- Nhiều tổ chức KHCN công lập đã chuyển đổi thành công sang cơ chế tự chủ theo Nghị định 115 nhưng không ít đơn vị vẫn còn lấn cấn. Nguyên nhân chính nằm ở tư duy "ngại đổi mới".
Thứ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân đang trả lời giao lưu trực tuyến của bạn đọc về Nghị định 115 |
Ngày 5/9/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 115/2005/NĐ - CP về Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Theo các nhà khoa học và quản lý, đây được coi như “khoán 10” trong khoa học. Nhiều tổ chức KHCN sau khi chuyển đổi thành công còn cho rằng Nghị định 115 là cơ hội "vàng” để phát triển.
Nhưng, cũng không ít tổ chức KHCN chưa thể hoàn chỉnh đề án chuyển đổi. Trong khi, tháng 12/2009, 100% tổ chức KHCN công lập đã phải chuyển sang cơ chế tự chủ. Vậy, các tổ chức KHCN còn lấn cấn gì trong chuyển đổi? Giải pháp nào để mọi đơn vị tự chủ được về tài chính, tài sản và con người? Cách nào để 115 trở thành làn gió mới giúp mọi tổ chức KHCN "lột xác", đưa KHCN Việt Nam thoát khỏi cơ chế bao cấp tồn tại nhiều thập kỷ, hướng tới một hệ thống KHCN tự chủ, hiệu quả và hội nhập quốc tế?
Nhiều bạn đọc đã bày tỏ băn khoăn về NĐ 115, đóng góp ý kiến để các nhà hoạch định chính sách kịp bổ sung, điều chỉnh. Nhiều đại diện các tổ chức KHCN đã chia sẻ kinh nghiệm để nghị định tích cực góp phần vào việc đổi mới hoạt động KHCN của đất nước.
Khách mời của buổi giao lưu trực tuyến gồm:
- TS Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ KH&CN
- PGS-TS Lê Vân Trình, Viện trưởng Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động.
- TS Bùi Văn Quyền, Vụ trưởng cơ quan đại diện Bộ KH&CN tại TP.HCM.
- ThS Trần Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bộ KH&CN.
Dưới đây là nội dung cuộc giao lưu:
Chưa bắt buộc 100% tổ chức KHCN Việt Nam chuyển thành DN - Thứ trưởng Nguyễn Quân: NĐ 115 cho phép các tổ chức KHCN được quyền lựa chọn ba hình thức chuyển đổi: Tổ chức nghiên cứu cơ bản; chiến lược chính sách; tổ chức nghiên cứu triển khai tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên; DN KHCN (dạng spin-off hoặc start-up). Điều đó có nghĩa tổ chức KHCN Việt Nam không bắt buộc phải chuyển đổi thành DN. Các tổ chức nghiên cứu cơ bản vẫn được Nhà nước hỗ trợ tối đa như trước đây kể cả cấp kinh phí hoạt động thường xuyên và cho hưởng phương thức khoán chi thường xuyên. NĐ 115 cũng cho phép các tổ chức KHCN được quyền liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài. Vì vậy, chúng tôi rất hoan nghênh các DN nước ngoài giúp các nhà nghiên cứu VN trong hoạt động KHCN có điều kiện nâng cao đời sống và thu nhập thông qua các nhiệm vụ khoa học hoặc hợp đồng kinh tế. Xin nói thêm, viện trưởng các viện nghiên cứu cơ bản có quyền mời và thuê chuyên gia nước ngoài cùng hợp tác nghiên cứu như vậy thủ tục về hợp tác quốc tế rất đơn giản và thuận lợi so với trước đây. Tran Van Tan - Nam - Dong Nai - TS. Bùi Văn Quyền: Nói chung việc thực hiện NĐ 115 ở các tỉnh phía Nam do điều kiện về khách quan và chủ quan, đang triển khai thuận lợi. Trong đó các đơn vị sự nghiệp KH&CN trung ương đóng trên địa bàn thì hoạt động theo NĐ 115 đã gặt hái được nhiều thành công. Các đơn vị sự nghiệp KH&CN tại TP.HCM thực hiện theo NĐ 115 tốt hơn so với các địa phương khác. Các đơn vị sự nghiệp KH&CN của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn hơn trong chuyển đổi. Hoàng Hải Việt - Nam 32 tuổi - Láng Hạ, Hà Nội Thứ trưởng Nguyễn Quân: Trong lĩnh vực nông nghiệp và trong kinh tế thị trường việc nghiên cứu đề tài gì là do thị trường yêu cầu. Nếu như việc lai tạo các giống hoa đem lại hiệu quả cao thì cũng nên khuyến khích nghiên cứu. Nhưng vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa chính là sự đặt hàng của Nhà nước. Vì vậy, Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN thường xuyên quan tâm đến việc nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi khác trong lĩnh vực nông nghiệp, thành lập nhiều viện nghiên cứu lúa, ngô, cafe, giao nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ cho các viện. Và kết quả anh cũng thấy gạo, ngô, cafe, hạt điều... của VN đã trở thành những sản phẩm xuất khẩu hàng đầu thế giới. Các viện KHCN thuộc tổng công ty, tập đoàn Nhà nước là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngay cả các nước phát triển, các tập đoàn công nghiệp đều có những viện nghiên cứu hùng mạnh, có những viện được đầu tư hàng chục tỷ đô la Mỹ cho hoạt động nghiên cứu. Các viện nghiên cứu thuộc DN còn có thuận lợi là nghiên cứu trực tiếp, giải quyết những vấn đề vướng mắc về công nghệ của DN, phục vụ trực tiếp việc hoàn thiện sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm của DN. Vì vậy, các tổng công ty, tập đoàn DN Nhà nước của VN cần đặc biệt quan tâm đầu tư cho các viện nghiên cứu của chính mình. Nếu thực hiện nghiêm quy định của Luật thuế thu nhập DN: trích 10% lợi nhuận trước thuế đầu tư cho phát triển KHCN thì chắc chắn tiềm lực KHCN của DN nói riêng và của đất nước nói chung sẽ được tăng cường và đem lại hiệu quả cao.
