221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1121619
Khoa học VN: Cần thẳng thắn nhìn nhận vị thế yếu kém
1
Article
null
Khoa học VN: Cần thẳng thắn nhìn nhận vị thế yếu kém
,

  - Hiện tại, Nhà nước đã dành 2% vốn ngân sách cho khoa học, thế nhưng năm 2007, VN chỉ có gần 5.000 bài báo khoa học công bố quốc tế. Chỉ số này phản ảnh vị thế khiêm tốn của khoa học nước nhà.

Dư luận thời gian qua bàn luận nhiều về những yếu kém của khoa học và giáo dục nước nhà.

Báo cáo của nhóm chuyên gia ĐH Harvard viết đầu năm 2008, dựa trên thống kê số bài báo và số bằng sáng chế đăng ký quốc tế của VN trong so sánh với quốc tế, cụ thể là với các nước láng giềng của chúng ta, đã nhận định: “Sử dụng mọi thước đo khách quan, dường như nền KH&CN của VN là một thất bại”.

400 triệu USD/năm nhưng chỉ có gần 5.000 công bố quốc tế

Trên thực tế quốc tế, tuy số bài báo và sáng chế không phản ánh hết các hoạt động KH&CN của một quốc gia nhưng lại phản ánh được trình độ KH&CN và cả triển vọng vươn lên của nước đó một cách khá chính xác.

Nghiên cứu khoa học với máy móc hiện đại tại PTNTĐ Công nghệ gen Ảnh: VietNamNet

Trong 10 năm từ 1997 đến 2007, đã có 4.667 bài báo khoa học có tác giả là người Việt Nam được công bố quốc tế. Các bài báo này thưộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ Toán, Lý, Hóa, Dược, Kỹ thuật, Kinh tế, Môi trường… cho đến khoa học xã hội, khoa học máy tính, chứ không phải chỉ các lĩnh vực lý thuyết như ngụy biện của một số người ở ta.

Các công bố quốc tế của Việt Nam là rất yếu, chỉ cỡ 1/3 con số tương ứng của Mã Lai (trong khi số dân nước ta lớn hơn 3 lần số dân Mã Lai), 1/5 số bài của Thái Lan, dưới 1/11 của quốc đảo Singapore, 1/45 của Hàn Quốc, 1/110 của Trung Quốc (số dân VN bằng 1/16 TQ), và 1/700 của Mỹ.

Xét riêng về công bố quốc tế từ nội lực (tự ta làm được) – sự tụt hậu của chúng ta lại càng lớn hơn. Cụ thể, gần nửa số bài nghiên cứu khoa học của Thái Lan là do nội lực, trong khi tỷ lệ nội lực của chúng ta chỉ là 20%, còn lại là do hợp tác với quốc tế. Điều đó cho thấy các nhà khoa học của chúng ta vẫn còn phải dựa nhiều vào hỗ trợ quốc tế (về chuyên môn, phương tiện, hoặc tài chính).

Những kết quả nghèo nàn đó có được, dù cho Nhà nước luôn coi KH&KT là then chốt, dành cho 2% vốn ngân sách, nay đã vượt 400 triệu USD/năm.

Công bố quốc tế phản ảnh vị thế khoa học của Việt Nam

Có ý kiến cho rằng, trình độ KH&CN của VN có yếu cũng là tương ứng với trình độ phát triển của nền kinh tế. Nếu ta chia số bài báo và GDP của các nước theo đầu người, thì đúng là có một sự tương ứng tương đối như vậy. Tuy nhiên, một số nước (như các nước Đông Á) lại có chỉ số bài báo mạnh hơn chỉ số kinh tế tương ứng (so sánh giữa TQ và Thái Lan chẳng hạn, TQ có [chỉ số bài báo]/[chỉ số GDP] cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn hẳn), và điều đó giúp họ có được tiềm năng nội lực và tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các nước khác.

Báo cáo Harvard đã đặc biệt nhấn mạnh thành công kinh tế của các nước Đông Á (kể cả Singapore) nhờ có nền khoa học và giáo dục đi trước một bước, tương phản với khối Đông Nam Á tương đối trì trệ. Một ví dụ là tỷ lệ số kỹ sư trên đầu người của họ có những thời điểm nhiều gấp 2,5 lần con số tương ứng ở các nước có trình độ phát triển kinh tế tương đương.

