221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1019568
Người dân đã được xem tê giác
1
Article
null
Người dân đã được xem tê giác
,

(VietNamNet) - Ngày 28/12, Thảo cầm viên Sài Gòn đã bắt đầu cho khách tham quan nhìn thấy tê giác. Đây là 2 con tê giác trắng, trị giá 400.000 USD và đã được nhập về TP.HCM gần một tháng trước...

>>30 ngày nữa, người dân mới được xem tê giác trắng>>

>>Video: Xem tê giác trắng ở Thảo cầm viên>>

Ngày 28/12 là ngày đầu tiên Phi Phi và Văn Văn, tên hai con tê giác trắng được dành thời gian chủ yếu sống giữa thiên nhiên. Hàng trăm người dân tình cờ đi ngang khu vực tê giác đã hào hứng khi trông thấy tê giác, ở khoảng cách khá xa từ 20 - 30m.

Thời gian qua, tê giác tập làm quen với môi trường sống mới và theo dõi tình trạng sức khoẻ, miễn dịch trong điều kiện Sở thú (tên thường gọi của Thảo cầm viên Sài Gòn).

Tuy nhiên, ông Phạm Anh Dũng, Đội trưởng Đội Động vật cho biết, hai con tê giác đang ở tuổi lớn, tuổi trưởng thành (một con 4 năm tuổi, con kia 18 tháng tuổi) nên chúng rất khoẻ và dễ làm quen trong điều kiện sống mới.

vth
Ngày đầu tiên tê giác được sống nhiều trong thiên nhiên
Hôm nay là ngày đầu tiên tê giác được dành phần lớn thời gian ban ngày, từ 9 giờ sáng tới 16 giờ để vui chơi trong chuồng của mình, có không gian rộng 1.200 m2. Sau 4 giờ chiều, chúng được cho ăn và nhốt vào khu vực cách ly tới 9 giờ sáng ngày hôm sau.

Do tập tính sống xã hội bầy đàn nên hai con tê giác tỏ ra thích thú khi được cùng nhau sống trong không gian rộng bên ngoài khu vực cách ly. Khi đưa vào chuồng lại, chúng thường quay hướng về nhau, tỏ ý muốn cùng vui chơi, cùng ăn uống, đi lại.

Giờ ăn, ngủ của tê giác đã đi vào quy củ.

Tê giác được ăn hai buổi vào 7g30 và 16 g30 mỗi ngày.

Dù chỉ ăn 2 cữ nhưng số lượng cỏ voi - thực phẩm chính của chúng lên tới 60 - 80 kg/con/ngày. Ngoài ra, chúng còn được cho ăn thêm một số trái cây như táo, dưa...

Tuần đầu tiên đến Việt Nam, hai con tê giác trắng gốc Nam Phi này bị stress trong một thời gian ngắn. Chúng bỏ ăn vì không quen ăn cỏ voi tươi, do ở Châu Phi điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chúng chỉ được ăn phần lớn cỏ khô. Mặt khác, ảnh hưởng của cuộc hành trình từ Nam Phi về Việt Nam, tiêm thuốc mê cũng khiến tê giác stress nhẹ suốt vài ngày.

Biểu hiện khi stress nhẹ của tê giác chỉ là bỏ ăn, lừ đừ, thỉnh thoảng gầm gào trong đêm.

Các thành viên tổ móng vuốt, Đội Động vật thuộc Sở thú đã khéo léo tập cho tê giác quen môi trường mới, bằng cách vẫn kết hợp những thói quen, sở thích ăn uống cũ của tê giác và những điều kiện mới. Chỉ sau một tuần chăm sóc, tê giác đã thích ăn cỏ voi tươi hơn hẳn món ăn cỏ khô quen thuộc.

Đồng thời, sau 1 tuần nhốt trong khu vực cách ly, tê giác được ra ngoài, đi dạo vòng trong chuồng  mỗi ngày 1 tiếng. Ngay ngày đầu tiên ra khỏi khu vực cách ly, tê giác đã cùng nhau tự chọn một vị trí trũng, tự tạo vũng tắm bùn cho mình. Để tạo thêm điều kiện sống cho tê giác, hàng ngày trước khi thả tê giác, người chăm sóc đổ thêm nước vào vũng bùn cho chúng. Ngay sau khi mở cửa cách ly, tê giác đều chạy ngay tới vũng tắm bùn tắm mát hàng giờ.

Theo anh Nguyễn Đình Cao, phụ trách tổ móng vuốt - Đội Động vật, dù trông có vẽ dữ tợn nhưng hai con tê giác này lại khá hiền lành. Chúng chưa quen với ánh đèn flash hay nhiều người đứng nhìn, nhưng nếu thấy đèn và nhiều người thì tê giác chỉ bỏ đi chứ không phản ứng dữ.

Tê giác cũng đã quen với tên gọi Phi Phi và Văn Văn của mình, chúng có phản ứng thân thiện, khi gọi thì đi gần về phía người chăm nuôi.

Anh Cao nói, chuyện động vật hoang dã tấn công người, phần lớn xuất phát từ sự tự vệ hoặc bị stress mạnh.

Để đề phòng tê giác có những phản ứng tiêu cực, cách 1m, phía trong những song sắt kiên cố là hàng rào điện chắc chắn luôn được cắm điện 24/24 giờ.

Bà Nguyễn Thị Hiền Lương, Giám đốc Thảo cầm viên Sài Gòn cho biết: Nhằm giới thiệu rộng rãi cho người dân biết để tới xem tê giác, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã thông báo và quảng cáo trên đài, báo. Cổng chào của Thảo cầm viên Sài Gòn cũng được trưng bày hình tê giác thân thiện chào quý khách.

Tuy nhiên, hiện đang vào dịp cuối năm, nhiều bận rộn nên chưa có nhiều người tham quan. Những dịp tết dương lịch, tết âm lịch sắp tới, chắc chắn tê giác sẽ là "tâm điểm" của vườn thú trong việc thu hút khách.

Hình ảnh tê giác ngày đầu tiên "làm quen" du khách:

vth
Những khách tham quan đầu tiên hứng thú chụp hình tê giác
vth
Tê giác được cách ly bằng dây điện bảo vệ an toàn cho khách
vth
Bãi tắm bùn do tê giác tự tạo
vth
Chúng rất thích đi dạo vòng quanh gốc cây
vth
Và thích cùng nhau ăn ngoài trời sáng hơn so với trong khu vực cách ly tối u ám
vth
Ăn xong, tê giác lại nhốt vào khu cách ly mỗi con, nhưng vẫn thích gần nhau

  • Tin, ảnh: V. Giang
     
    Ý kiến của Bạn:  

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,