Trần Gia Long - Nam 31 tuổi - Trung Hòa Nhân Chính- Xin Chào TS Bùi Văn Quyền, cho cháu hỏi một số vấn đề sau. Nghị định 115 sẽ mang lại điểm đột phá cho giới khoa học Việt Nam không ? Theo GS có đem lại cho giới KH Việt Nam nghiên cứu và triển khai các đề tài đi vào đời sống giúp Việt Nam phát triển. Về mặt quản lý và từng bước triển khai Việt Nam sao không học hỏi các nước có nền khoa hoc phát triển như Trung Quốc, Hoa Kỳ... Theo GS khoa học Việt Nam chỉ mới là nghiên cứu trên giấy tờ khó đưa vào thực tế, và chưa có cơ chế lôi cuốn giới khoa học giỏi của Việt Nam vào nghiên cứu. - TS. Bùi Văn Quyền: Chào bạn! NĐ 115 tạo những điều kiện thuận lợi cho các tổ chức KH&CN có quyền tự chủ cao, phát huy năng lực sáng tạo của đơn vị mình để phát triển. Chính vì vậy chúng ta tin tưởng rằng nếu thực hiện thành công NĐ 115 KH&CN VN sẽ có những bước phát triển mới. Tuy nhiên, việc thực hiện NĐ 115 là quá trình chuyển đổi cơ chế do vậy đây là quá trình gặp nhiều khó khăn nhưng chúng ta tin tưởng sẽ có bước đột phá. Càng ngày càng có nhiều đơn vị sự nghiệp KH&CN hoạt động rất thành công theo NĐ 115. Thành tựu KH&CN là tài sản chung của nhân loại, chúng ta đã và đang hợp tác tốt về KH&CN với các nước tiên tiến trên thế giới. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, việc phát huy tốt nội lực KH&CN trong nước kết hợp với tiếp cận và từng bước làm chủ các thành tựu KH&CN tiên tiến của thế giới, chắc chắn KH&CN nước nhà sẽ có bước phát triển. Tran Van Tan - Nam - Dong Nai Các đơn vị sự nghiệp KH&CN của các địa phương Tây Nam Bộ đang trong quá trình xây dựng đề án chuyển đổi. Các đơn vị này đang gặp khó khăn do nguồn lực con người và trang thiết bị yếu thậm chí rất yếu. Sự hỗ trợ của cơ quan chủ quản chưa đủ mạnh. Môi trường hoạt động (thị trường) còn nhiều hạn chế. Những vấn đề trên đang được các địa phương khẩn trương khắc phục. Lê Hiền - Nam 55 tuổi - Hà Nội - TS Bùi Văn Quyền: Phát minh khoa học là thiên chức của nhà khoa học. Các phát minh khoa học thường có độ trễ khi đưa vào ứng dụng thực tế đó là đặc thù của hoạt động KH, chúng ta đang cố gắng rút ngắn độ trễ này. NĐ 115 đang tạo những điều kiện tốt hơn để các nhà khoa học phát huy thiên chức này. Thực hiện tốt NĐ 115, chúng ta tin tưởng rằng các nhà khoa học VN ngày càng có nhiều phát minh có ý nghĩa lớn, sớm được đưa vào sử dụng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trần Thu Nguyệt - Nữ 40 tuổi - Bạc Liêu - TS Bùi Văn Quyền: DN KH&CN hoạt động theo cả hai luật trên. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tất cả các loại hình DN, trong đó có DN KH&CN đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình và đóng góp chung vào việc phát triển KH&CN của đất nước. Trần Xuân Thạch - Nam 30 tuổi - Đuờng Vũ Quang- Thành Phố Hà Tĩnh - TS Bùi Văn Quyền: Các đơn vị sự nghiệp KH&CN chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình DN KH&CN thực hiện theo NĐ 80 và Thông tư hướng dẫn 06. Tổ chức KHCN ở địa phương: Dời hạn chuyển đổi đến 2011 Thứ trưởng Nguyễn Quân: Bộ KHCN đang trình Chính phủ cho phép các tổ chức KHCN ở địa phương được kéo dài thời gian chuẩn bị chuyển đổi đến hết 2011, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo lãnh đạo các địa phương tập trung đầu tư phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho các tổ chức KHCN trực thuộc, sử dụng đúng mục đích nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho các dự án của các tổ chức KHCN, trước mắt xếp loại các tổ chức KHCN ở các địa phương là tổ chức làm dịch vụ công ích để ngân sách Nhà nước tiếp tục hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên, đảm bảo trong quá trình chuyển đổi các tổ chức KHCN có điều kiện thuận lợi tối đa. Tô Đức Hiện - Nam - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang - Thứ trưởng Nguyễn Quân: Đối với những tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, tiềm lực KHCN còn yếu, việc thực hiện NĐ 115 cần có lộ trình thích hợp. Trong giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi, lãnh đạo các địa phương cần đặc biệt quan tâm về đầu từ phát triển, tăng cường cơ sở vật chất, tuyển dụng và đào tạo cán bộ. Lực cản chính: Tư duy "ngại đổi mới" Võ Ngọc Anh - Nam 47 tuổi - Quy Nhơn Thứ trưởng Nguyễn Quân: Tình trạng thiếu thống nhất khi chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp KHCN theo NĐ115 và NĐ 43 là có thực. Cho đến nay có 30 tổ chức KHCN đã được phê duyệt đề án chuyển đổi theo NĐ 43. Nguyên nhân từ cả hai phía: Lãnh đạo một số tổ chức KHCN có tư duy bao cấp, ngại chuyển đổi theo NĐ 115 hoặc hiểu sai tinh thần NĐ 115 cho rằng Nhà nước sẽ cắt toàn bộ kinh phí của tổ chức KHCN; lãnh đạo các bộ, tỉnh chưa quán triệt quy định của NĐ 115 và NĐ 43, đều là NĐ của CP quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Vấn đề này vẫn có thể giải quyết được: tổ chức KHCN đã được phê duyệt chuyển đổi theo NĐ43 thì sẽ xây dựng lại đề án để chuyển đổi sang NĐ 115 trình lại cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt đồng thời bãi bỏ quyết định trước đây cho phép chuyển đổi theo NĐ43. Điều quan trọng là tổ chức KHCN phải tự xác định mình có phải đối tượng điều chỉnh của NĐ115 hay không. Tien - Nam 44 tuổi - Tan Mai
Jimmy Nguyễn - Nam 42 tuổi - Texas, Mỹ
- Kính thưa Thứ truởng Nguyễn Quân, xin ông cho biết: Tại sao tổ chức KHCN Việt Nam lại phải chuyển đổi thành doanh nghiệp? Ông có nghĩ nhà nghiên cứu (nhất là nghiên cứu cơ bản) VN sẽ gặp khó khi buộc phải làm doanh nhân? NĐ 115 có cho phép doanh nghiệp nuớc ngoài giúp các nhà nghiên cứu VN làm kinh tế?
- Kính thưa ông Quyền, ở phía Nam, tình hình thực hiện NĐ 115 thế nào?
- Tôi xin có 2 câu hỏi
Câu hỏi 1: NĐ 115 của Chính phủ được hiểu là các tổ chức nghiên cứu KHCN sẽ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; nghiên cứu gì, kết quả nghiên cứu ra sao sẽ quyết định đến sự phát triển của tổ chức đó. Tôi có đọc được một tài liệu nói trong lĩnh vực nông nghiệp, người ta đổ xô đi nghiên cứu lai ghép, tạo giống hoa lan mới, trong khi các nghiên cứu về luá, ngô, cà phê... thì rất ít. Các cơ quan quản lý nhà nước nghĩ gì về thực trạng này?
Câu hỏi 2: Các ông nghĩ như thế nào về các Viện KHCN thuộc các Tổng Công ty, tập đoàn Nhà nước; vai trò và sự đóng góp của họ trong sự phát triển của bản thân Tổng Công ty, tập đoàn Nhà nước và nền KHCN quốc gia. Rõ ràng đây là những đơn vị mà về mặt kinh phí sẽ không quá khó khăn (nếu các TCT trích 1-2% doanh thu cho nghiên cứu thì hàng năm kinh phí cho nghiên cứu phát triển lên tới hàng chục triệu USD). Có cách gì để các Viện này phát triển tốt hơn?
Ông Bùì Văn Quyền, Cơ quan đại diện Bộ KH-CN tại TPHCM đang trả lời giao lưu trực tuyến (Ảnh: Đ. Toàn)
- Việc chuyển sang NĐ 115 ở TP.HCM có những khó khăn gì? Ở miền Tây nam Bộ, việc chuyển sang NĐ 115 hiện có gặp vấn đề gì lớn không?
- TS Bùi Văn Quyền: Ở TP.HCM, việc thực hiện NĐ 115 nhìn chung là thuận lợi. Các đơn vị sự nghiệp KH&CN của thành phố đã thực hiện chuyển đổi tốt và hiện đang hoạt động rất thành công. Các đơn vị sự nghiệp KH&CN (các trung tâm) của các trường ĐH trú đóng trên địa bàn thành phố đang gặp những khó khăn trong khâu quản lý (nhân sự, tài sản...). Các đơn vị sự nghiệp KH&CN của các bộ, ngành nhìn chung là chuyển đổi thuận lợi.
- Xin ông cho biết, nếu theo NĐ 115 thì chúng ta bao giờ mới có các phát minh khoa học thật sự vì có nhiều nghiên cứu không thể "bán" lấy tiền ngay đuợc nhưng lại có vai trò rất lớn trong cách mạng KHCN?
- Chào ông Quyền! Doanh nghiệp khoa học hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hay theo Luật Khoa học Công nghệ ? Theo ông, loại hình doanh nghiệp này có thể nghiên cứu khoa học hay chỉ sản xuất một vài sản phẩm?
- Tại Điều 4 Nghị định 115/cp có nói "... quy trình chuyển đổi doanh nghiệp khoa học & công nghệ đuợc quy định tại một văn bản khác của Chính phủ". Vậy văn bản đó là văn bản nào?
Hoàng Sơn Hưng - Nam 31 tuổi - Điện Biên
- Thưa Thứ trưởng, để thực hiện Nghị định 115 thì đối với tỉnh Điện Biên là một tỉnh nghèo khi chuyển sang cơ chế tự chủ tôi nghĩ chắc chắn là các đơn vị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy thưa Thứ trưởng có những giải pháp tháo gỡ nào? Hoặc như các tổ chức KHCN tỉnh Điện Biên có thể lùi lại thời điểm chuyển đổi là năm 2011 chứ không phải thời điểm 2009?
