221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1109388
Biểu hiện sốt xuất huyết: Lúc dữ dằn, lúc êm dịu
1
Article
null
Biểu hiện sốt xuất huyết: Lúc dữ dằn, lúc êm dịu
,

 - Một nhũ nhi khi nhập viện bị viêm phế quản, sốt cao, co giật. Một bệnh nhi 12 tuổi đang học, bỗng dưng "lừ đừ" rồi ngã bệnh. Cả hai đứa trẻ đều bị sốt xuất huyết nặng.

Bé Phạm H. M. (Bình Dương) đang được điều trị tích cực tại phòng Cấp cứu - Khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 2 vì bị sốt xuất huyết thể não. (Ảnh chụp ngày 19/8: H.Cát)

Khi nhập viện BV Nhi Đồng 2 cách đây 5 ngày, bé Phạm H. M (Bình Dương) bị viêm phế quản, sốt cao, co giật. Bé mới chỉ vừa 7,5 tháng đã bị sốt xuất huyết độ IV.

Hiện nay, các bác sĩ phòng cấp cứu - Khoa Nhiễm của bệnh viện đang tập trung hết sức lực để cố giành giật cuộc sống của bé. Bé là một trong những ca sốt xuất huyết thể đặc biệt. Trước hết bệnh nhi là nhũ nhi dưới 12 tháng, bé đang mắc bệnh sốt xuất huyết thề não, tổn thương gan nặng, không tự thở được.

Bên cạnh giường bé M. là bệnh nhi 12 tuổi, Nguyễn B. N., ở Đức Hòa - Long An. Bé N. nhập viện từ ngày 16/9.

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC. Sốt kéo dài 2-7 ngày, kèm theo mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, đôi khi nôn ói. Trẻ em bị sốt xuất huyết thường gặp triệu chứng gan to hơn người lớn. Đôi khi da bị xung huyết hoặc có phát ban.

Các biểu hiện xuất huyết ngoài da: chấm xuất huyết, vết bầm tím, rõ nhất là xuất huyết ở mặt, ở chân, tay, gan bàn tay, lòng bàn chân. Ngoài ra, người bệnh có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh nguyệt sớm hơn kỳ hạn, nôn ra máu, đi đại tiện ra máu.

Sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, nhiệt độ hạ xuống đột ngột, da lạnh, tím tái, bệnh nhân vật vã, li bì. đau bụng cấp. Thời gian sốc thường ngắn và bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 12 đến 24 giờ.

(Nguồn: Bộ Y tế)

Người nhà bé cho biết, trước đó, bé hoàn toàn không có biểu hiện gì của bệnh sốt xuất huyết, kể cả sốt. Sau đó, bé bỗng "lừ đừ" và ngã bệnh trong lớp học. Ngay sau khi nhập viện, bệnh sốt xuất huyết của bé ngày càng trở nặng, thậm chí có lúc không thể chích ven lấy máu để đi làm xét nghiệm.

Sốt xuất huyết lấn áp các bệnh nhiễm khác

Theo BS. Trần Thị Thuý - Phó khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2, vào giai đoạn hiện nay, trong khi bệnh tay chân miệng khoảng 25 trẻ/ngày và không có ca nặng, thì bệnh sốt xuất huyết đang lấn át các bệnh khác.

Vào những ngày đầu tuần (16-17/9), do dồn bệnh vào những ngày cuối tuần, số ca bệnh sốt xuất huyết có thể lên đến 150 ca/ngày. Còn những ngày trong tuần, trung bình khoảng 90 ca/ngày. Đặc biệt, phòng cấp cứu của Khoa Nhiễm đang chăm sóc và điều trị cho 8 ca sốt xuất huyết độ III/IV

"Có những ca sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng sốc, còn có những trường hợp bệnh có biểu hiện nặng dần lên", BS. Thuý cảnh báo.

Cho đến giữa tháng 8, 20 tỉnh thành miền Nam đã ghi nhận khoảng 37.000 ca sốt xuất huyết, trong đó 38 ca tử vong. Đỉnh dịch sốt xuất huyết của miền Nam thường diễn ra từ tháng 9-11, nên các chuyên gia y tế vẫn cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch lớn.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO), 10 năm trở lại đây, sốt xuất huyết ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. WHO ước tính, từ 1990-1998, mỗi năm, thế giới có khoảng 514.000.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết.

Còn tại Việt Nam, số liệu báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ cho thấy vào năm 1998, dịch sốt xuất huyết bùng phát lớn trên toàn quốc, với 234.920 người mắc bệnh, 377 trường hợp tử vong. Chu kỳ dịch diễn ra khoảng 3-5 năm/lần.

Ở miền Bắc, sốt xuất huyết thường diễn ra vào tháng 7 cho đến tháng 9. Trong khi đó, tại miền Nam, sốt xuất huyết diễn ra quanh năm, và thời điểm bệnh nhiều nhất là vào tháng 6-10.

  • Hương Cát

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>