221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1161228
Để gửi được dây rốn, không mắc bệnh truyền nhiễm
1
Article
null
Để gửi được dây rốn, không mắc bệnh truyền nhiễm
,

 - Nếu bạn đã từng mắc bệnh hoặc kiểm tra dương tính với các loại vi-rút viêm gan B, C, HIV, bạn không nên tham gia tiến hành lưu trữ tế bào gốc dây rốn.

Không còn là rác thải y tế, dây rốn đã có nơi bảo quản để lưu trữ các loại tế bào gốc từ dây rốn - nguồn dược phẩm trong tương lai (Ảnh minh họa: H.Cát)

Ngày 15/2, MekoStem - Ngân hàng tế bào gốc dây rốn đầu tiên tại Việt Nam chính thức hoạt động tại TP.HCM. Trong nitơ lỏng ở nhiệt độ âm 196oC, các tế bào gốc có thể tồn tại đến 20 năm. Chi phí toàn bộ từ thu thập, phân tích xét nghiệm, xử lý tách tế bào đến lưu trữ hết khoảng 800 - 2500USD.

TS. BS. Lê Văn Đông - Phó chủ nhiệm Bộ môn Miễn dịch học - Học viện Quân Y, và là người phụ trách kỹ thuật Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem cho biết Nếu bạn đã từng mắc bệnh hoặc kiểm tra dương tính với các loại vi-rút viêm gan B, C, HIV, bạn không nên tham gia tiến hành lưu trữ tế bào gốc dây rốn.

Ngoài ra, những trường hợp không nên gửi dây cuống rốn đến ngân hàng: Bạn bị bất cứ bệnh ung thư nào, hoặc các bệnh về máu: thiếu máu, suy tuỷ, bệnh về huyết sắc tố...; bạn bị rối loạn về máu hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch do di truyền hay lây nhiễm; bạn bị các bệnh lây lan qua đường tình dục trong đó có bệnh giang mai; vợ hoặc chồng hoặc cả hai đã từng có hoạt động mại dâm

Trong vòng một năm gần đây, vợ hoặc chồng có quan hệ tình dục với người hoạt động mại dâm hoặc bị hãm hiếp; bạn bi bất cứ biến chứng hoặc bị mắc bệnh mắc bệnh trong thời gian mang thai cũng như khi sinh nở; bạn có thai ở độ tuổi dưới 18 cũng là những trường hợp "chống chỉ định".

Nguồn tế bào gốc được dùng phổ biến nhất và thành công nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam là tế bào gốc tạo máu được lấy từ tuỷ xương hoặc máu ngoại vi để điều trị các bệnh về máu và cơ quan tạo máu. Nhiều loại tế bào gốc khác cũng đang được nghiên cứu phát triển như tế bào gốc ở các mô khác của người trưởng thành và tế bào gốc phôi.

Nhưng hướng đi này gặp phải sự hạn chế về số lượng tế bào thu được cùng sự ảnh hưởng đến sức khoẻ của người cho tế bào gốc (đối với tế bào gốc lấy từ mô) và vấn đề đạo đức trong việc sử dụng tế bào gốc phôi (huỷ phôi để lấy tế bào hoặc tạo ra người nhân bản vô tính).

Ngoài ra, về phương diện cấy ghép, nếu các tế bào gốc lấy từ một cơ thể khác gien với cơ thể bệnh nhân sẽ luôn có xu hướng bị hệ thống miễn dịch của cơ thể bệnh nhân được ghép tế bào đó tấn công loại bỏ.

Tế bào gốc dây rốn còn rất "trẻ"  nên có khả năng phân chia tốt. Chúng có thể được nuôi trong ống nghiệm để tăng sinh và biệt hóa thành các loại tế bào da, xương, sụn, mô...Một dây rốn có diện tích 330cm2, tương đương tờ giấy A5, với sau khi được nuôi trong ống nghiệm 3 tuần, người ta sẽ thu được 6 tỷ tế bào dùng để điều trị.

Cất giữ ngay tế bào gốc dây rốn của em bé sau khi sinh sẽ bảo đảm trong tương lai nếu em bé đó không may bị bệnh mà cần phải dùng tế bào gốc để chữa (khi y học càng phát triển càng nhiều bệnh có thể được chữa bằng tế bào gốc). Đây là một giải pháp lưu trữ nguồn tế bào đặc biệt nhằm chữa bệnh cho mỗi người, cho từng thành viên trong gia đình, và cho cộng đồng.

Các đơn vị tư vấn, sàng lọc sản phụ và thu thập dây rốn là BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, BV An Sinh.... Để bảo đảm chất lượng cũng như tính an toàn của chế phẩm tế bào gốc, quy trình tuyển chọn sản phụ và thai nhi cũng như mẫu dây rốn phải được tiến hành một cách rât nghiêm ngặt.