- Thưa Thứ trưởng Nguyễn Quân. Tôi cũng đã nghiên cứu kỹ NĐ 115, tôi thấy nếu xét về tổng thể trên phạm vi cả nước thì nghị định cơ bản là phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Song nếu xem xét ở một tỉnh, đặc biệt những tỉnh đặc thù như điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp... như tỉnh Lai Châu, Hà Giang... thì Nghị định 115 còn bộc lộ những vấn đề bất cập. Với những địa phương có những đặc thù như vậy, đề nghị Thứ trưởng cho biết những giải pháp tháo gỡ nhằm một mặt tạo điều kiện cho các đơn vị khi chuyển đổi hoạt động hiệu quả?
Trước khi chuyển đổi sang tổ chức tự trang trải kinh phí, các tổ chức KHCN cần báo cáo lãnh đạo tỉnh xếp loại các đơn vị sự nghiệp của địa phương làm dịch vụ công ích, được hưởng chế độ của các tổ chức nghiên cứu cơ bản, chiến lược chính sách theo quy định của khoản 3 - điều 4, NĐ 115 để ngân sách Nhà nước tiếp tục hoạt động kinh phí hoạt động thường xuyên.
Đề nghị sở nghiên cứu kỹ QĐ 08/2007/QĐ BKHCN và công văn số 2855 ngày 02/11/07 của Bộ KHCN để áp dụng. Khi tiềm lực đã đủ mạnh, các tổ chức KHCN địa phương sẽ chuyển sang loại hình tự trang trải. Xin lưu ý cơ chế tự chủ không chỉ tự trang trải về kinh phí hoạt động thường xuyên mà còn giao cho tổ chức KHCN quyền tự chủ cao trong tổ chức biên chế và quản lý cán bộ. Vì vậy cần mạnh dạn chuyển sang cơ chế tự chủ, tận dụng tối đa sự ưu đãi của Nhà nước kể cả kinh phí hoạt động thường xuyên.
- Thưa Thứ trưởng Nguyễn Quân, tôi thấy trong quá trình triển khai NĐ 115 có sự không đồng bộ giữa các bộ trong việc chỉ đạo theo ngành dọc; chính vì vậy mà có tình trạng thiếu thống nhất khi chuyển đổi sang NĐ 115 và NĐ 43 đối với các cơ quan sự nghiệp KHCN địa phương. Giải quyết vấn đề này như thế nào?
- Thưa ông Trình, tôi được biết Viện của ông được coi là một trong những viện đã thực hiện NĐ 115 thành công, vậy ông cho biết thành công tới mức nào? Những định hướng sắp tới của Viện là gì?
- TS. Lê Vân Trình: Cảm ơn bạn đã động viên trong việc đánh giá Viện chúng tôi. Những thành công bước đầu ấy có được nhờ sự nỗ lực và quyết tâm của cả tập thể Viện, sự tạo điều kiện hỗ trợ của Bộ Khoa học Công nghệ và sự chỉ đạo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
"Anh hãy làm những gì tốt cho Viện, có lợi cho người lao động, chúng tôi sẵn sàng ủng hộ", lãnh đạo Tổng liên đoàn đã động viên chúng tôi với tinh thần như thế. Đó chính là động lực để chúng tôi phấn đấu thực hiện.
Về định hướng sắp tới, Viện chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu ra nhứng sản phẩm vừa cải thiện môi trường và điều kiện làm việc của người lao động, vừa có tính thương mại.
Kỳ Thanh - Hà Nội
- Thưa PGS - TS. Lê Vân Trình, với thành công của Viện ông trong quá trình chuyển đổi, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm gì với các viện đang gặp những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện NĐ 115?
- TS. Lê Vân Trình: Kinh nghiệm lớn nhất mà tôi muốn chia sẻ với các bạn là vấn đề tư tưởng. Ngoài những viện khoa học ứng dụng, nhiều viện có cả phần nghiên cứu cơ bản và bộ phận nghiên cứu ứng dụng. Bộ phận nghiên cứu cơ bản băn khoăn khi chuyển đổi, mình sẽ ở đâu. Bộ phận nghiên cứu ứng dụng băn khoăn về việc sẽ phải gánh thêm phần nghiên cứu cơ bản.
Trong quá trình chuẩn bị chuyển đổi, chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ NĐ 115, đặc biệt là thông tư liên tịch 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 5/6/2006 hướng dẫn thực hiện NĐ 115, cho các cán bộ khoa học đọc và thảo luận về 2 văn bản này. Sau đó, từng bộ phận đề nghị phương hướng phát triển của mình.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã sắp xếp các trung tâm nghiên cứu cơ bản riêng, các trung tâm triển khai ứng dụng tự chủ, tự chịu trách nhiệm riêng. Vì thế, việc thực hiện chuyển đổi của chúng tôi trở nên thuận lợi hơn.
Nguyễn Văn Bảo - Nam 55 tuổi - thành phố Nam Định
- Hiện nay Bộ KHCN đã có mô hình chuyển đổi nào tốt nhất có thể để cho các đơn vị trong bộ đến tham quan và học tập cách làm hay không?
- TS Bùi Văn Quyền: Ở VN có nhiều mô hình chuyển đổi tốt, như: Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, Viện Cơ học và Tin học ứng dụng, Trung tâm tiết kiệm năng lượng ở TP.HCM... Viện IMI ở Hà Nội không những chuyển đổi tốt theo NĐ 115 mà còn hoạt động tốt theo mô hình DN khoa học công nghệ. Các đơn vị này đã và đang chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức KHCN khác trong cả nước.
-TS. Lê Vân Trình: Thực hiện NĐ 115 đem lại lợi ích cho Viện trước hết ở sự ưu tiên cấp kinh phí để nâng cao năng lực khoa học - công nghệ của Viện (phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất).
Thứ hai, NĐ giúp nâng thu nhập của cán bộ lên 1,5 - 2 lần, nhờ đó thu hút được các cán bộ trẻ có năng lực.
Cách đây 5 năm tôi có một bác sĩ khá xin ra khỏi Viện để vào một bệnh viện trung ương làm hộ lý 3 năm không ăn lương, chờ một "suất" vào biên chế của bệnh viện này. Nhưng tiền bồi dưỡng từ việc chăm sóc bệnh nhân cũng gấp 3 lần lương của Viện, bạn này cho biết. Đây là điều làm chúng tôi trăn trở.
Hiện nay, nhờ NĐ 115, chúng tôi đã nâng cao được thu nhập. Một số cán bộ trước đây có ý định ra đi nay đã yên tâm ở lại công tác.
Được quyền hợp tác kinh doanh với DN trong, ngoài nước
Pham Nguyen - Nam 45 tuổi - Stuttgart, Đức
- Thưa ông Lê Văn Trình, ông có nghĩ đến khả năng một viện đã chuyển đổi thành công như viện KHKT bảo hộ LĐ phải "bắt tay" với 1 doanh nghiệp nước ngoài để đứng vững và phát triển trong thời gian tới? Các ông có cần sự hợp tác này để phát triển?
- TS. Lê Vân Trình: Thực ra khoa học bảo hộ lao động là một lĩnh vực đa ngành. Việc bắt tay với một DN nước ngòai chỉ giải quyết được một vấn đề mà Viện đặt ra. Ví dụ như phương tiện bảo vệ cá nhân, cơ cấu an toàn, các thiết bị cải thiện môi trường... Trong quá trình chuyển đổi hiện nay, chúng tôi đang xây dựng trong khuôn khổ chương trình quốc gia về bảo hộ lao động 2006 - 2010 ba xưởng sản xuất các trang thiết bị bảo hộ lao động. Một xưởng sản xuất các phương tiện bảo vệ cá nhân: mũ, áo, giày, ủng, dây đai an toàn... Xưởng thứ 2 về thiết bị công nghệ môi trường và xưởng các thiết bị an toàn.
Hiện nay, chúng tôi đang tìm kiếm sự hợp tác quốc tế với các xưởng này, vì NĐ 115 cho phép chúng tôi được liên danh, liên kết trong các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ của mình, ví dụ, chúng tôi đang tìm kiếm sự hợp tác với một công ty sản xuất các phương tiện bảo vệ cá nhân hàng đầu của Nhật Bản, một công ty của CHLB Đức.
Hoàng Phương, Hà Nội
- Các ông có nghĩ nhà nghiên cứu (nhất là nghiên cứu cơ bản) VN sẽ gặp khó khi buộc phải làm doanh nhân? NĐ 115 có cho phép doanh nghiệp nuớc ngoài giúp các nhà nghiên cứu VN làm kinh tế?