Chúng ta có cơ sở để tin vào chất lượng thực của các kỹ sư đó khi nhìn vào số bài báo mà nền khoa học của họ đóng góp. Trái ngược lại, dù chúng ta có số GS và TS vượt trội so với các nước bạn Đông Nam Á, thì trình độ kinh tế - khoa học của chúng ta vẫn cứ là rất đuối so với họ.

So sánh tỷ lệ chỉ số bài báo (phản ánh thực lực chính xác hơn số GS, TS) và chỉ số kinh tế thì chúng ta thua kém ngay cả so với các nước Đông Nam Á như Thái Lan và Mã Lai, chứ chưa nói tới khối Đông Á mà chúng ta có nền văn hóa tương đồng và muốn phấn đấu noi theo. Đó là một thực tế rất đáng lo ngại. Tất nhiên với mỗi chỉ số để so sánh chúng ta đều có thể tìm ra có những nước khác ở Đông Nam Á hay châu Phi còn kém hơn chúng ta, rằng chúng ta chưa phải là bét, nhưng đó không phải là tư duy của người cầu tiến.

Thứ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân thăm một cơ sở nghiên cứu. Ảnh: VietNamNet
Không chỉ đợi tới những con số, chỉ số khách quan mà dư luận trong nước và quốc tế đề cập tới thời gian gần đây, những người trong cuộc chúng ta đều biết trực tiếp hay được nghe nhiều về công tác quản lý bất cập. 

Những đầu tư KH&CN dàn trải, cho các địa phương, phòng thí nghiệm trọng điểm… không hiệu quả, các đề tài khoa học (kể từ đề tài trọng điểm kinh phí lớn cấp bộ ngành, Nhà nước) thực hiện xong rồi chỉ để xếp ngăn kéo, không sử dụng được và không được kiểm tra nghiêm túc (thậm chí tên nhiều đề tài nghe cũng không xuôi), làm giả ăn thật tràn lan, đạo văn, bằng cấp và chức danh rởm phổ biến.

Các họat động đặc quyền đặc lợi không được kiểm soát với sự ngự trị của một số cá nhân và nhóm gọi là học phiệt đứng trên mọi chuẩn mực khách quan, các cơ quan khoa học được bao cấp biên chế phình to nhưng hiệu quả thấp (người ta vẫn nói trong các viện nghiên cứu chỉ 30% là có làm việc), chảy máu chất xám, tác động yếu tới nền giáo dục và đào tạo của nước nhà …

Cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng, các con số thống kê quốc tế, dù có thể chưa bao quát hết, đã phản ánh khá chính xác vị thế của chúng ta.

TS Phạm Đức Chính (Viện Cơ học) 

 

Ho ten: Võ Thanh Tâm
Dia chi: 81 Hoàng Đạo Thanh
E-mail: Thuyha1961@yahoo.com
Tieu de: Đầu tư cho nghiên cứu khoa học sao cho hiệu quả
Noi dung: Đây là một vấn đề cần bàn, cần thảo luận. Bởi vì vấn đề kinh phí đầu tư cho khoa học là tiền thuế của dân, tiền tài nguyên của đất nước. Chúng ta phải đầu tư cho có hiệu quả. Hàn quốc có nền giáo dục bậc phổ thông gần giống với Việt nam. Nhưng ở bậc đào tạo Đại học và Thạc sỹ, Tiến sỹ họ làm hiệu quả hơn Việt nam nhiều bởi vì họ có phương pháp. Các trường đại học đều có các phòng thí nghiệm (Lab) cho các chuyên ngành riêng, nhà nước đầu tư cho nghiên cứu rất lớn và áp lực cũng rất lớn trên vai các GS-TS đứng đầu Lab (họ là những người được đào tạo rất bài bản từ Mỹ, Nhật .. hoặc trên đất nước họ và họ rất có trách nhiệm với đất nước với nhân dân của họ, nếu họ làm không tốt Lab đó sẽ không tồn tại). Vì vậy áp lực cũng sẽ rất lớn với các nghiên cứu viên. Như vậy nghiên cứu khoa học mới có hiệu quả.

