221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1043687
Nhà nước không cắt "bầu sữa" của các tổ chức khoa học
1
Article
null
Nhà nước không cắt 'bầu sữa' của các tổ chức khoa học
,

-Nhà nước không cắt "bầu sữa" của các tổ chức khoa học - công nghệ (KH-CN)! Thay vì phải bao cấp theo đầu người như trước đây, nay Nhà nước cấp kinh phí cho các tổ chức KH-CN theo nhiệm vụ... TS. Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ KH-CN trả lời phỏng vấn của phóng viên VietNamNet xoay quanh vấn đề thực hiện Nghị định (NĐ) 115.

PV: Tại Hội nghị sơ kết NĐ 115, Bộ KH-CN đã phê bình, nêu đích danh nhiều địa phương đơn vị chưa thực hiện NĐ 115. Mặc dù đã hơn 3 năm kể từ ngày ban hành NĐ (2005), thế nhưng trong số 659 tổ chức KH-CN phải chuyển đổi thì có tới 313 đơn vị mới đang trong quá trình xây dựng đề án, phải chăng các đơn vị đang khởi động một cách ì ạch?

Mô tả ảnh.

TS. Nguyễn Quân: "Nhà nước không cắt "bầu sữa" của các tổ chức KH-CN" (Ảnh: M. Cường)

- TS. Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ KH-CN: Có một số Bộ, ngành có số lượng lớn các tổ chức khoa học và công nghệ hầu như chưa triển khai, hoặc triển khai với tốc độ hết sức chậm, điển hình là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo có tới trên 190 tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ và trực thuộc các trường đại học, nhưng cho đến nay vẫn chưa chuyển đổi được tổ chức nào. Thậm chí, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của NĐ 115 và tự cho rằng mình không cần chuyển đổi.

Thật ra, vấn đề nhận thức ở đây là vô cùng quan trọng vì cùng một hoàn cảnh mà các Bộ khác làm rất tốt như Bộ Công nghiệp, chúng tôi đánh giá rất cao sự tích cực chuyển đổi của Bộ Công Nghiệp (2006). Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn cũng có gần 100 tổ chức khoa học và công nghệ nhưng khi họ bắt tay vào thực hiện chuyển đổi cũng rất tốt, hiện nay đã có tới 97 đề án được phê duyệt. Theo cá nhân tôi, sức ì cũng chỉ một phần… Vấn đề quan trọng là nhận thức của lãnh đạo chưa đầy đủ, hoặc vì quá bận với những công việc khác mà chưa thực sự quan tâm đến việc chuyển đổi tổ chức KHCN sang cơ chế tự chủ theo NĐ 115.

- Ngoài việc nhận thức chưa đúng tầm thì phải chăng là do công tác tuyên truyền của Bộ KH-CN về NĐ 115 chưa thật tốt. Mặt khác, do tâm lý sợ mất "bầu sữa" bao cấp của Nhà nước khiến tiến độ thực hiện NĐ 115 của một số Bộ, ngành, địa phương còn chậm?

- Đúng, điều đó là hiển nhiên. Thế nhưng cũng cần phải hiểu đúng đắn rằng, thật ra Nhà nước không bắt các tổ chức KH&CN phải từ bỏ "bầu sữa ngân sách", Nhà nước không "cắt " kinh phí từ ngân sách hỗ trợ cho tổ chức KH&CN, Nhà nước chỉ thay đổi phương thức cấp kinh phí , từ kiểu bao cấp trước đây chuyển sang cấp theo nhiệm vụ. Mọi dự án đầu tư phát triển vẫn được thực hiện bình thường, đề tài, dự án vẫn giao bình thường như trước đây, nhưng cần nhấn mạnh là tổ chức KH&CN phải khẳng định được năng lực của mình để có thể nhận được nhiều nhiệm vụ hơn.

Tóm lại, các bộ ngành và địa phương cần phải nghiên cứu thật kỹ NĐ 115 để hiểu đúng và làm cho tốt, bởi Nhà nước chỉ thay đổi phương thức cấp kinh phí từ ngân sách chứ không phải cắt hoàn toàn kinh phí... 

Tuy nhiên, nói đi cũng cần phải nói lại, đúng là việc tuyên truyền của Bộ còn nhiều thiếu sót cụ thể là công tác tuyên truyền chưa được tốt cần phải đẩy mạnh hơn nữa. Chúng tôi cũng dự định đẩy mạnh tuyên truyền bằng những cách sau: Thứ nhất, thường xuyên tiến hành các hội thảo về NĐ 115 . Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là phương pháp mang lại hiệu quả tuyệt đối bởi hạn chế của phương pháp này là chỉ một số lượng người được cung cấp thông tin.Thứ hai, là qua các cơ quan truyền thông đại chúng, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan truyền thông đại chúng, đây là biện pháp và đóng vai trò cực kì quan trọng. Thứ ba, là theo con đường chính thống, thông qua các văn bản, quy định, chỉ thị của Thủ Tướng đến từng Bộ, ngành và từng địa phương.