- TS. Lê Vân Trình: Đúng là các nhà nghiên cứu cơ bản chuyển sang làm kinh doanh làm nghiên cứu khoa học đòi hỏi 2 nhântố: khả năng và lòng nhiệt tình, đam mê khoa học. Hai yếu tố này lại không song hành với sự năng động trên thương trường. Do đó, việc chuyển đổi sẽ gặp không ít khó khăn. Thực tế, chúng tôi đã gặp những khó khăn ấy.
Ví dụ, có những sản phẩm nghiên cứu của chúng tôi về mặt khoa học là có chất lượng tốt, giá thành rẻ, nhưng khi đưa vào thực tế sản xuất mới thấy vẫn chưa phù hợp. Chẳng hạn, chúng tôi điều tra thấy ở bệnh viện mắt, 85% người nông dân bị chấn thương mắt là do máy tuốt lúa gây ra. 35% bị thương ở tay cũng do đưa lúa vào máy tuốt. Chúng tôi đã tập trung nghiên cứu một máy tuốt lúa an toàn, với giá thành bằng giá thành của những máy tuốt lúa thông thường, với năng suất tương đương. Nhưng khi đưa xuống áp dụng thì thấy rằng còn có những thao tác cần phải hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tế. Chúng tôi phải mất 3 tháng tiếp theo để hiệu chỉnh nó. Hiện các máy tuốt lúa an tòan đang được bán cho người nông dân. Tuy nhiên, số máy bán ra không nhiều vì chúng tôi chưa xây dựng được hệ thống đại lí với mạng lưới phân phối tới từng xã thôn. Đó cũng là yếu điểm của các nhà khoa học khi đi vào kinh doanh.
Về NĐ 115, Nghị định đã mở ra tự chủ không chỉ trong kinh tế mà trong hợp tác quốc tế với các cơ sở khoa học. Ví dụ, viện chúng tôi trong thời gian qua cũng đã hợp tác với tổ chức Apheda của Australia để cùng nghiên cứu các sản phẩm mà thị trường có thể đón nhận.
Đồng thời, thông qua tổ chức Gitz của Đức, chúng tôi sẽ được hỗ trợ một chuyên gia giúp xây dựng các đề tài nghiên cứu phù hợp với thực tế sản xuất, vì CHLB Đức là một trong những nước hàng đầu về khoa học bảo hộ lao động. Chúng tôi hi vọng với sự tham gia của chuyên gia này chúng tôi sẽ làm được những đề tài thực tế hơn và có giá trị thương mại.
Tran Tuyet Mai - Nữ 33 tuổi - Trung hoa, Nhan chinh
- Nghị định 115 đúng là một bước đột phá trong tư duy của cơ quan quản lý NN. Tôi muốn hỏi một số vấn đề sau: (1) Tiêu chí nào (cần và đủ) để xác định doanh nghiệp có phải là doanh nghiệp KHCN (2) Doanh nghiệp nơi tôi đang làm việc có liên kết với 1 số Viện cùng nghiên cứu và triển khai các kết quả nghiên cứu thì chúng tôi có được coi là doanh nghiệp KHCN hay không ?. Xin cảm ơn.
- Thứ trưởng Nguyễn Quân: Tiêu chí quan trọng nhất để xác định DN là DN KHCN là DN phải là chủ sở hữu hoặc được quyền sử dụng hợp pháp kết quả KHCN (sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết công nghệ...) ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, doanh thu từ các sản phẩm là kết quả của nghiên cứu KHCN phải chiếm trên 70% tổng doanh thu của DN hàng năm. Như vậy DN nơi bạn đang làm việc nếu chỉ liên kết với viện nghiên cứu thì không thể được coi là DN KHCN. Nếu muốn được công nhận là ND công nghệ bạn phải thỏa thuận với viện nghiên cứu đó về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả KHCN mà hai bên đang liên kết (bạn có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT - BKHCN-BTC-BNV và NĐ 80 về DN KHCN).
Lê Tiến Dũng - Nam 34 tuổi - Viện Cơ Điện Nông nghiệp và CN Sau thu họach
- Thưa các ông, xin các ông cho biết nhận định của mình về hiệu quả của việc đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm hiện nay ở nước ta. Với việc đầu tư các phòng thí nghiệm có tên như "Phòng Trọng điểm Công nghệ gene" hay "phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ tế bào Thực vật", tôi cho rằng phòng thí nghiệm trọng điểm của chúng ta đang KHÔNG có "trọng tâm" và chỉ xứng đáng như là một trung tâm thiết bị nghiên cứu mà thôi. Ông nghĩ gì về quan điểm của tôi?
- TS. Lê Vân Trình: Viện chúng tôi chưa được sở hữu một phòng thí nghiệm trọng điểm nào, tuy nhiên, chúng tôi cũng có một số phòng thí nghiệm thuộc loại hàng đầu của VN. Tôi nghĩ, chủ trương xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm là chủ trương đúng.
Tôi đã có một thời gian làm việc ở một viện nghiên cứu khoa học ở châu Âu. Ở đấy, người ta cũng xây dựng những phòng thí nghiệm trọng điểm và các phòng ấy đã phát huy tác dụng tốt.
Tôi cho rằng, một số phòng thí nghiệm trọng điểm của chúng ta đúng như bạn nói, chưa phát huy được hiệu quả và chưa xứng với cái tên của nó. Có thể do các nguyên nhân như chưa có chính sách thu hút cán bộ phù hợp, và việc đầu tư chưa thật sự đồng bộ nên nghiên cứu còn gặp khó khăn.
Phải nói thêm rằng, cũng còn nơi này nơi khác, người này người khác, cán bộ quản lý còn chưa thực sự toàn tâm toàn ý cho hoạt động của phòng thí nghiệm, nên việc khai thác và sử dụng phòng thí nghiệm chưa đạt hiệu quả tối đa.
Nguyễn Văn Cuờng - Nam 32 tuổi - Sóc Trăng
- Chào ông Quyền! Chúc ông một buổi sáng làm việc hiệu quả. Tôi có một câu hỏi muốn đuợc nghe ý kiến của ông như sau. Ông đánh giá thế nào về hiện trạng các cơ sở nghiên cứu khoa học của ta, nó nằm ở mức độ nào nếu so sánh với các nuớc trong khu vực?
- TS Bùi Văn Quyền: Rất cảm ơn anh Cường! Hiện nay VN chúng ta có 16 phòng thí nghiệm trọng điểm và một số labo ở trường ĐH và Viện nghiên cứu mới được trang bị các thiết bị mới đã đạt được trình độ tiến tiến ở khu vực. Còn lại thì dưới mức đó.
"Tự đứng" không khó
Nguyễn Phương Huyền - Nữ 35 tuổi - Hà Nội
- Thưa PGS.TS Lê Vân Trình, được biết Viện nghiên cứu Bảo hộ lao động của ông đã chuyển đổi thành công. Xin ông cho biết, vấn đề tài chính, tài sản và con người ở viện thay đổi ra sao sau chuyển đổi? Thu nhập và sản phẩm khoa học đã có dấu hiệu "khởi sắc"?
- TS. Lê Vân Trình: Viện chúng tôi có hai phân viện, 7 trung tâm KH-CN. Mỗi trung tâm có một chức năng nhiệm vụ riêng vì thế có hệ thống phòng thí nghiệm chuyên biệt. Khi chuyển đổi, toàn bộ hệ thống phòng thí nghiệm và thiết bị đều được tính vào tài sản của các trung tâm này.
Về nhà, chúng tôi chia theo diện tích sàn cho các trung tâm và nó cũng được tính vào tài sản. Chúng tôi đã chuyển đổi 4 trung tâm theo cơ chế tự chủ, tự trang trải kinh phí và 3 trung tâm nghiên cứu cơ bản.
Các vị khách mời tham gia giao lưu trực tuyến về Nghị định 115 tại TP.HCM (Ảnh: Đ. Toàn)
Với 4 trung tâm chuyển đổi, sau 18 tháng đã khởi sắc. Họ đã triển khai ứng dụng được nhiều hơn các công trình khoa học vào thực tế sản xuất. Hiện nay, các trung tâm đều có mức lương cho cán bộ khoa học của mình khoảng 2 lần lương cơ bản.
