221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1068765
Phát huy chất xám: Không phân biệt trí thức trong, ngoài nước
1
Article
null
Phát huy chất xám: Không phân biệt trí thức trong, ngoài nước
,

 - Sau khi đưa tin 1.500 USD/tháng cho chuyên gia Việt kiều về nước làm việc, nhiều bạn đọc có ý kiến về việc đãi ngộ đối với trí thức trong, ngoài nước.  PGS Phan Minh Tân giải thích thêm về các chính sách mà Sở KH-CN TP.HCM đang đề xuất.

- Thưa ông, sau khi VietNamNet đưa tin “1500 USD/tháng cho chuyên gia Việt kiều về nước làm việc”, nhiều bạn đọc trong và ngoài nước tỏ ra rất quan tâm vấn đề này…

Mô tả ảnh.
PGS Phan Minh Tân
PGS Phan Minh Tân: - Trước hết xin cám ơn VietNamNet và bạn đọc đã quan tâm và góp ý cho đề án của chúng tôi. Chúng tôi xin được nói rõ như sau: UBND TP.HCM giao nhiệm vụ cho Sở KHCN phối hợp với một số ban ngành liên quan xây dựng, đề xuất một số cơ chế chính sách nhằm thu hút và sử dụng trí thức KHCN trong và ngoài nước phục vụ phát triển KT-XH của TP.HCM.

Quan điểm cơ bản của chúng tôi khi xây dựng đề án là cần phải tạo môi trường thuận lợi nhất cho các nhà khoa học phát huy tài năng trí tuệ và các nhà khoa học sẽ được hưởng lợi ích tương xứng với giá trị do họ tạo ra bằng lao động trí thức không phân biệt đó là trí thức trong hoặc ngoài nước, hoặc trả thù lào chỉ dựa vào bằng cấp và chức vụ quản lý.

Còn mức lương 1.500 USD/tháng cho chuyên gia Việt kiều, thật ra, đó chỉ là đề xuất phụ cấp công vụ và sinh hoạt cho Viện trưởng Viện Khoa học & Công nghệ tính toán (KHCN TT) trong thời gian làm việc ở Việt Nam, ngoài những chi phí khác như vé máy bay đi về, tiền lưu trú khách sạn… Chuyên gia này (là một Việt kiều) làm việc ở cương vị Viện trưởng bán thời gian, điều hành công viêc cùng với một đồng Viện trưởng là nhà khoa học trong nước qua mạng hoặc hình thức Video Conference. Chúng tôi sẽ sửa lại từ “mức lương” để tránh sự hiểu lầm.

- Nội dung đề án có nêu đề xuất: “Thành lập một số viện, trung tâm nghiên cứu với mô hình tổ chức và hoạt động theo cơ chế đặc thù”… Trong đó, đề án có nêu cụ thể đề xuất mô hình của Viện KH&CN tính toán TP.HCM mà theo mô hình này, chuyên gia Việt kiều có nhiều chế độ ưu đãi…?

- Hiện nay TP đang có chủ trương phát triển nhanh và nâng cao tiềm lực KHCN của TP, trong đó xây dựng một số viện, trung tâm, phòng thí nghiệm trọng điểm một số lĩnh vực công nghệ cao như CNTT, CNSH, vật liệu Nano… và Viện KHCN TT là một trong những đơn vị này.

Một đặc điểm rất quan trọng Viện KHCN TT là một mô hình thử nghiệm đối với việc thu hút và sử dụng trí thức Việt Nam đang công tác, làm việc ở nước ngoài. Không nhất thiết nhà khoa học Việt kiều phải về nước sinh sống mới có thể đóng góp được và thậm chí chúng tôi cho rằng phương thức làm việc bán thời gian lại hiệu quả hơn. Ví dụ họ có thể đưa một số nhà khoa học trẻ ra nước ngoài cùng làm việc để đào tạo trong một thời gian ngắn, thông qua thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu từ kinh phí NCKH của TP. Còn một số các chế độ đối với các nhà khoa học này trong thời gian làm việc trong nước chúng tôi cho rằng chưa phải là ưu đãi mà theo tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ cống hiến tài năng. 

