221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1089774
Được tự chủ, doanh nghiệp khoa học làm quen với thị trường
1
Article
null
Được tự chủ, doanh nghiệp khoa học làm quen với thị trường
,

 - Chuyển sang cơ chế tự chủ theo Nghị định 115, nhiều tổ chức khoa học-công nghệ (KHCN) công lập cũng bắt đầu làm quen với cơ chế thị trường: Tìm đầu ra cho sản phẩm nghiên cứu, tìm vốn đầu tư...

Máy cắt do Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ (Bộ KH-CN) nghiên cứu ứng dụng trong công nghiệp. Ảnh: Ngọc Huyền

Làm khoa học chữa bệnh cho người nghèo, sao khó thế?

Hàng ngày, ông Bùi Công Khê - GĐ Trung tâm Công nghệ Vật liệu (Viện Ứng dụng công nghệ) mang các sản phẩm độc đáo làm từ vật liệu cacbon như: băng cacbon không dính điều trị vết thương, nẹp kết hợp xương, tấm vá khuyết hỏng hộp sọ, chân giả chịu lực, khung cố định ngoài bằng composit cacbon... đến các bệnh viện tổ chức hội thảo, giới thiệu sản phẩm và tập huấn cách sử dụng.

Ông Khê đã làm công văn trình Vụ Điều trị (Bộ Y tế), để Vụ đề nghị các bệnh viện sử dụng những sản phẩm này. Tháng 1/2008 ông còn viết thư xin Ban Khoa giáo Trung ương đề nghị các cơ quan liên quan giúp đỡ, dùng sản phẩm của Trung tâm.

Sở dĩ ông Khê có những đề nghị mạnh bạo như vậy là do sản phẩm cácbon y sinh của Trung tâm Công nghệ Vật liệu đã đạt Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, đã được sản xuất hàng loạt và đưa vào điều trị cho hàng chục ngàn bệnh nhân tại các bệnh viện đầu ngành như Chợ Rẫy, Xanhpôn, Viện Quân y 108...

Riêng kỹ thuật y sinh (do Nga chuyển giao công nghệ) của Trung tâm, đã ứng dụng thành công tại nhiều bệnh viện tỉnh, thành, với giá thành rẻ hơn nhiều lần so với hàng nhập từ nước ngoài. Mỗi tấm vá khuyết sọ composit cacbon tiết kiệm 4 triệu đồng/ca so với dùng xi măng y học PMMA, rẻ hơn 10 triệu đồng/ca dùng mảnh kim loại titan. Nẹp composit cacbon các loại giá chỉ bằng 1/3 nhập ngoại, chân giả cacbon được cấp bản quyền sáng chế độc quyền và sản xuất theo đơn đặt hàng của Tổ chức Chỉnh hình ngoại tuyến Hoa Kỳ (POF) với vài trăm sản phẩm/năm.

Thế nhưng, theo ông Khê, để đưa sản phẩm nghiên cứu khoa học của Trung tâm vào các bệnh viện, chữa bệnh cho người nghèo thật là khó. Trung tâm của ông có ít sản phẩm, trong khi các bệnh viện thường nhập hàng theo hợp đồng với các công ty dược phẩm; sản phẩm "ngoại" vẫn được "chuộng" hơn.

Hơn nữa, do phải tuân theo quy tắc đấu thầu theo cơ chế thị trường, chưa có sự hỗ trợ cụ thể của Bộ Y tế về chương trình 130 (40-60% trang thiết bị y tế và dược phẩm phải tự túc sản xuất trong nước)..., Trung tâm Công nghệ Vật liệu vẫn phải đôn đáo đi chào hàng với hy vọng đưa các sản phẩm khoa học "nội" tốt và rẻ đến bệnh nhân nghèo.

Mới đây, Bộ trưởng Y tế Lào đã đề nghị Việt Nam giúp Lào xây dựng một trung tâm khoa học kỹ thuật y tế Việt - Lào tại Viên Chăn bằng các sản phẩm khoa học công nghệ về y tế do Việt Nam chế tạo, để đào tạo các bác sĩ Lào và để điều trị cho nhân dân, Việt kiều ở Lào với kinh phí đầu tư 500 nghìn USD.

Dự án xây trung tâm này, trình 5 năm nay chưa được duyệt.

Lận đận... vốn

Thiết bị tán sỏi của Trung tâm Công nghệ Lazer. Ảnh: Ngọc Huyền 

Khác với Trung tâm Công nghệ Vật liệu, Trung tâm Công nghệ Lazer cũng gặp không ít khó khăn nếu hoạt động như 1 doanh nghiệp KHCN theo tinh thần NĐ 115. Tuy nghiên cứu, sản xuất và chế tạo thành công khoảng 20 sản phẩm thiết bị y tế công nghệ cao như máy tán sỏi, thiết bị chẩn đoán ung thư, các thiết bị phát hiện SAR, H5N1... có giá trị lớn đứng đầu đất nước, nhưng Trung tâm này lại đau đầu với bài toán đầu tư dây chuyền sản xuất, với số tiền ít nhất là 30 tỷ đồng. Hiện Trung tâm vẫn chưa tìm được đối tác đầu tư dây chuyền nói trên, dù đã được cấp đất xây nhà máy tại khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc.