Phải nói thêm, vì nghề của chúng tôi mang tính nhân văn nhiều hơn kinh doanh, vì thế lãi suất không cao. Chính vì thế, việc các trung tâm chuyển đổi nâng thu nhập được cho cán bộ của mình gấp hai lần là một cố gắng lớn.
Bên cạnh đó, các trung tâm nghiên cứu cơ bản với cơ chế khoán trong nghiên cứu khoa học mới, họ cũng đã có những thu nhập cao hơn, với mức trung bình vào khoảng gấp 1,5 lần lương cơ bản.
Chúng tôi là một trong những đơn vị đi đầu trong thực hiện 115, do đó, không phải không gặp ít khó khăn trong các vấn đề với cơ quan liên quan như tài chính, thuế và có những khó khăn cả về chủ quan: tư tưởng bao cấp vẫn còn trong suy nghĩ của những cán bộ khoa học lớn tuổi. Dù sao, chúng tôi cũng tự đánh giá việc chuyển đổi bước đầu đã thành công.
tien - Nam 44 tuổi - Tan Mai
- Thưa PGS.TS Lê Vân Trình, theo tôi biết, hiện nay có một số viện nghiên cứu đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi theo Nghị định 115. Ông có thể cho biết những khó khăn mà Viện của ông đã gặp phải trong quá trình chuyển đổi?
- TS. Lê Vân Trình: Đúng là các viện nghiên cứu hiện gặp những khó khăn trong chuyển đổi. Viện chúng tôi cũng như vậy. Khó khăn lớn nhất nằm ở chính bản thân mình. Đó là tư duy làm nghiên cứu được nhà nước lo, đề tài nghiên cứu nhà nước giao, sản phẩm nghiên cứu nhà nước lấy, lương cho cán bộ nghiên cứu nhà nước cấp. Đó là tư duy của các "công chức khoa học". Tư duy này không dễ gì thay đổi, nhất là với những cán bộ khoa học có tuổi.
Chúng tôi đã có rất nhiều cuộc họp với tất cả cán bộ, công nhân viên trong viện, ở đó, chúng tôi trao đổi, hoặc là chúng ta tiếp tục như thế này với mức lương như một công chức, các kiến thức sẽ mai một đi, tính sáng tạo không còn; hoặc chúng ta chuyển đổi, có thể sẽ tan rã, nhưng nếu thành công, chúng ta sẽ được nhiều hơn: những công trình có giá trị thực tế hơn và thu nhập của cán bộ được nâng cao. Nói như một ngạn ngữ của châu Âu: "mọi thay đổi cho dù người ta mong muốn cũng mang lại không ít những nỗi buồn" huống hồ đây là những thay đổi mà nhiều người không mong muốn, nhất là những người đã có tuổi, ngại sự thay đổi.
Khó khăn thứ hai là từ phía các cơ quan chức năng. Do chưa hiểu hết tinh thần của NĐ 115, nên có những lúc chưa tạo điều kiện cho các đơn vị chuyển đổi, ví dụ như cơ quan thuế, các sở ban ngành liên quan.
Khó khăn thứ 3 là từ vốn. Vì các công trình khoa học có tính rủi ro cao, nên việc huy động vốn không dễ dàng. Thời gian qua, chúng tôi cũng tập trung được một số nguồn vốn cho các đơn vị chuyển đổi, tuy nhiên do không lớn nên triển khai ứng dụng còn nhỏ lẻ.
Thứ tư là từ phía các DN. Nhiều DN hiện nay vẫn thích nhập ngoại, mặc dù các sản phẩm trong nước có hiệu quả tương đương.
Thứ năm là công tác tiếp thị, marketing của các cơ quan khoa học còn kém, điển hình ở đơn vị chúng tôi.
Hồng Minh - Nữ 47 tuổi - HN
- Chào ông Trình, tôi được biết, sau khi chuyển đổi thành đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vấn đề tài chính, tài sản và chi tiêu nội bộ nhiều nơi đang gặp rất nhiều khó khăn. Vậy ông có thể chia sẻ kinh nghiệm với chúng tôi điều này?
TS. Lê Vân Trình: Đúng là khi chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vấn đề tài chính, tài sản và chi tiêu nội bộ là một vấn đề quan trọng. Nó quyết định sự thành bại của quá trình chuyển đổi.
Như tôi đã nói, chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ thông tư liên tịch số 12 ngày 5/6/2006, trong đó có hướng dẫn khá chi tiết việc giải quyết vấn đề tài chính, tài sản và cả chi tiêu nội bộ.
Về tài chính, tài sản, chúng tôi có những quy định trên cơ sở các quy định của nhà nước. Riêng về chi tiêu nội bộ, chúng tôi áp dụng như các DN sản xuất. Quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận chung với sự nhất trí cao, chúng tôi đưa ra áp dụng. Cho đến nay, chưa có vấn đề gì nảy sinh trong thực hiện các quy định ấy.
Nguyễn Khánh - Hà Nội
- Khi chuyển đổi, việc xác định các nhiệm vụ của Viện sẽ đa dạng và linh hoạt hơn. Bản thân việc xác định nhiệm vụ của Viện ông như thế nào, thưa ông Lê Vân Trình?
- TS. Lê Vân Trình: Đúng là sau chuyển đổi, việc xác định các nhiệm vụ đa dạng và linh hoạt hơn. Các lãnh đạo của Viện cũng phải năng động hơn trong việc tìm kiếm các nhiệm vụ, ngoài các nhiệm vụ do Bộ KHCN và Tổng Liên đòan Lao động giao.
Chúng tôi đã tìm hiểu các nhu cầu của DN, địa phương, đến trao đổi với họ đề nghị cùng xây dựng một nhiệm vụ. Đồng thời, chúng tôi cũng lên mạng, tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng về các nhiệm vụ các ngành, địa phương mời thầu để xây dựng đề cương tham dự.
Minh Nguyệt - Phú Thọ
- Thưa Ts. Lê Vân Trình, gắn với hiệu quả hoạt động tình hình tổ chức và biên chế của Viện có gì thay đổi khi thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm so với trước?
TS. Lê Vân Trình: Trước đây, việc tuyển cán bộ chúng tôi căn cứ vào kết quả học tập, bằng cấp và do lãnh đạo Viện quyết định.
Hiện nay, khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chúng tôi giao về các trung tâm, để họ tự chịu trách nhiệm với chất lượng cán bộ mà họ tuyển chọn. Chúng tôi đề ra một khoảng thời gian thử việc và quá trình sảt hạch cán bộ.
Qua hơn 1 năm, chúng tôi thấy việc tuyển chọn cán bộ đã đi vào chất lượng, có tính hiệu quả hơn. Trước đây, các trung tâm thường nhận người ồ ạt, hiện nay, có trung tâm không sử dụng hết biên chế, vì chưa tuyển được người đủ tiêu chuẩn.
Có thể nói, chất lượng cán bộ của chúng tôi được nâng cao khi thực hiện NĐ 115.
Cũng phải nói thêm rằng, trước đây, việc vận động cán bộ nghỉ chế độ không đơn giản, nhưng sau khi thực hiện NĐ 115, một số cán bộ đã tự đánh giá được mình, nộp đơn xin nghỉ hoặc xin chuyển công tác.
Hoài An - New York
- Trong đơn vị anh có bộ phận nghiên cứu cơ bản và bộ phận tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Có những thiết bị sử dụng cho cả hai mục đích: sản xuất kinh doanh và nghiên cứu khoa học. Vậy tài sản ấy được sử dụng và tính khấu hao hao mòn như thế nào?
- TS. Lê Vân Trình: Đây là câu hỏi thú vị và là điều chúng tôi đã tính tới khi chuyển đổi. Chúng tôi đã xây dựng quy chế cho việc sử dụng nhiều mục đích của một thiết bị trong nghiên cứu cơ bản, có phần thuê thiết bị, và người làm đề tài phải lập dự toán phần thuê thiết bị ấy, bao gồm cả phần khấu hao hao mòn, và khoản kinh phí này được nộp lại cho kinh phí chung.
Trong sản xuất kinh doanh, hợp đồng kinh tế phải có mục thuê thiết bị, và tiền thuê thiết bị ấy cũng được nộp lại cho chi phí chung.
Hơn 1 năm qua, việc sử dụng các thiết bị đã được tiến hành theo quy định này. Các bộ phận kiểm tra như tài chính, kiểm toán đều chấp nhận quy định ấy của chúng tôi.