Ho ten: Trần An Trị
Dia chi: Ban Mê Thuột
E-mail: tran_antri@yahoo.com.vn
Tieu de: Vài ý kiến nhỏ
Noi dung: Bài của TS Phạm Đức Chính rất thiết thực. Tôi cũng xin góp vài ý kiến tản mạn. 

- Một nghịch lý là có rất nhiều đề tài nghiên cứ khoa học (NCKH) tốn tiền tỷ của dân nhưng chẳng tác dụng gì, trong khi đó có nhiều công trình có giá trị và đăng tải trên các tạp chí có uy tín quốc tế mà nhà nước chẳng mất đồng nào. Đó thường là các công trình của các chuyên ngành Toán, Vật lý lý thuyết và chiếm tỷ lệ rất lớn trong các bài báo quốc tế có uy tín của Việt Nam. 

Để NCKH phát triển cần tạo môi trường, điều kiện để nhà khoa học có thể chuyên tâm nghiên cứu. Môi trường, điều kiện để nghiên cứu là gì? Nhiều người luôn nhắc đến nhưng không cụ thể đó là những điều kiện nào. 

Hiện nay nhiều nơi "chiêu hiền đãi sĩ" theo kiểu thu nhận các thủ khoa, nhà khoa học về làm việc, nhưng không có việc xứng đáng để làm, công việc chủ yếu là pha trà, họp hành… Các đề tài NCKH được giao chỉ mấy triệu đồng, thủ tục thanh toán cứng nhắc. Các cơ quan nghiên cứu khoa học cũng đổ lỗi do cơ chế quản lý, do điều kiện kinh phí hạn hẹp… 

Nhiều cấp quản lý NCKH do các vị TS, TSKH, GS mà lâu nay không NCKH, có nhiều vị từ khi bảo vệ Luận án xong, sự nghiệp NCKH cũng hết, chỉ chuyên tâm làm quản lí và nhưng rất hay nói về NCKH. Tệ hơn, nhiều vị quản lý NCKH địa phương, trường Đại học chưa từng có công trình NCKH đăng tải trên các tạp chí quốc tế, nên ít có sự ủng hộ cho các công trình như vậy. 

- Các bài báo và sáng chế phản ánh trình độ KH&CN của một quốc gia, nên cần khuyến khích và tạo điều kiện. Hiện nay, không ít người còn ngây thơ ngộ nhận rằng các giải thi quốc tế, trong nước của học sinh, sinh viên là thước đo trình độ khoa học của địa phương, nước nhà. Mời được các nhà khoa học có uy tín, có giải Nobel đến thăm, giao lưu, như thể KH & CN của ta đã ngang tầm quốc tế (!). 

- Sản phẩm và hiệu quả của NCKH rất đa dạng và phong phú. Đóng góp của nhà khoa học không giản đơn như làm ra bao nhiêu gạo, muối, thu lợi được bao nhiêu đồng…Cần phải có tầm nhìn chiến lược về KH & CN.

Ho ten: TS. Võ Minh Tuấn
Dia chi: Việt Nam
E-mail: tuvomi@yahoo.com
Tieu de: Cùng chia sẻ
Noi dung: Xin chia sẻ với bài viết của TS. Nguyễn Đức Chính ở hai điểm: Thứ nhất là, học vị tiến sĩ không phải là cái đích, mà chỉ là phương tiện để đi những bước đầu tiên trên con đường khoa học. Một người đạt được học vị này, sẽ chỉ tiếp tục xứng đáng với nó khi tiếp tục có những công trình nghiên cứu khoa học có giá trị. Thứ hai là, mục đích cao nhất và cơ bản của việc đào tạo tiến sĩ là để trở thành chuyên gia khoa học và tham gia đào tạo, chứ không phải là "làm quan". Sự nhầm lẫn hay đánh tráo khái niệm sẽ dẫn đến những hệ lụy cho khoa học và giáo dục Việt Nam, làm thay đổi các giá trị. Xuất hiện tình trạng tiến sĩ không nghiên cứu, giáo sư không giảng dạy.
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,