221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1113652
Đề xuất thu phí khí thải trên giá xăng dầu
1
Article
null
Đề xuất thu phí khí thải trên giá xăng dầu
,

 - Theo một nghiên cứu, nếu thu phí với mức trung bình 316 đồng/lít nhiên liệu, tính thuế, thuế suất với cacbon, lưu huỳnh và các chất làm suy giảm tầng ozon, sẽ quản lý tốt khí thải và bảo vệ môi trường.

Khí thải (Ảnh: M. Đức)
Thu phí khí thải trên giá nhiên liệu xăng dầu là một trong những nội dung đề xuất của đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại TP.HCM” do PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Viện Kĩ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, làm chủ nhiệm, vừa được nghiệm thu chiều ngày 1/10.

Trong đề tài, nguồn thải tại TP.HCM được phân loại ra bốn nhóm: Công nghiệp có đốt nhiên liệu hóa thạch (bụi, SO2, CO, NOx); cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng: gạch ngói, gạch lát, gạch men, đá xẻ, gốm sứ, xi măng, trộn bê tông (bụi, SO2, CO, NOx, HF); Cơ sở sản xuất kim loại: chế biến hợp kim, điều chế các kim loại từ quặng (SO2, CO, NOx, bụi, kim loại năng đặc thù trong khí thải); phương tiện giao thông (bụi, SO2, CO, NOx...).

Tại buổi nghiệm thu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra ba công cụ nhằm quản lý khí thải tại TP.HCM: tính phí khí thải và suất phí; tính thuế và suất thuế bảo vệ môi trường; cấp giấy phép xả khí thải.

Đưa ra phương pháp tính phí khí thải và suất phí, theo hướng hoàn thiện phương án thu phí khí thải do Vụ Môi trường/Bộ TN&MT đề xuất trong nghị định dự thảo vừa qua, nhóm nghiên cứu đã thử tính phí môi trường đối với nhiên liệu, dựa trên tỷ lệ phí/giá thành nhiên liệu của các nước trên thế giới.

Theo đó, mức phí trung bình thu trên nhiên liệu khoảng 316 VND/lít. Với lượng nhiên liệu tiêu thụ tại TP.HCM khoảng 1-2 triệu tấn/năm, thì hằng năm TP.HCM thu được từ 395-790 tỷ đồng phí khí thải từ nhiên liệu. Trong đó, phương thức thu phí khí thải dựa trên hai tiêu chí: khí thải nào không được xử lý thì thu theo định mức; khí thải đã qua xử lý thì thu phí theo đo đạc thực tế.

Về tính thuế và suất thuế bảo vệ môi trường, nhóm nghiên cứu đề xuất thực hiện với cacbon, lưu huỳnh và các chất làm suy giảm tầng ozon CFC. Trong đó, tính theo C là: 12,67 USD/tấn (tương đương 203.987 đồng/tấn); theo CO2: 3,46 USD/tấn (tương đương 55.706 đồng/tấn); theo S: 312 USD/tấn (tương đương 5.148.000 đồng/tấn), theo SO2 : 5,69 USD/tấn (tương đương 93.885 đồng/tấn).

Ngoài ra, với công cụ kinh tế giấy phép xả khí thải, sẽ dựa vào các chỉ tiêu xem xét cấp phép xả thải: bụi; CO2, CO, SO2, NO2; thời hạn giấy phép từ 5-10 năm.

Theo nhóm nghiên cứu, khi đánh giá tính phù hợp của các công cụ kinh tế đối với TP.HCM, thì ba công cụ này có mức độ đáp ứng kinh tế cao ở phần hiệu quả kinh tế; phần chi phí quản lý thì ở mức đáp ứng trung bình, nhưng phần mức đòi hỏi thông tin chỉ ở mức độ đáp ứng thấp...

Hội đồng nghiệm thu cho rằng, cần từng bước áp dụng việc thu phí khí thải vào thực tế. Theo đó, nhóm đề tài sẽ phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường TP để xây dựng đề án thu phí khí thải, sau đó, dựa trên kết quả nghiên cứu được của đề tài và thực tế hiện nay để tổ chức một buổi hội thảo, quy tụ các chuyên gia, doanh nghiệp nhằm góp phần đưa ra được luật thu phí khí thải tại TP.HCM nói riêng và VN nói chung.

Để quản lý khí thải, nhiều nước trên thế giới áp các công cụ như phí khí thải, thuế bảo vệ môi trường với khí thải, giấy phép xả khí thải.
  • Tại Mỹ, người ta áp dụng thu 31 USD/tấn các loại bụi, SOx, NOx, VOC, chì và các chất thơm mạch vòng (HAPs) với tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp.
  • Nhật Bản thu từ 0,625-56,25 USD/m3 khí với khí SO2; đối tượng là nguồn tĩnh và di động.
  • Ba Lan thu 75 USD/tấn (SO2, Nox); 38USD (các loại hạt) với ngành sản xuất điện (>200KW). Trong đó, nếu vượt mức phát thải tiêu chuẩn thì thu phí phạt gấp 10 lần suất phí…
  • Thụy Điển thu thuế với chất cacbon, lưu huỳnh với các nhiên liệu hóa thạch từ 10,4-41,6 USD/tấn CO2; 3470 USD/tấn S…
  • Lê Quỳnh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,