221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1142996
Ngân hàng tế bào gốc: Chờ Bộ Y tế cho mở cửa
1
Article
null
Ngân hàng tế bào gốc: Chờ Bộ Y tế cho mở cửa
,

 - Từ tháng 6/2008, UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương cho phép Công ty Mekophar thành lập Ngân hàng tế bào gốc (TBG). Ngân hàng cũng đã chuẩn bị đủ điều kiện để mở cửa nhưng đến nay, vẫn chờ ý kiến Bộ Y tế...

Ngày 25/6, UBND TP.HCM đã có công văn chấp thuận về chủ trương cho phép Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar thành lập Ngân hàng tế bào gốc MekoStem. Sau đó, đã hàng tháng trôi qua (Bộ Y tế đã thẩm định những điều kiện cần thiết từ cuối tháng 6/2008), đến nay vẫn chưa có phản hồi chính thức.

Nhiều khách hàng mất cơ hội gửi tế bào gốc một lần, chữa bệnh suốt đời. Trong khi đó hàng tháng Mekophar vẫn chịu một khoản lãng phí không nhỏ cho tới khi nào có chuẩn vẫn chưa biết!

Chưa cấp giấy phép hoạt động ngân hàng tế bào gốc vì “quá mới?”

Trên thế giới, ngân hàng tế bào gốc chính thức khai trương 2004 tại Anh. Đầu năm 2006, Singapore ra đời ngân hàng tế bào gốc tương tự. Hiện có hàng chục ngân hàng tế bào gốc (TBG) trên thế giới nhưng ở Việt Nam, Bộ Y tế chưa cấp phép cho ngân hàng nào hoạt động kinh doanh vì đây là vấn đề còn quá mới!?

Trao đổi với VietNamNet ngày 25/12, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Văn Đông, Giám đốc Kỹ thuật của Ngân hàng TBG Mekostem cho biết tình trạng trên.

Đây cũng là nguyên nhân khiến Mekostem dù đã dự định đi vào hoạt động từ quý II năm 2008, nhưng đến nay, cuối quý IV ngân hàng chưa chính thức đi vào hoạt động.

Chuyên viên làm việc trong Ngân hàng TBG Mekostem. Ảnh: V.Giang

Theo dược sĩ Đặng Thị Kim Lan, Giám đốc Mekostem, Công ty Mekophar đã đầu tư 10 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị cho ngân hàng tế bào gốc này đi vào hoạt động. Mekostem đã xây dựng xong cơ sở vật chất gồm trang thiết bị chiết tách, phân ly, thùng lạnh bảo quản (những thùng này có thể cất giữ khoảng 3.600 mẫu tế bào gốc ở nhiệt độ -196oC trong nitơ lỏng.

Mục đích nơi đây sẽ nhận ký gửi màng lót dây cuống rốn của trẻ sơ sinh để phục vụ chữa trị bệnh về sau.

Được biết, khi công ty nộp giấy phép xin thành lập ngân hàng tế bào gốc lên UBND TP.HCM, nhân viên tiếp nhận cho biết chưa thấy giấy phép như thế này bao giờ! Vì mới, nên các chuyên viên của Mekostem cũng xác định phải chờ.

Ngày 25/6, UBND TP.HCM đã có công văn chấp thuận về chủ trương cho phép Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar thành lập Ngân hàng tế bào gốc MekoStem. Sau đó, đã hàng tháng trôi qua (Bộ Y tế đã thẩm định những điều kiện cần thiết từ cuối tháng 6/2008), đến nay vẫn chưa có phản hồi chính thức.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Văn Đông cho biết thêm, theo thông tin không chính thức thì có chuyên viên của Bộ Y tế đánh giá đây là ngân hàng TBG được trang bị hiện đại, đủ điều kiện về nhân lực, vật lực nếu so với các ngân hàng TBG khác trên thế giới. Nhưng dù nóng ruột chờ đợi, Mekostem vẫn có sự thông cảm với Bộ Y tế vì ngân hàng TBG còn quá mới ở VN.

Sau khi được Bộ Y tế cấp phép, ngân hàng sẽ ngay lập tức đi vào hoạt động chính thức. Hiện chưa có ngân hàng TBG nào ở VN được Bộ Y tế cấp phép hoạt động, BS Đông nói.

Mất cơ hội “gửi một lần chữa bệnh suốt đời”

Hàng tháng Mekostem lãng phí một khoản không nhỏ để vận hành máy móc, thiết bị, con người. Ảnh: V.Giang

Công nghệ của PGS. TS Phan Toàn Thắng có nhiều ưu điểm so với công nghệ tách, nuôi cấy tế bào gốc từ mô và tuỷ xương vì từ TBG màng cuống rốn có thể cho ra một lượng lớn tế bào, không vi phạm y đức, không gây tổn thương cho cả mẹ và con, quá trình thu giữ dây rốn dễ dàng.

Với một dây cuống rốn có đường kính 1cm, dài 55cm, diện tích màng lót cuống rốn này khoảng 330cm2 (tương đương khổ giấy A5), chỉ trong vòng 3 tuần, các nhà khoa học có thể nuôi cấy được 6 tỉ tế bào gốc dùng cho điều trị.

Chia sẻ với VietNamNet, PGS TS. Phan Toàn Thắng nói: “Với việc lưu trữ TBG màng cuống rốn, có thể chỉ gửi một lần nhưng bảo quản suốt đời người để chữa các bệnh về da, ung thư máu...”.