Mô tả ảnh.
 "Một số Bộ, ngành chưa nhận thức được tầm quan trọng của NĐ 115 và tự cho rằng mình không cần chuyển đổi...". Trong ảnh: Quang cảnh buổi tọa đàm tại Hội nghị sơ kết Nghị định 115 tổ chức tại TP.HCM vào ngày 13/3. (Ảnh: M. Loan)

- Thưa ông, hiện nay tình trạng triển khai NĐ 115 tại nhiều địa phương, thậm chí là tại một số Bộ, ngành còn lúng túng, thậm chí nhiều địa phương còn rất "lơ mơ" chưa hiểu rõ về NĐ 115 cũng như tầm quan trọng của NĐ. Vậy, Bộ KH-CN đã có những biện pháp cụ thể nào nhằm triển khai NĐ 115 một cách đúng thời hạn, đúng quy định?

- Đúng là hiện nay tình trạng triển khai NĐ 115 tại một số địa phương còn nhiều lúng túng, thậm chí nhiều địa phương còn "không chiụ" chuyển đổi hoặc né tránh bằng cách chuyển đổi theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, và để giải quyết vấn đề này, vừa qua, Bộ KH-CN đã có công văn yêu cầu lãnh đạo UBND các địa phương cần có biện pháp chỉ đạo triệt để, kiên quyết đi đôi với việc phải đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực cho các tổ chức KH-CN để họ có đủ điều kiện chuyển đổi. Ngoài ra, Bộ KH-CN cũng đã chỉ đạo các Sở KH-CN phối hợp chặt chẻ với các sở ban, ngành của từng địa phương. Sở KH-CN của địa phương phải quy hoạch mạng lưới các đơn vị KH-CN, cũng như tìm ra những giải pháp cho phù hợp, từ dó nhà nước sẽ có đầy đủ thông tin để hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất cho từng địa phương.

Chúng tôi cũng sẽ thông qua các kênh đầu tư trực tiếp như các Chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình "Nông Thôn và Miền núi", Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo Nghị định 119 của Chính phủ, các chương trình đầu tư trọng điểm của các tổ chức KH-CN trung ương trên địa bàn địa phương, vì đây là những kênh mà Bộ có thể hỗ trợ trực tiếp. Tuy nhiên để làm tốt được điểu đó thì các địa phương cần phải phối hợp chặt chẽ với Bộ khoa học và công nghệ trong việc xây dựng các kế hoạch cũng như các dự án đầu tư. Một điểm mới nữa mà chúng tôi đánh giá là rất hiệu quả, đó là việc thông qua Ban công tác địa phương để nắm bắt được nhu cầu của địa phương và đề xuất những giải pháp kiến nghị với lãnh đạo. Cuối cùng, việc hoàn thiện các văn bản hướng dẫn cho phù hợp cũng như những biện pháp tình thế như cho phép kéo dài thời gian chuyển đổi cho tổ chức KH-CN ở địa phương, tạo cho họ có tiềm lực đủ mạnh để chuyển đổi thành công.

- Bên cạnh những mặt hạn chế, được biết có nhiều đơn vị tổ chức KHCN công lập chuyển đổi sang cơ chế tự chủ thành công. Theo ông, bài học thành công của những Bộ, ngành, địa phương đó là gì?

- Thành công của họ là do lãnh đạo cao nhất của Bộ, ngành, địa phương đó hiểu và chỉ đạo quyết liệt thực hiện NĐ 115. Ngoài ra, quan hệ làm việc và sự phối hợp chặt chẽ với Bộ KH-CN, Bộ Tài Chính, Bộ Nội vụ giúp giải quyết tốt và kịp thời những vướng mắc trong công tác chỉ đạo. Tổ chức KH-CN chuyển đổi thành công bởi họ biết vận dụng được các quyền trong NĐ 115 cho phép, biết đấu tranh với cơ quan chủ quản và các ban, ngành để thực hiện được những quyền đó.

Tôi lấy ví dụ như Trung tâm tiêu chuẩn-đo lường-kỹ thuật 3 chẳng hạn, họ làm rất tốt bởi tự họ đã thuyết phục được Sở KH-CN TP.HCM, Sở Kế họach-Đầu tư TP.HCM, Cục Thuế TP.HCM để được hưởng quyền lợi chính đáng mà NĐ 115 mang lại cho họ. Nếu chỉ trông chờ, thụ động và Bộ cứ phải hướng dẫn từng li từng tí thì rất khó và rất chậm. Chúng ta không nên ngồi chờ cấp trên chỉ đạo, mà phải biết tận dụng sự hỗ trợ của các sở ban ngành, thuyết phục lãnh đạo các bộ, thành phố để được tạo điều kiện. Ví dụ các Viện của Bộ Công Nghiệp trước đây đã chủ động trực tiếp làm việc với các Bộ trong ban chỉ đạo liên bộ để có hướng dẫn cụ thể, vì thế họ chuyển đổi thành công và sớm trước hạn. 

- TP.HCM được xem là nơi thực hiện tốt NĐ 115 của Chính phủ. Ông có ý kiến nhận xét gì về cách làm của TP.HCM?

- TP.HCM là một trong những địa phương có chuyển đổi tốt nhưng không phải là sớm nhất so với nhiều địa phương như: Hậu Giang, Cà Mau, Nghệ An, Hà Tĩnh...Tuy nhiên, TP. HCM là nơi mà kinh tế phát triển và là địa bàn hết sức sôi động về KHCN nên điều đó đã có tác động lớn đối với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Vì vậy, Bộ KH-CN đánh giá rất cao việc thực hiện NĐ 115 ở TP.HCM.

- Xin cảm ơn ông .

  • Mai Linh (thực hiện)
     
Ý kiến của Bạn:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;