221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1093280
Một lần muỗi chích cũng có thể mắc sốt xuất huyết
1
Article
null
Một lần muỗi chích cũng có thể mắc sốt xuất huyết
,

 - Chỉ một lần chích, muỗi cũng có thể truyền bệnh sốt xuất huyết cho người. Vì vậy, nhà sạch, có máy điều hòa nhiệt độ, cửa lưới cũng vẫn có thể mắc bệnh.

Những "ao" nhỏ tại các bãi đất hoang - môi trường thuận lợi để muỗi sinh sôi. 
Ảnh: H.Cát

Theo cảnh báo của ThS. BS. Trương Trọng Hoàng - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thống và Giáo dục Sức khoẻ, Sở Y tế TP.HCM, ai cũng có thể là nạn nhân của muỗi và mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH). Nhất là trẻ nhỏ, với thói quen ít vận động do ngồi xem TV, chơi game, tán gẫu trên mạng..., dễ thành mồi cho muỗi đốt.

Trong khi đó, SXH rình rập quanh năm do muỗi có quá nhiều chốn để sản sinh: rác (lon, hộp xốp, bao nilon...) vứt bừa bãi gây nước đọng, tạo môi trường cho lăng quăng phát triển. Nhiều bãi đất trống bị bỏ hoang, chưa xây dựng. Tại các công trình xây dựng, có nhiều vũng nước đọng lớn, ngay tầng hầm cũng đọng nước...

Vì vậy, nhiều ổ dịch SXH đã xuất hiện và có chiều hướng lan rộng. Các chuyên gia dự báo, trong những tháng tới dịch SXH có nguy cơ bùng phát nếu không có những biện pháp phòng chống kiên quyết từ mọi người dân, mọi cấp, mọi ngành.

Trong 6 tháng đầu năm 2008, TP.HCM đã phát hiện hơn 3.800 ca mắc bệnh SXH, tăng 96% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng lo ngại, khác với những thời kỳ trước đây, không chỉ trẻ em, bệnh SXH còn xảy ra ở người lớn. Cá biệt có trường hợp SXH ở người 55 tuổi.

Trẻ em và người lớn nghi ngờ bị SXH khi sốt cao (từ 39-40oC) liên tục 2-3 ngày, khó hạ sốt; bị xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, lợi...). Hạ sốt bằng cách lau mát bằng nước ấm, uống paracetamol, uống nhiều nước (nước trái cây càng tốt), ăn các thức ăn dễ tiêu.  

Cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay, nếu người bệnh có những dấu hiệu: mệt, li bì hoặc vật vã, tay chân lạnh, đau bụng, tiểu ít, ói hoặc đi cầu ra máu...

  • Hương Cát
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,