Tình trạng thể lực chung của người mẹ và thai nhi phải khoẻ mạnh, các yếu tố về bệnh di truyền và nhiễm trùng giữa mẹ và con phải được loại trừ; và ngay cả khi các tế bào được tách ra khỏi dây rốn nếu xét nghiệm phát hiện chất lượng tế bào kém cũng không đem đi bảo quản được.

Nguồn dây rốn sẽ từ những người mẹ tình nguyện hiến dây rốn của con mình để hình thành ngân hàng tế bào gốc công cộng dùng để điều trị cho bất cứ bệnh nhân nào trong cộng đồng có các chỉ tiêu xét nghiệm phù hợp. Trước mắt ngân hàng sử dụng kinh phí nhà nước và sau này sẽ huy động các tổ chức và các quỹ từ thiện ủng hộ kinh phí để duy trì hoạt động này.

Nhóm thứ hai là những dây rốn do cha mẹ các em bé mới sinh có nhu cầu lưu giữ riêng cho họ, hình thành ngân hàng tế bào gốc tư bao gồm các mẫu tế bào gốc được lưu giữ theo yêu cầu. Kinh phí cho một ca thu thập dây rốn, phân tích xét nghiệm, và xử lý tách tế bào từ một dây rốn hết khoảng 800 - 2.500 USD (tương đương 13 đến 40 triệu đồng) tuỳ theo số loại tế bào muốn cất giữ và thời gian yêu cầu lưu giữ.

Các cơ sở ứng dụng vào điều trị sẽ có BV An Sinh, BV Tai Mũi Họng TP.HCM, BV Y học Cổ truyền Trung Ương, Viện Bỏng Quốc gia, Viện Tai Mũi Họng Trung Ương...

Với trình độ y học hiện đại, tế bào gốc tạo máu lấy từ máu dây rốn dùng để chữa bệnh được ngay trên người. Cho đến nay, theo BS. Lê Văn Đông, thế giới có hàng ngàn ca truyền tế bào gốc tạo máu dây rốn.

Các loại tế bào gốc khác từ màng dây rốn vẫn chưa được ứng dụng phổ biến trên người mà còn trong giai đoạn thực nghiệm. Tuy nhiên, nếu không cần giữ tế bào gốc dây rốn ngay từ hôm nay, vài năm nữa khi kỹ thuật phát triển, chúng ta không còn cơ hội tìm lại được đúng các tế bào gốc dây rốn đã bỏ đi nữa.

Các tế bào gốc từ dây rốn có đặc điểm đặc biệt là tính dễ được các cơ thể khác gien chấp nhận. Đây là một đặc điểm tự nhiên mà thai nhi cần có để cơ thể mẹ chấp nhận thai nhi vốn chỉ có 50% vật liệu di truyền từ mẹ, 50% còn lại là từ bố. Việc thu thập dây rốn cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé - vì thực tế dây rốn vẫn thường được bỏ đi sau khi sinh.

Dự án xây dựng MekoStem mở đầu bằng việc thực hiện đề tài "Ngân hàng tế bào gốc cuống rốn khu vực phía Nam và ứng dụng trị liệu trên người" do DS cao cấp Đặng Thị Kim Lan, PGĐ Cty Cổ phần hoá Dược phẩm Mekophar làm chủ nhiệm đề tài. Đây là đề tài nhánh thuộc đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp nhà nước "Xây dựng ngân hàng tế bào gốc quốc gia và trung tâm trị liệu tế bào gốc Việt Nam". Nhiều nhà khoa học đã tham gia vào đề tài nghiên cứu tế bào gốc: Học viện Quân y, BV Phụ sản Từ Dũ, BV Truyền máu Huyết học TP.HCM, BV An Sinh, Viện Công nghệ Sinh học, Viện bỏng Quốc gia, BV Y học Cổ truyền Trung Ương, Phòng Nghiên cứu Tế bào Gốc - ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM...

Sau khi có Nghị định số 56/2008 NĐ-CP của chính phủ và Quyết định hướng dẫn của Bộ Y tế số 03/2008/QĐ-BYT, Cty Mekophar đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất cho ngân hàng Tế bào Gốc màng dây rốn.

25/6/2008, UBND TP.HCM đã có công văn số 4001/UBND-VX chấp thuận chủ trương cho phép thành lập Ngân hàng Tế bào gốc mang tên MekoStem. Ngày 16/7/2008, Bộ Y tế có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định do GS.TS. Lê Năm làm chủ tịch thẩm định đề án hoạt động Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem.

Đến ngày 16/1/2009, Bộ Y tế ký quyết định cho phép Ngân hàng Tế bào Gốc MekoStem hoạt động. Nhiệm vụ chính của MekoStem là bảo quản và lưu giữ tế bào gốc dây rốn gồm máu dây rốn và màng dây rốn để cung cấp cho các nhà y học ứng dụng vào điều trị cho các bệnh nhân thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau: chuyên khoa tim mạch, nội tiết, thần kinh, chấn thương chỉnh hình, thẩm mỹ... 

  • Hương Cát
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,