Hồng Minh - Nữ 35 tuổi - HN
- Thưa TS Trình, là một đơn vị nghiên cứu khoa học, công tác nghiên cứu luôn được đặt lên hàng đầu. Ông có thể cho chúng tôi biết những thành tựu trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Viện từ sau khi Đề án chuyển đổi được phê duyệt?
- TS Lê Vân Trình: Trong hai năm gần đây, chúng tôi đã và đang thực hiện hai đề tài khoa học cấp nhà nước, 35 đề tài khoa học cấp bộ, ngành và thành phố.
Bên cạnh những đề tài nghiên cứu cơ bản, như nghiên cứu, đề xuất các bệnh nghề nghiệp để nhà nước bảo hiểm, các tiêu chuẩn về môi trường và điều kiện làm việc, chúng tôi cũng đã có những đề tài nghiên cứu ứng dụng được đặt hàng, ví dụ như robot mini thay người lao động làm việc dưới hầm tàu, các khẩu trang phòng chống hơi khí độc và vi khuẩn, các hệ thống xử lý môi trường lao động phù hợp với điều kiện sản xuất của VN...
Tran Van Tan - Nam - Dong Nai
- Trung tam tieu chuan do luong chat luong khu vuc 3 khi chuyen sang ND 115, tam ly trong can bo cong vien la nhu the nao? TT3 da lam gi de on dinh ly cua cong nhan vien?
- Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Bước đầu, tâm lý của CBCNV cũng có dao động. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo, Công đoàn đã phổ biến và giải thích quan điểm của NĐ 115 là giao quyền tự chủ cao cho đơn vị và phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi CBCNV nhằm nâng cao năng suất hoạt động của đơn vị. Đặc biệt, đề án hoạt động theo NĐ 115 đều được toàn thể CBCNV xem xét và thông qua.
Hiện nay, CBNV của Trung tâm đã yên tâm vì Ban lãnh đạo đã thực hiện tốt Đề án chuyển đổi sang 115 (giống như một business plan) và thu nhập thực tế của CBCNV đã cao hơn so với trước.
Huy Minh - Nam 40 tuổi - Ha Tay
- Xin các đồng chí cho biết cần phải giả quyết vấn đề nhân sự thế nào khi thực hiện 115, bởi vì hầu hết các cơ quan nghiên cứu khoa học theo cơ chế cũ đều rất đông cán bộ công nhân viên...? Ví dụ ở Viện chúng tôi, thậm chí nguời quét rác cũng trong biên chế...? Thực tế thì vì nhiều lý do mà lãnh đạo cơ quan không thể cắt việc làm của họ...Tại sao nhà nuớc lại yêu cầu thành lập các Công ty TNHH nhà nuớc một thành viên trong một số Viện NC KH và sau đó chỉ một vài tuần lại yêu cầu các viện này thực hiên 115...?
- Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Việc tinh giản biên chế của các tổ chức khoa học - công nghệ (KH-CN) là một vấn đề phức tạp và khó khăn. Việc này phải được giải quyết theo một lộ trình dựa trên yêu cầu phát triển hoạt động của tổ chức. Trong thực tế, đã có NĐ 37/2007/NĐ-CP về tinh giản biên chế. Theo đó, tổ chức KH-CN phải thực hiện và kiện toàn bộ máy nếu muốn phát triển. Trường hợp các lao động giản đơn như bạn nêu, có thể sử dụng từ các dịch vụ bên ngoài theo sự cho phép của NĐ 115/2005/NĐ-CP sẽ hiệu quả hơn.
Thực tế, khó có thể cắt ngay nhưng chúng ta có thể sử dụng cơ chế tiền lương theo hiệu quả công việc do NĐ 115 quy định.
Vấn đề bạn hỏi về việc thành lập các Công ty TNHH nhà nuớc Một thành viên trong một số Viện NC KH và sau đó chỉ một vài tuần lại yêu cầu các viện này thực hiên 115, việc này tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển và đặc điểm của mỗi tổ chức. Tuy nhiên, thực hiện theo NĐ 115, sẽ có nhiều điểm ưu việt hơn như: chủ động về kế hoạch, tài chính, tổ chức... và vẫn được Nhà nước đầu tư với điều kiện tăng trưởng 10% số thu hàng năm và 10% số thu nộp ngân sách.
"Bầu sữa ngân sách": Không cắt; Khoán theo nhiệm vụ
ThS Trần Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng khu vực 3 tại buổi giao lưu trực tuyến |
Nguyễn Việt Hà - Nam 35 tuổi - Hà Nội
- Thưa thứ trưởng, khi đơn vị nghiên cứu cơ bản chuyển đổi theo nghị định 115 thì sẽ được khoán kinh phí theo nhiệm vụ hay theo định biên hiện được phê duyệt?. Hiện tại đơn vị tôi được cấp kinh phí thường xuyên là 20 triệu đồng/cán bộ/năm, trong khi lương cơ bản đã tăng nhiều. Như vậy có nguồn kinh phí bổ sung hay không?.
- Thứ trưởng Nguyễn Quân: - Theo quy định của NĐ 115, tổ chức nghiên cứu cơ bản được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên từ ngân sách Nhà nước theo phương thức khoán, nghĩa là cấp theo nhiệm vụ (trong đó có nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KHCN nghiên cứu cơ bản) và mức cấp kinh phí vẫn căn cứ vào biên chế của đơn vị trước năm 2003 và theo định mức kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp. Nhưng được khoán chi, nghĩa là sử dụng kinh phí một cách linh hoạt, không cứng nhắc như cơ chế cũ. Nếu đơn vị tiết kiệm chi, tinh giảm biên chế thì có thể sử dụng phần kinh phí dôi dư để tăng thu nhập cho cán bộ hoặc mua sắm trang thiết bị phục vụ nghiên cứu (xin tham khảo thông tư số 12/2006/ TTLT - BKHCN - BTC - BNV ngày 05/06/06). Ngoài ra, các tổ chức nghiên cứu cơ bản còn được Nhà nước giao kinh phí thông qua nhiệm vụ KHCN các cấp, cán bộ khoa học có thể có thêm thu nhập khi thực hiện các đề tài nghiên cứu.
Mức cấp kinh phí thường xuyên của đơn vị bạn 20 triệu đồng/cán bộ/năm là quá thấp. Bạn có thể đề nghị cơ quan chủ quản xem xét điều chỉnh định mức này theo đúng quy định của Nhà nước (khoảng trên 30 triệu đồng/cán bộ/năm - đối với các tổ chức KHCN cấp bộ và cấp Chính phủ). NĐ 115 cũng quy định kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức nghiên cứu cơ bản được điều chỉnh hàng năm khi Nhà nước có thay đổi mức lương tối thiểu hoặc tình hình kinh tế xã hội có biến động (lạm phát, trượt giá).
Trần Sơn Tùng - Nam 45 tuổi - 345 Trần Hưng Đạo Q1 TP HCM
- Các đơn vị khoa học không muốn chuyển đổi theo 115 có được thực hiện cổ phần hóa không?. Khi chuyển đổi theo 115, diện dôi dư giải quyết ra sao?Có thực hiện chế độ hưu trí không?. Đối với các đơn vị có được nhà nước hỗ trợ kinh phí năm nào không hay là cắt luôn hết các nguồn.
- Thứ trưởng Nguyễn Quân: Hiện nay chưa có những quy định cổ phần hóa những đơn vị sự nghiệp khoa học. Tuy nhiên nếu một tổ chức KHCN chuyển đổi thành DN KHCN theo quy định NĐ 115 và NĐ 80/2007/ NĐ - CP thì thực chất đã là cổ phần hóa, vì NĐ 80 quy định DN KHCN được lựa chọn hai loại hình đa sở hữu: Công ty cổ phần hoặc Cty TNHH từ hai thành viên trở lên. Nếu bạn thực sự quan tâm xin nghiên cứu NĐ 80 và thông tư hướng dẫn số 06/2008/TTLT - BKHCN-BTC-BNV.
Khi chuyển đổi theo NĐ115 những cán bộ thuộc diện dôi dư được giải quyết chế độ theo NĐ 132/2007/NĐ - CP ngày 08/08/07 và Thông tư hướng dẫn thực hiện NĐ 132 số 02/2007/TTLT/ BNV-BTC ngày 24/09/07. Trong đó có thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi được ưu đãi. Các văn bản trên đã hướng dẫn rất cụ thể, bạn có thể tham khảo.