Về vấn đề tạo lập môi trường và điều kiện làm việc của Viện KHCN TT chúng tôi thấy rằng cần có đầu tư thoả đáng, trong đó đầu tư cơ sở vật chất khoảng 50 tỷ bao gồm một hệ thống máy tính hiệu năng cao (High Performance Computing System) và các phần mềm mô phỏng liên quan.

25 tỷ đồng cho các dự án nghiên cứu, phần lớn số tiền này để đào tạo các nhà khoa học trẻ. Các chủ nhiệm đề tài không hưởng lương từ dự án nghiên cứu. 15 tỷ đồng dành cho chi phí vận hành viện (mặt bằng, điện nước, bộ phận hành chính…) và chỉ có 5 tỷ đồng chi phí cho đi lại, công tác phí, phụ cấp… cho các nhà khoa học Việt kiều tham gia quản lý. Như vậy, tổng đầu tư trong 5 năm đầu tiên khoảng 100 tỷ đồng. Chúng ta sẽ được gì từ sự đầu tư này:

Mô tả ảnh.

Đề án “Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng trí thức khoa học & công nghệ trong và ngoài nước” liệu có tạo được sức bật mới cho KHCN? Trong ảnh: Một kỹ sư 72 tuổi, tự bỏ tiền túi nghiên cứu và có 2 bằng sáng chế nhưng sản phẩm vẫn đang xếp xó... (Ảnh: M. Linh) 

- Xây dựng được một viện nghiên cứu mạnh trong khu vực, đạt trình độ quốc tế thuộc lĩnh vực KHCN TT là một trong những lĩnh vực KHCN phát triển nhanh trong thế kỷ XXI

- Đào tạo được khoảng 100 thạc sĩ và tiến sỹ trong lĩnh vực KHCN mới mẻ này.

- Có được sản phẩm là 150–200 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí có uy tín trên thế giới, 5–10 patent đăng ký ở nước ngoài.

Theo nhận định của chúng tôi, mô hình này rất khả thi và rất hiệu quả xét về khía cạnh kinh tế.

- Đối với lưc lượng KHCN trong nước , Sở có đề xuất cụ thể nào?

- Như chúng tôi đã đề cập, quan điểm là không có phân biệt trí thức trong và ngoài nước, vì vậy trong 10 đề xuất cụ thể về cơ chế chính sách đều luôn có cụm từ “áp dụng đối với trí thức trong và ngoài nước”.

Một trong những vấn đề chúng tôi quan tâm là phải tạo được sự kết nối giữa “bên cung” là các nhà khoa học và “bên cầu” là các nhà quản lý. Nói cách khác, lãnh đạo thành phố, sở, ngành, quận, huyện, các doanh nghiệp cần phải công bố những vấn đề, nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài nhu cầu về nhân lực KHCN… Và phải tổ chức 1 kênh thông tin để truyền tải những “đơn hàng” của thành phố đến các nhà khoa học trong và ngoài nước. Do đó, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy chế đặt hàng đối với các tổ chức và cá nhân, các nhà khoa học trong và ngòai nước tham gia giải quyết các vấn đề cấp bách của thành phố.

Trên cơ sở đặt hàng, thành phố sẽ ủy quyền cho các sở, ngành, quận, huyện ký kết hợp đồng với các cá nhân, tổ chức KHCN trong và ngoài nước theo thỏa thuận, theo phương thức khoán gọn và có thể cao hơn các định mức chi theo quy định hiện hành.

Tóm lại, chúng ta cần vận hành cơ chế quản lý KHCN theo quy luật của kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường lao động chất xám cũng như thị trường công nghệ. 

