221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1136539
Trí thức TP.HCM: "Mỏ vàng lộ thiên" chưa khai thác!
1
Article
null
Trí thức TP.HCM: 'Mỏ vàng lộ thiên' chưa khai thác!
,

 - Theo Thạc sĩ Phan Kim Ngọc (ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM) trí tuệ, chất xám của đội ngũ khoa học TP.HCM như một “mỏ vàng lộ thiên”, để khai thác tối đa, có khi cần trả lương đến 800USD để mời gọi trí thức chất lượng cao đang học, công tác ở nước ngoài.
Với đồng lương hiện nay của cán bộ trí thức trẻ chỉ trên dưới 2 triệu đồng (nhiều nơi 1,5 triệu đồng) vẫn còn nhiều băn khoăn. Những băn khoăn ấy được chia sẻ trong chương trình “Nói và làm” tháng 12, do HTV và Hội đồng nhân dân TP.HCM phối hợp tổ chức ngày 7/12.

Đầu tư nhiều cho máy móc, thiếu đầu tư cho con người

 

Hướng dẫn cán bộ trẻ nghiên cứu ở Viện Hoá học. Ảnh: Vinh Giang 

Trong chương trình “Nói và làm” tháng 12, do HTV và Hội đồng nhân dân TP.HCM phối hợp tổ chức ngày 7/12, ông Nguyễn Ngọc Giao - Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP, Nhà nước hiện còn thiếu đầu tư cho người làm khoa học, trong khi đầu tư rất lớn cho các phòng thí nghiệm trọng điểm với máy móc công nghệ cao. Như vậy sẽ rất khó phát huy khối tài sản đáng giá đã đầu tư.

Ông Giao cho rằng, cả 3 nhiệm vụ: đặt hàng nghiên cứu những vấn đề cụ thể ở các lĩnh vực khác nhau, tạo điều kiện làm việc thuận lợi, nghe ý kiến đóng góp của trí thức, TP.HCM có làm nhưng làm chưa đủ mạnh.

Trước tình trạng đó, ông Giao ví, trí thức TP.HCM giống như cây đã có trái chín nhưng chưa chịu hái mà đi lo trồng cây mới. TP.HCM hiện có khá đông đảo đội ngũ tri thức có tiềm năng nhưng chưa được khai thác tối đa như mong muốn.

Ông Lê Hoài Quốc - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho biết, TP đang thực hiện một số chính sách động viên, khuyến khích các nhà khoa họcn. Tuy nhiên, theo nhiều nhà khoa học trẻ, những chính sách này, dù được nhắc đi nhắc lại trong các kì hội nghị, vẫn chưa được thực hiện cụ thể và triệt để trên thực tế.

Đồng tình với ThS. Phan Kim Ngọc khi cho rằng nguồn lực tri thức TP.HCM là "mỏ vàng lộ thiên", Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo cho rằng, TP.HCM nên khai thác tối đa mỏ vàng tri thức này. Theo bà Thảo “đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững” và “xây dựng đội ngũ trí thức là nhiệm vụ của toàn xã hội”.

Hiện nguồn ngân sách đầu tư cho KHCN là 2%, sở KHCN đang muốn tăng lên 3%, nhưng để đáp ứng điều kiện làm khoa học thành phố tốt hơn thì cần tiến tới gấp đôi con số đó.

Ngoài ra, tạo điều kiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước, ngoài nước nhưng nếu không tạo môi trường công tác thuận lợi, sáng tạo để trí thức phát huy kiến thức thì rất lãng phí - bà Thảo góp ý trước tình trạng hiện nay.

Trí thức trẻ: Mong lương đủ sống

Cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ đáng kể trên bục giảng các giảng đường đại học. Ảnh: Vinh Giang

Lương của cán bộ khoa học trẻ giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu, sở - ngành khoa học hiện chỉ ttrên dưới 2 triệu đồng/người/tháng (thậm chí, nhiều nơi chỉ 1,5 triệu đồng). Số tiền này dù “khéo co” kiểu gì cũng không thể đủ “ấm” để trang trải nhu cầu cuộc sống.

Một trí thức Việt kiều chia sẻ, ông nhận thấy sự quan tâm, chọn con đường đi vào các ngành khoa học kỹ thuật của đội ngũ trẻ ngày càng ít hơn trước. Ở đội ngũ trẻ tuổi này cũng thiếu chất lửa của giới trẻ. Chính vì thế, các nhà làm chính sách nên chú ý chế độ lương bổng hiện nay đối với đội ngũ làm khoa học trẻ.

“Một cán bộ trẻ có tri thức luôn nhiệt tình với công việc nhưng khi thu nhập, đồng lương không ổn định thì cũng dễ khiến băn khoăn. Trong thời buổi kinh tế hội nhập, nhiều cơ hội hơn, không chỉ công ty nhà nước mà còn các công ty liên doanh, công ty nước ngoài, họ luôn trong tình trạng thiếu năng lực chất lượng và sẵn sàng trả thu nhập cao. Nhưng khi đã làm công việc nhà nước, anh em chúng tôi chỉ mong có đồng lương ổn định để có thể yên tâm công tác” - Phạm Minh Mẫn, Ban quản lý khu Nam nói.

Trương Hải Nhung, ĐH Khoa học Tự nhiên góp ý thêm: Những tri thức trẻ chúng tôi khi đã được đi học nước ngoài về hầu hết đều muốn trở về để xây dựng quê hương đất nước nhưng từ những trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu, những điều kiện sống đều chưa được đảm bảo. Mong rằng thời gian tới sẽ có những chính sách ưu đãi dành cho tri thức trẻ để họ yên tâm nghiên cứu, cống hiến chất xám.

Quan trọng nhất là cần có những điều kiện bồi dưỡng để nâng cao trình độ thêm. Chẳng hạn, có những trợ cấp, tạo điều kiện tham gia những hội thảo quốc tế, hoặc khi những công trình nghiên cứu của cán bộ trí thức trẻ ấn hành thì cần có thêm hỗ trợ để phát hành in ấn, phổ biến những công trình đó ra.

Ngoài ra, cán bộ trẻ cũng mong đợi niềm tin từ chính quyền thành phố và những người đi trước dành cho thế hệ mình. Theo Nguyễn Kinh Luân, ĐHQG TP.HCM, có tin thì mới giao việc, mới tạo điều kiện cho cán bộ trẻ thể hiện mình và đóng góp. Đội ngũ trí thức trẻ luôn mong muốn được “chung lưng đấu cật”, góp mình xây dựng thành phố phát triển hơn. 

  •  Vinh Giang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,