Các đơn vị khoa học chuyển đổi theo NĐ115 vẫn được Nhà nước hỗ trợ các loại kinh phí như trước đây (kinh phí hoạt động thường xuyên, kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí thực hiện đề tài dự án khoa học, kinh phí làm dịch vụ và sản xuất kinh doanh), trừ các tổ chức nghiên cứu triển khai tự nguyện chuyển sang tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên thì Nhà nước chỉ thay đổi phương thức cấp kinh phí hoạt động thường xuyên (không cấp theo số lượng biên chế như trước đây mà cấp theo nhiệm vụ). Tóm lại nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp cho tổ chức KHCN gần như không thay đổi, chỉ thay đổi phương thức cấp kinh phí hoạt động thường xuyên mà thôi.
Giang Văn Minh - Nam 54 tuổi - Hà Nội
- Thưa Thứ trưởng, cán bộ, viên chức trong tổ chức KH &CN sau khi chuyển đổi thành tổ chức tự trang trải kinh phí có còn là viên chức nhà nước không? Có được hưởng mọi quyền lợi của viên chức nhà nước không?
- Thứ trưởng Nguyễn Quân: Cán bộ, viên chức trong tổ chức KHCN sau khi chuyển đổi thành tổ chức tự trang trải kinh phí vẫn là viên chức sự nghiệp, hưởng lương theo ngạch bậc của viên chức do Nhà nước quy định và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
Hồ Nghĩa Hưng - Nam 56 tuổi - Hà Nội
- Nguyên tắc chuyển xếp lương cho cán bộ viên chức và người lao động trong tổ chức KH &CN sau chuyển đổi sang hình thức tự trang trải kinh phí?
- Thứ trưởng Nguyễn Quân: Sau khi tổ chức KH &CN có quyết định chuyển đổi sang hình thức tự trang trải kinh phí của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, tổ chức KH &CN vẫn là đơn vị sự nghiệp của nhà nước và việc chuyển xếp lương cho cán bộ, viên chức trong đơn vị dựa trên nguyên tắc áp dụng bảng lương đối với đơn vị sự nghiệp. Thu nhập của cán bộ, mức lương chính thức ghi trong hợp đồng có thể cao hơn rất nhiều so với mức lương cơ bản theo ngạch bậc quy định của Nhà nước, nhưng việc nâng lương, xếp ngạch thuộc thẩm quyền của người đứng đầu tổ chức KHCN vẫn phải tuân thủ quy định của Nhà nước.
Tran Van Tan - Nam - Dong Nai
- Hien tai, muc luong, thu nhap cua CBCNV khi chuyen sang 115 co duoc kha hon khg? Ong Dung co the cho biet ro hon dieu nay khg?
- Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Về nguyên tắc, mức lương và thu nhập của CBCNV sẽ khá hơn vì NĐ 115 cho phép trả lương cao hơn múc lương tối thiểu đã quy định và không giới hạn. Vấn đề đặt ra là đảm bảo nguồn thu từ những hoạt động KH-CNThủ trưởng đơn vị được quyền phân phối lương theo năng lực và hiệu quả công việc mang lại đã được quy định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị được thông qua trong Hội nghị CNVC.
Trần Văn Tuấn - Nam 38 tuổi - Tp.HCM
- Câu hỏi này tôi muốn hỏi ông Bùi Văn Quyền. Xin ông cho biết, đối với những đơn vị nghiên cứu cơ bản , sau năm 2009, làm sao có thể sống đuợc nếu không làm các dịch vụ hoặc chuyển giao công nghệ? Liệu nhà nuớc có đảm bảo trả luơng để nhà khoa học đủ sống?
TS. Bùi Văn Quyền: Theo NĐ 115 các đơn vị nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu về chính sách được Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động. Tuy nhiên, do kinh phí này được cấp theo nhiệm vụ khoa học của mỗi đơn vị. Vì vậy để có thể phát triển, các nhà khoa học ở các đơn vị này phải phấn đấu để thực hiện được nhiều nội dung nghiên cứu. Như vậy, vừa có thể phát triển được các hướng nghiên cứu khoa học của đơn vị mình vừa có thêm tài chính.
Hoàng Hùng - Nam 50 tuổi - 13 Khương Đình - Thanh Xuân
- Viện tôi đã chuyển đổi theo NĐ 115. Sau 1 năm hoạt động theo cơ chế mới đã có nhiều cái hay và cái chưa hay. Những "Viện sĩ" nào hoạt động ở lĩnh vực thiên về tư vấn và lập đề án thì thu nhập cao và rất cao nhưng những VS nào ở các đơn vị "nghiên cứu" thì đói và rất đói. Thử hỏi các vị khách một cán bộ có khả năng đăng ký một đề tài 100 triệu/năm nhưng trừ các chi phí nghiên cứu đi thì còn khoảng 30 đến 50 triệu chi tiền nhân công cho nhóm NC khoảng 5 -10 người thì liệu có đủ chi tiêu không? . Hiện nay có thực trạng là chỉ một số cán bộ làm đề tài khi đang làm luận án TS hoặc ThS, khi có bằng rồi thi lại chuyển sang phấn đấu theo hướng khác. Xin hỏi TS Lê Vân Trình là ở Viện của ông có như vậy không?
TS. Lê Vân Trình: Thông tư 93 năm 2006 và thông tư 44 năm 2007 đã quy định rất rõ về việc xây dựng dự toán cho một đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có tỷ lệ cho những người tham gia, và cả những công việc khác. Bạn có thể tham khảo hai thông tư này để hiểu chi tiết hơn.
Đinh Phương Huyền - Nữ 45 tuổi - Thái Nguyên
- Thưa thứ trưởng, tiền lương của cán bộ viên chức và người lao động có được tính vào chi phí hợp lý trước thuế không? Có được xây dựng mức tiền lương trong hợp đồng cao hơn hay thấp hơn mức lương cơ bản của Nhà nước quy định không?
Thứ trưởng Nguyễn Quân: - Tiền lương của cán bộ, viên chức và người lao động được tính vào chi phí hợp lý trước thuế.
- Theo điểm a khoản 2, Mục IV, Thông tư 12 có nêu rõ: “Tổ chức KH &CN phải đảm bảo chi trả tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ, viên chức và người lao động tối thiểu bằng mức quy định của Nhà nước theo ngạch lương, bậc lương và phụ cấp chức vụ; tùy thuộc vào kết quả tài chính trong năm, mức chi trả tiền lương thực tế có thể cao hơn mức quy định của Nhà nước”.
Như vậy, tổ chức KH &CN hoàn toàn có thể xây dựng mức tiền lương trong hợp đồng cao hơn mức lương cơ bản của Nhà nước, nhưng không được thấp hơn mức lương cơ bản của Nhà nước.
Đinh Bình Đoàn - Nam - Phú Thọ
- Thế nào là tiền lương thực tế, thu nhập tăng thêm của viên chức? Tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm của cán bộ, viên chức được chi trả như thế nào? Có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
- Thứ trưởng Nguyễn Quân: Tiền lương thực tế là tiền lương được ghi trong hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động của thủ trưởng tổ chức KH &CN ký với cán bộ, viên chức trong đơn vị, tối thiểu bằng mức lương cơ bản theo quy định của Nhà nước về ngạch lương, bậc lương và phụ cấp chức vụ. Tùy theo kết quả hoạt động tài chính của đơn vị, tiền lương thực tế có thể cao hơn mức lương quy định của Nhà nước, không giới hạn mức tối đa.
- Thu nhập tăng thêm là khoản thu nhập từ lợi nhuận sau thuế (dựa trên cơ sở chênh lệch thu chi của tổ chức KH &CN sau khi đã nộp thuế và nghĩa vụ vào ngân sách, trích các quỹ theo quy định) và được phân phối theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Tiền công được trả theo công việc cụ thể, theo thoả thuận.
- Tuỳ thuộc vào tổng thu nhập (bao gồm cả tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm), cán bộ, viên chức phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Đỗ Minh Huyền - Nữ 32 tuổi - Lào Cai- Thế nào là phương thức cấp kinh phí hoạt động thường xuyên theo biên chế?
- TS. Bùi Văn Quyền: Đây là phương thức Nhà nước quy định mức kinh phí bình quân cho một biên chế không phụ thuộc vào chức vụ và vị trí công tác. Tuỳ thuộc số lượng biên chế nhiều hay ít của đơn vị mà đơn vị đó được nhận số kinh phí tương ứng để chi cho hoạt động thường xuyên hàng năm của đơn vị mình.