Theo Giám đốc - TS. Trần Ngọc Liêm, là một đơn vị nghiên cứu khoa học với nguồn vốn nhỏ, lại hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, Trung tâm Công nghệ Lazer sẽ khó mà sản xuất kinh doanh như 1 doanh nghiệp. Theo hướng liên doanh (với Hàn Quốc chẳng hạn) thì phía bạn chưa nhìn thấy cơ hội chiếm lĩnh thị trường để sẵn lòng đầu tư vốn sản xuất cho Trung tâm.

Trong khi đó, tạo ra thị trường là việc rất khó với các nhà khoa học. Các nhà khoa học nghiên cứu giỏi thì thường không thể kinh doanh hay bán hàng tốt. Tổ chức nghiên cứu KHCN của họ rất khó tiếp cận các nguồn vốn lớn để sản xuất - kinh doanh, và càng khó khăn hơn khi chuyển đổi  thành doanh nghiệp, phải chịu lãi suất cao.

TS Liêm đề xuất, NĐ 115 cần có chính sách cụ thể hơn, đặc biệt hỗ trợ người làm nghiên cứu sản xuất - kinh doanh để họ có thể bước đầu giải quyết các vấn đề về vốn, các vấn đề liên quan thuế và thị trường. Cùng với đó, Nhà nước nên đặt hàng, giữ chân các nhà khoa học với những sản phẩm chiến lược. Sở dĩ có đề nghị này, theo TS. Liêm, là do Trung tâm của ông đã khẳng định một số sản phẩm trọng điểm và được Nhà nước đầu tư xây phòng thí nghiệm trọng điểm; tuy nhiên sau 7-8 năm, công trình này chưa ra đời do Trung tâm mới xin được 5-6 tỷ đồng (trong khoảng 100 tỷ chi phí). TS. Liêm sợ rằng, các nhà khoa học có thể không đủ kiên nhẫn để ở lại chờ ngày phòng thí nghiệm mở cửa.

Không nên đặt hàng cho lĩnh vực nghiên cứu cơ bản

GS.TSKH Ngô Việt Trung - Viện trưởng Viện Toán Việt Nam cho biết, theo tinh thần NĐ 115, Nhà nước không cắt "bầu sữa" ngân sách mà sẽ mà giao nhiệm vụ cho lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Điều này chưa phải là tốt bởi các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản (nhất là lĩnh vực gắn với công nghệ) thường hoạt động tự do, tự mình biết nên làm gì và định hướng lâu dài ra sao. Các nhiệm vụ do Nhà nước "đặt hàng" có thể chỉ giải quyết được những vấn đề trước mắt. Cụ thể, nếu Viện Toán nghiên cứu theo nhu cầu thị trường, có thể làm ra sản phẩm thực sự nhưng lại không phát triển được công nghệ cao và dần tụt xa trình độ của thế giới.

Theo GS.TSKH Ngô Việt Trung, Nghị định 115 là một bước tiến mới thanh lọc những hiện tượng "giả nghiên cứu", khiến Nhà nước phải nuôi quá nhiều. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, Nhà nước vẫn nên nuôi, nuôi một cách xứng đáng (như nhiều nước) để Việt Nam có thể theo kịp trình độ phát triển KHCN của thế giới.

Hiện tại, Viện Toán Việt Nam vẫn ăn lương ngân sách và có nguồn thu từ đào tạo cao học từ kinh phí nhà nước. Mỗi năm Viện có 60-70 công trình nghiên cứu có bài báo công bố quốc tế, đứng số 1 trên toàn quốc. Ngoài mức lương theo ngân sách, kinh phí nghiên cứu của viện do Bộ KHCN cấp mỗi đề tài là 60 triệu đồng (một nhóm tư 5-10 người). So với các lĩnh vực nghiên cứu các lĩnh vực khác là rất bất công bởi vì có những đề tài nghiên cứu hàng trăm triệu nhưng không thu được kết quả.

Có một điều thật nghịch lý, một bộ phận công nghệ phần mềm của Viện Toán xin tách ra và tự chủ về kinh phí. Bộ phận có 4 nhân sự biên chế và 6 nhân sự hợp đồng. Viện rất ủng hộ bộ phận này, nhưng GS Trung cho rằng không thể thực hiện, bởi lĩnh vực công nghệ phần mềm thừa hưởng thành quả nghiên cứu của toán học; việc một bộ phận tách hoạt động, tự chủ về kinh phí sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn về lợi nhuận và quyền lợi trong Viện. 

GS Trung lo ngại, khi bộ phận này đứng vững, họ sẽ xin ra ngoài để phát triển (đúng theo tiêu chí của Nghị định 115). Thuộc sự quản lý của Nhà nước về danh nghĩa, nhưng về lâu dài họ khó mà giúp ích cho việc đào tạo và nghiên cứu, có thể ôm hết thành quả nghiên cứu để phát triển bên ngoài.

  • Ngọc Huyền

Ý kiến của Bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,