Theo một nghiên cứu được công bố hôm 22/7 trên báo của Hiệp hội Y dược Mỹ, Viagra - loại thuốc giúp các quý ông luôn “cường tráng” khi xung trận đã chứng minh được tác dụng tuyệt đối với chị em bị suy nhược cơ thể.
Rối loạn chức năng và hoạt động tình dục ở phụ nữ (Sexual dysfunction) là tác dụng phụ thường thấy khi phụ nữ sử dụng thuốc chống suy nhược, đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều chị em phải từ bỏ việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh.
Rối loạn chức năng và hoạt động tình dục ở phụ nữ là tác dụng phụ thường thấy khi chị em dùng thuốc chống suy nhược . Ảnh: AFP
Tác giả công trình nghiên cứu cho biết, một điều rất khó hiểu là số lượng phụ nữ được kê đơn các loại thuốc chống suy nhược đông đảo bằng 2 lần nam giới, tuy nhiên, những giải pháp hiệu quả nhất để trị rối loạn tình dục ở nam cũng không chứng minh được tác dụng với phái yếu.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm Viagra trên 98 phụ nữ, những người đã phần nào thuyên giảm suy nhược nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của chứng rối loạn chức năng tình dục, như thiếu hưng phấn hoặc bị đau rát khi quan hệ.
Những người phụ nữ này phải uống một viên thuốc trong vòng 1 đến 2 tiếng trước khi gần bạn tình, kéo dài 8 tuần. Một nửa trong số họ được uống thuốc trấn an - không có tác dụng phụ dược lý nào.
Khoảng 73% số chị em được uống thuốc trấn an cho biết, họ không thấy cải thiện nào đáng kể. Trong khi đó, chỉ 28% trong số những người uống Viagra nói rằng, họ cũng không thấy cải thiện nào.
Một vài người đã thấy hơi đau đầu, ngứa và khó tiêu, nhưng không một ai vì sợ tác dụng phụ của thuốc mà từ bỏ cuộc điều tra này.
Tác giả George Nurnberg của Trường Y Dược thuộc Đại học New Mexico, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “Đối với những bệnh nhân đã điều trị hiệu quả chứng suy nhược, song vẫn phải duy trì uống thuốc để tránh tái phát, thì việc xử lý ảnh hưởng của phương pháp phiền hà này sẽ giúp họ duy trì được việc điều trị bệnh qua thuốc chống suy nhược, và giảm mức độ và liều lượng thuốc, cũng như cải thiện bệnh suy nhược và các chứng bệnh phát sinh".
-
Mai Trang (Theo AFP)