Hải Anh - Nữ 31 tuổi - Tp.HCM
- Chúng tôi đang làm trong Viện nghiên cứu, nếu theo NĐ 115 chúng tôi sẽ phải cạnh tranh với các Viện khác khi đấu thầu, tham gia tuyển chọn đề tài dự án. Nhưng môi trường cạnh tranh hiện nay rất không lành mạnh, chúng tôi gọi là "tệ nạn" chạy chọt, các cơ quan ngoài Bắc thuờng có mối quan hệ thâm tình với các cá nhân thuộc các Bộ KHCN, Bộ NN&PTNT, họ "lobby" (không phải lobby như bên phuơng Tây) rất giỏi nên thuờng các đề tài dự án rơi vào các nơi này. Vậy chúng tôi chỉ có thể làm thuê (làm đề tài nhánh! Vậy xin thứ trưởng lý giải thêm về vấn đề này và cơ chế chính sách gì liên quan để "hạn chế" các tệ nạn nêu trên?
- Thứ trưởng Nguyễn Quân: Thực ra câu hỏi của hỏi của chị cũng đã là câu trả lời. Để tránh hiện tượng chạy chọt, từ năm 2001 Bộ KHCN đã tổ chức thực hiện việc giao đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước theo cơ chế tuyển chọn rộng rãi và công khai. Các nhà khoa học có đủ năng lực đều có quyền nộp hồ sơ đăng ký tuyển chọn và các hội đồng tuyển chọn sẽ xác định hồ sơ nào cỏ đủ năng lực để ký hợp đồng giao nhiệm vụ. Chị không nói rõ hoặc ví dụ cụ thể về việc cạnh tranh không lành mạnh nên cũng rất khó lý giải cụ thể. Nhưng chắc chắn cơ chế tuyển chọn (thường gọi là đấu thầu) sẽ hạn chế tối đa sự tiêu cực do "lobby". Tất nhiên trong nền kinh tế thị trường không thể tránh khỏi những hiện tượng tiêu cực, Bộ KHCN sẽ tiếp tục nghiên cứu và ban hành những cơ chế chính sách mới để hoàn thiện quy trình giao nhiệm vụ nghiên cứu, đảm bảo tính công bằng, công khai, dân chủ và khoa học.
Người đứng đầu tổ chức-DN KHCN: Nghiên cứu tốt + quản lý tài
Phạm Quang Sơn - Nam 21 tuổi - Ukraine
- Là người đam mê khoa học nên đọc bài phân tích của Thứ trưởng Nguyễn Quân, tôi thấy rất phấn khích. Tôi có một số đóng góp nhỏ như sau: khoa học nói chung là tôn trọng khách quan. Người làm khoa học muốn làm việc hiệu quả cao là cần phải được tự do, làm việc trong môi trường không bị gò bó. Và những người làm khoa học thường có cái tôi rất lớn. Cái tôi đó cần được tôn trọng thì lúc đó chúng ta mới phát huy hiệu quả sáng tạo của nhà khoa học được. Vậy trong tổ chức khoa học chúng ta cần đề cao và tôn trọng vai trò và cái tôi cá nhân. Đặc biệt người đứng đầu một cơ quan khoa học cần có một cái gọi làn công bằng dân chủ công khai. sáng suốt và có tài tổ chức; lạm dụng quyền lực trong tổ chức khoa học là một điều rất là phi khoa học.
Vậy các tổ chức khoa học nên tự chọn ra cho mình người đứng đầu tổ chức, người đó chỉ là đại diện cho những người làm khoa học và đứng đầu một hội đồng khoa học. Người này làm việc giống như một nhà khoa học có tài tổ chức phân công công việc.
- Thứ trưởng Nguyễn Quân: Trước tiên xin cảm ơn bạn đã góp ý. Thực ra các tổ chức KHCN của VN hiện nay đã được tự lựa chọn cho mình người đứng đầu, cơ quan Nhà nước chỉ thực hiện thủ tục hành chính để bổ nhiệm người lãnh đạo. Thường viện trưởng cũng kiêm luôn vai trò Chủ tịch hội đồng khoa học. Như vậy vai trò người quản lý và nhà khoa học hầu như không tách rời. Viện KHCN VN, Viện KHXH VN cũng như các viện nghiên cứu lớn đều do các nhà khoa học nổi tiếng của VN làm viện trưởng. Tuy nhiên, có một số viện, các nhà khoa học thiếu kinh nghiệm quản lý nên hiệu quả quản lý cũng bị hạn chế. Đúng như bạn nói nhà khoa học phải có tài tổ chức mới làm lãnh đạo một cơ quan khoa học một cách thành công.
Tien - Nam 44 tuổi - Tan Mai
- Thưa PGS.TS Lê Vân Trình, theo tôi biết thực hiện Nghị định 115 tức là nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức cũng như người đứng đầu tổ chức, với vị trí là người đứng đầu, sau khi chuyển đổi bản thân ông có nhận xét gì về vai trò của người đứng đầu tổ chức nghiên cứu khoa học
- Ts. Lê Vân Trình: Trong một đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu tương đối quan trọng.
Người đứng đầu ngoài năng lực chuyên môn, lòng nhiệt tình, phải có tính năng động, với một chút quyết đoán. Tính năng động nghĩa là cần phải tìm và biết thị trường cần gì, muốn gì để hướng những nghiên cứu của đơn vị mình có sản phẩm đáp ứng được yêu cầu thị trường, được thị trường đón nhận.
Tuy nhiên, phải nói thêm rằng, bước đầu vào cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, người đứng đầu còn phải có lòng dũng cảm và biết hi sinh cho tập thể, để có thể có một tập thể đoàn kết, nhất trí.
Đó là những điều mà hiện nay tôi đang phấn đầu để có được. Làm được những điều này, tôi có thể động viên được cán bộ và thu hút được người tài.
Lê Hiền - Nam 55 tuổi - Hà Nội
- Thưa thứ truởng, đã bao giờ Bộ làm một cuộc điều tra tổng thể về năng lực của các đơn vị NCKH công lập chưa? nhất là nguời đứng đầu các cơ sở đó?.
Thứ trưởng Nguyễn Quân: Năm 2007, Bộ KHCN đã giao Vụ tổ chức cán bộ thực hiện điều tra tổng thể về tổ chức và hoạt động của các đơn vị KHCN công lập. Kết quả đã có cơ sở dự liệu để có thể đánh giá tương đối toàn diện về năng lực, đội ngũ cán bộ, kết quả hoạt động kể cả đánh giá năng lực của người đứng đầu thông qua hiệu quả hoạt động của tổ chức.
V D Thanh - Nam 29 tuổi - Mỹ Đình, Hà nội
- Thưa các quý vị, tôi xin hỏi khi chuyển đổi theo 115 thì có thể bổ nhiệm những kỹ sư là giám đốc hay viện truởng không?. Có thể bổ nhiệm những nguời trẻ tuổi như những công ty cổ phần hay không?
Thứ trưởng Nguyễn Quân: Hiện nay đã có quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm lãnh đạo các tổ chức KHCN. Nói chung các viện nghiên cứu cấp quốc gia và cấp bộ thì viện trưởng phải có trình độ tiến sỹ hoặc chức danh GS, PGS. Còn các tổ chức KHCN khác như các trung tâm, viện cấp cơ sở... có thể bổ nhiệm kỹ sư làm giám đốc hay viện trưởng. Cũng không hạn chế tuổi bổ nhiệm đối với cán bộ trẻ. Thực tế có nhiều cán bộ trẻ đã được bổ nhiệm làm lãnh đạo các tổ chức KHCN (ví dụ: Anh Nguyễn Tử Quảng được bổ nhiệm làm GĐ Trung tâm An Ninh mạng - ĐH Bách Khoa HN khi tuổi đời chưa đầy 30) tuy nhiên quy trình bổ nhiệm khác với công ty cổ phần (do hội đồng quản trị quyết định), ở các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước phải tuân theo quyết định số 27/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Vì thời gian có hạn, các khách mời chưa thể trả lời hết mọi câu hỏi của độc giả. VietNamNet sẽ chuyển các câu hỏi còn lại tới lãnh đạo Bộ KHCN. Các thắc mắc về NĐ115, xin gửi về email: tqkhanh@most.gov.vn.
Bộ KHCN và VietNamNet trân trọng cảm ơn Quý độc giả!
-
VietNamNet