TS. Thắng cho biết thêm, giá gửi lưu trữ TBG ở Ấn Độ hiện thấp nhất, 2.000USD, khách hàng đóng ngay 50%. Số còn lại, đóng góp 50-70 USD/năm. Ở VN có thể theo giá này.

DS. Kim Lan cho hay, trước đây, cuống rốn khi sinh nở là rác y tế, nhưng giờ đây, nó có tiềm năng rất lớn về y học và cả giá trị về kinh tế.

Nhờ ngân hàng TBG màng cuống rốn, cuống rốn của trẻ được lưu giữ khi có nhu cầu. Khi gặp rủi ro bệnh tật, đứa trẻ sẽ có cơ hội chữa bệnh bằng chính tế bào gốc của nó được phân lập từ màng dây rốn (được coi có nhiều ưu việt hơn hẳn TBG từ mô, tuỷ). Ngoài ra, từ tế bào gốc đó còn có thể sử dụng chữa bệnh cho người thân của trẻ hoặc những người có cùng chỉ số sinh học của tế bào gốc đó.

Những cơ hội này của khách hàng bị mất khi đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có một hành lang pháp lý, chưa có đủ chuẩn để đánh giá.

Theo PGS.TS Phan Toàn Thắng, một cách rút ngắn thời gian là, có thể mời những chuyên gia nước ngoài, ở những nước đã đi trước và có uy tín trong lĩnh vực này tham gia thẩm định và xây dựng tiêu chuẩn cho chúng ta. Điều này không hề khó khăn.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Văn Đông cho biết thêm: Hiện trong thời gian chờ đợi, ngân hàng vẫn phải hoạt động 24/24 giờ để máy móc không bị xuống cấp, chuyên viên quen thao tác, không bị “lụt” nghề.

Vì thế, hàng tháng, Mekostem vẫn chi phí một khoản lãng phí không nhỏ để tiếp tục chờ “chuẩn” khi đã đầy đủ về nhân lực, vật lực và có cả nhu cầu của nhiều khách hàng quan tâm.

Thông tin thêm về ngân hàng tế bào gốc

MekoStem là ý tưởng của Công ty Cổ phần hoá dược phẩm Mekophar, một trong số ít công ty dược phẩm Việt Nam đạt chuẩn GMP (Good Manufacture Practice) quốc tế có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Dược sĩ (DS) Đặng Thị Kim Lan, Phó Tổng giám đốc Mekophar, Giám đốc Meko stem cho biết MekoStem đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Toàn Thắng, hiện đang nghiên cứu, giảng dạy Đại học Quốc gia Singapore, là người đầu tiên trên thế giới phân lập được tế bào gốc từ màng cuống rốn.

Trên thế giới, từ cuối những năm 1980, con người đã ứng dụng tế bào gốc cuống rốn để điều trị nhiều bệnh lý thiếu máu và bệnh lý ác tính của cơ quan tạo máu như thiếu máu bất sản, thiếu máu hồng cầu liềm, ung thư máu… Ngoài ra, tế bào gốc máu cuống rốn còn được nghiên cứu ứng dụng điều trị bỏng, tiểu đường, teo cơ, liệt tuỷ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, Alzheimer, Parkinson, thậm chí trong tương lai dùng để chống nhăn, chống lão hoá.

Hiện có 4 ngân hàng tế bào gốc đã được thành lập. Đó là ngân hàng tế bào gốc của các đơn vị Công ty cổ phần Mekophar, Công ty cổ phần Ngọc Tâm; Bệnh viện Quân y 103; BV Truyền máu & Huyết học TP.HCM.

Theo Th.s Phan Kim Ngọc, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Ngân hàng tế bào động vật nhằm cung cấp các nguồn tế bào đồng nhất. NH các tế bào được chia làm 2 loại: Ngân hàng tế bào đầu dòng (master cell bank – MCB) và ngân hàng tế bào làm việc (working cell bank – WCB). MCB chỉ bảo quản, lưu trữ các tế bào đầu dòng, không dùng sản xuất hay buôn bán. Các tế bào này được sử dụng để sau đó tạo ngân hàng WCB, cung cấp cho khách hàng.

Các tế bào phải được đông lạnh ở nhiệt độ -1960C (nitơ lỏng) mới bảo quản, dự trữ được, tốc độ làm lạnh khoảng từ -10C đến -30C trong 1 phút, và khi cần giải đông nhanh bằng cách cho vào ủ ấm 370C trong 3–5 phút.

Nhiệm vụ của ngân hàng tế bào gốc là lưu giữ, mô tả đặc điểm và cung cấp có kiểm soát các dòng tế bào gốc về chất lượng, về sự ủng hộ của đạo lý sinh học và cuối cùng là cung cấp cho trị liệu.

Về nguyên tắc, các ngân hàng tế bào gốc lưu giữ những dòng tế bào gốc ban đầu được lấy từ mô của phôi thai, bào thai bỏ và mô trưởng thành. Đơn xin lưu giữ các dòng tế bào gốc hoặc việc tiếp cận các dòng tế bào gốc đang được lưu giữ, bắt buộc phải được uỷ ban giám sát cấp cao xem xét và phê chuẩn. 

  • Vinh Giang

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,