Một số đề xuất chính trong đề án “Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng trí thức khoa học & công nghệ trong và ngoài nước”

 - UBND TP phân cấp các sở, ngành, quận, huyện sử dụng trí thức KH-CN và trả lương theo thoả thuận (dưới hình thức thuê chuyên gia làm việc theo dự án, công trình) để giải quyết những công việc cụ thể theo phương thức khoán gọn và có thể cao hơn định mức chi theo quy định hiện hành.
- Giám đốc các sở, ngành, chủ tịch UBND quận, huyện có quyền tuyển dụng hoặc bổ nhiệm tạm thời các nhà khoa học trong và ngoài nước vào các chức danh tương đương trưởng phòng chuyên môn, trưởng ban dự án và có thể trả lương theo thoả thuận.
- TP.HCM cần có cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu trong nghiên cứu khoa học. Đặt hàng từ lãnh đạo TP về những vấn đề bức xúc của TP; đặt hàng từ các sở, ngành, quận, huyện; đặt hàng từ các hiệp hội ngành nghề về tư vấn, hỗ trợ của các nhà khoa học cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó là cơ chế phân cấp và quản lý sử dụng trí thức KHCN như đã nói ở câu trên, vắn tắt là UBND TP có thể phân cấp các sở, ngành, quận, huyện sử dụng trí thức KHCN và trả lương theo thoả thuận.
- Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển KHCN để nâng cao hiệu quả đầu tư cho KHCN, tạo động lực thúc đẩy các tổ chức và cá nhân hoạt động KHCN.
- Về đãi ngộ, các cán bộ KH&CN có trình độ, năng lực chuyên môn ngang bằng chuyên gia nước ngoài, cùng vị trí công tác trong các dự án hợp tác, được hưởng mức thu nhập tương đương với mức thu nhập bình quân do các tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài trả cho người Việt Nam.
- Áp dụng mức thu nhập cao đối với cán bộ KH&CN chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN trọng điểm, các công trình, dự án quy mô lớn.    

  • M. Linh (thực hiện) 

Phản hồi từ bạn đọc:

Ho ten: Tuân
Dia chi: Hoa Kỳ
Email: tdle@hotmail.com
Tieu de: Bước khởi đầu đáng ghi nhận
Noi dung: Nếu về Việt Nam làm việc chỉ để nhận lương $1,500/tháng thì chằng có ai về. Tuy nhiên nếu về để góp phần cho quê hương, một số nhà khoa học có tâm huyết sẽ về. O Mỹ, một research consultant co thể nhận hơn $1,500/tháng cho 4 giờ làm việc/tuần. Nên liên kết với một số trường hoặc viện có uy tín ở nước ngoài để nghiên cứu và đăng báo trên những tờ báo uy tín. Chúng ta sẽ có ít nhất 2 cái lợi: (1) Nâng cao khả năng nghiên cứu và giới thiệu chúng ta với quóc tế; (2) Nhận được trợ giúp về tài chính. Tại sao phải là nghiên cứu về công nghệ cao mà không phài là các ngành khác nữa như y tế dự phòng, an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, v.v. Dù sao đây cũng là mơt bước khởi đầu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, chúng ta nên chọn một model thích hợp nhất để tiến hành.

Ho ten: Nguyen
Dia chi: Thailand
Email: nguyen@yahho.com
Tieu de: Can nghiem tuc
Noi dung: Toi đã có kinh nghiệm làm việc kiểu này rồi. Tôi chỉ sợ lại "đầu voi, đuôi chuột" mà thôi! Không có định hướng rõ ràng tầm quốc gia, không có lãnh đạo khoa học tài ba... Làm việc thế này chỉ là manh mún... 

Ho ten: Châu
Dia chi: Nagoya, Japan
Email: sangkhanh2002@yahoo.com
Tieu de: Mot vai de xuat nham phat huy chat xam
Noi dung: Tôi có ý kiến sau: 1. Việc nhà cửa và bảo hiểm phải bảo đảm trước khi các nhà Khoa học về nước. 2. Liên hệ giữa trong và ngoài nước để thành lập những trung tâm nghien cứu trước khi các nhà Khoa học nước ngoài về làm việc. 3. Chính phủ thường xuyên chỉ đạo và quan tâm đến các nhà khoa học va trung tâm nghiên cứu. 4. Có những nguồn cung cấp tài chính từ nhân dân cũng như từ chính phủ và các công ty không những trong và ngoài nước có những hợp đồng nghiên cứu, lúc đấy trung tâm mới ngày càng phát triển...

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,