cúm thường có vật chủ đặc hiệu. Vi rút cúm của loài lông vũ với hơn 100 phân nhóm đã được xác định, thường chỉ gây bệnh ở các loài chim và hiếm khi mới gây bệnh ở lợn (lợn có thụ thể với các vi rút cúm của loài lông vũ).

Những bệnh nhân đầu tiên được ghi nhận nhiễm vi rút cúm H5N1 vào năm 1997 ở Hồng Kông, khi vi rút này gây bệnh hô hấp nặng cho 18 người, trong đó 6 người tử vong. Việc tiêu huỷ nhanh chóng trong vòng ba ngày toàn bộ đàn gia cầm của Hồng Kông ước chừng 1,5 triệu con, đã làm giảm cơ hội lây lan tiếp sang người và có thể đã ngăn chặn được sự xuất hiện một đại dịch.

Song song đó, ba loại vi rút cúm gia cầm khác cũng đã gây bệnh ở người. Một vụ dịch cúm H7N7 độc lực cao ở Hà Lan vào tháng 2/2003 làm 89 người bị bệnh nhẹ và 1 người tử vong. Các bệnh nhi nhiễm cúm H9N2 bị bệnh thể nhẹ ở Hồng Kông năm 1999 (2 trường hợp) và trong tháng 12/2003 (1 trường hợp). Vi rút H7N3 gây viêm kết mạc nhẹ ở 2 người ở Canada năm 2004.

Vào tháng 11/2005, Đài Loan đã tìm thấy chủng virus H7N3 trong phân của chim di cư tại một vùng đất lầy.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), H7N3 lần đầu tiên xuất hiện trên gà tây tại Anh vào năm 1963 và trên gia cầm ở Canada vào tháng 4-5/2004.

Hiện nay, vẫn rãi rác có báo cáo về những ca bệnh cúm gia cầm ở người nhưng do chủng H5N1 gây ra. Thông tin cập nhật mới nhất của WHO về cúm gia cầm vào hôm  9/12, cho biết Bộ Y tế Trung Quốc vừa thông báo một ca tử vong mới vì vi-rút cúm H5N1 tại tỉnh Jiangsu. Các phòng thí nghiệm quốc gia Trung Quốc đã khẳng định kết quả dương tính vào ngày 6/12.

Nạn nhân mới là một người đàn ông 52 tuổi. Trước đó, vào ngày 2/12/2007, con trai của ông ta cũng đã tử vong vì nhiễm H5N1.

  • Lệ Hà - Hương Cát
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,