221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1117604
Tiêu chuẩn thế giới 2008: Các tòa nhà thông minh, bền vững
1
Article
null
Tiêu chuẩn thế giới 2008: Các tòa nhà thông minh, bền vững
,

 - Ngày Tiêu chuẩn thế giới năm nay (14/10/2008) vừa được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO phát động với thông điệp "Các tòa nhà thông minh và bền vững".

Phối cảnh một tổ hợp nhà đa năng ở Hà Nội (Ảnh: Lao Động)

Trong thông cáo gửi đi cùng ngày, 3 tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế lớn nhất hành tinh, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization for Standardization - ISO), Ủy ban Kỹ thuật Điện quốc tế (International Electrotechnical Commission- IEC) và Liên minh viễn thông quốc tế (Iternational Telecommunication Union - ITU) nhận định, trong cơn lốc đô thị hóa hiện nay, việc xây dựng các tòa nhà thông minh và bền vững trở thành yêu cầu cấp thiết.

Tuy nhiên, việc xây dựng ngày nay phải tính đến cả nhu cầu gia tăng về kết nối công nghệ thông tin, truyền thông nhằm đạt được sự tối ưu về hiệu suất sử dụng năng lượng, an toàn, an ninh, trao đổi thông tin và mức độ tiện nghi hoàn hảo.

Chính vì thế, 3 tổ chức tiêu chuẩn nói trên cho rằng sự tham gia tích cực của các cơ quan tiêu chuẩn có ý nghĩa chi phối với thành công của các công trình xây dựng.

Cụ thể, các tòa nhà chính phủ, các khu chung cư, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại mới phải đáp ứng các yêu cầu về khả năng giúp người già, người tàn tật sinh hoạt tiện lợi; chống cháy nổ, lũ lụt, thiên tai, thảm họa, tấn công khủng bố, đạt hiệu suất sử dụng năng lượng và giảm tối đa sự tàn phá môi trường.

Các công trình xây dựng ngày nay cũng phải kết hợp chặt chẽ với các thiết bị điện tử, kết nối mạng phân phối, sử dụng thông tin và phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Các hệ thống chiếu sáng, điện, sưởi, ga, thiết bị gia dụng, thiết bị an ninh cũng đang làm cho “tòa nhà thông minh” trở thành hiện thực.

Với việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế của của IEC, ISO, ITU, các tòa nhà sẽ tăng hiệu quả sản xuất, tối ưu nguồn lực, phổ biến kiến thức, tạo thuận lợi cho thương mại tự do và cạnh tranh bình đẳng cũng như đơn giản hóa việc thiết kế và quy hoạch. Ngoài ra, còn được các lợi ích khác như các sản phẩm và công trình xây dựng có giá cạnh tranh, chất lượng và an toàn cao hơn, chi phí sử dụng thấp hơn, giảm thiểu tai nạn và phổ biến nhanh các công nghệ mới nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cư dân trong đó.

TS. Ngô Quý Việt - Tổng Cục trưởng cục Tiêu chuẩn -Đo lường-Chất lượng Việt Nam cho biết, để đáp ứng thông điệp của Ngày Tiêu chuẩn Quốc tế năm nay, cơ quan này đang chuyển đổi tiêu chuẩn quốc tế về xây dựng các tòa nhà thành tiêu chuẩn quốc gia, để tiêu chuẩn về xây dựng của Việt Nam hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, Tổng Cục trưởng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng cũng sẽ phổ biến rộng rãi tiêu chuẩn về xây dựng do 3 tổ chức ISO, IEC và ITU ban hành.

TS. Việt cho biết thêm, dự kiến đến hết năm 2010 Việt Nam sẽ hoàn thành chuyển đổi hệ thống TCVN hiện hành sang hệ thống tiêu chuẩn quốc gia mới theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích chính đáng của Quốc gia, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Việt Nam đang ở đâu trong cộng đồng ISO?

TS. Vũ Văn Diện, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng cho biết, Tổ chức ISO được thành lập từ năm 1946, đến nay đã có 157 nước thành viên, trong đó Việt Nam tham gia từ năm 1977.

Kể từ khi thành lập (1962) Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng đã ban hành được hơn 6.000 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), trong đó có hơn 1.600 TCVN được xây dựng trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO.

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cũng đã được Quốc hội thông qua năm 2006. Điểm khác biệt giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nằm ở chính sự tuân thủ. Sự phù hợp với các tiêu chuẩn chỉ mang tính chất tự nguyện, còn các quy chuẩn kỹ thuật lại mang tính bắt buộc.

  • Q.H
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,