221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1188768
Phát thải xe gắn máy: Thủ phạm gây ô nhiễm không khí
1
Article
null
Phát thải xe gắn máy: Thủ phạm gây ô nhiễm không khí
,

- Thống kê năm 2006 của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, đã có khoảng 777.000 người (châu Á là 531.000 người) chết do ô nhiễm không khí. Phát thải xe gắn máy là một trong những nguyên gây nên tình trạng này. 

Nhiều chuyên gia môi trường đã nhận định như trên tại hội thảo quản lý nâng cao chất lượng không khí tại TP.HCM vào ngày 14/4 vừa qua.

Từ 1993 - 2007, lượng xe máy ở hai TP lớn Hà Nội và TP.HCM liên tục tăng lên... (Biểu đồ do Cục Đăng kiểm lập)

Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 20 triệu mô tô và xe máy. Dự báo năm 2010, lượng xe máy lưu hành trong cả nước sẽ khoảng 24 triệu xe. Đến năm 2020, dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 35- 40 triệu xe.

Phát thải do môtô, xe máy kết hợp với các chất ô nhiễm thứ cấp gây nguy hại đến sức khỏe của người dân gây nên các bệnh như: ngạt thở, viêm phù phổi, lao phổi, ung thư phổi, bệnh tim mạch và bệnh thần kinh.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia (2005) cho thấy, 70-90% ô nhiễm không khí đô thị là là các hoạt động giao thông vận tải, chỉ 10-30% là do công nghiệp và sinh hoạt. Trong khí phải thải từ xe cơ giới thì khí thải xe mô tô, xe máy chiếm phần chủ yếu.

Việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với môtô, xe máy tại TP.HCM và Hà Nội sẽ được áp dụng từ 2010.(Ảnh: M.L)

Một đại diện Cục đăng kiểm Việt Nam cho biết, tại TP.HCM xe gắn máy chiếm 95% tổng số phương tiện giao thông và lượng xăng tiêu thụ của xe gắn máy chiếm khoảng 60% nhưng lượng khí thải ra lại lớn hơn rất nhiều so với tổng lượng khí thải của các loại xe cơ giới kể cả chạy bằng xăng và diezen.

Đại diện Cục đăng kiểm nói trên nhận định: Nguyên nhân phát thải lớn từ môtô, xe máy là do chất lượng xăng kém, xe được sản xuất từ trước tới nay đa phần có kết cấu, công nghệ lạc hậu. Đồng thời, không có các hệ thống kiểm soát, xử lý khí thải trên xe và quan trọng là phần lớn môtô, xe máy hiện đang lưu hành không được bảo dưỡng định kì, sửa chữa tốt trong suốt quá trình sử dụng.

Theo Cục Đăng kiểm, sẽ tập trung vào các biện pháp để kiểm soát khí thải mô tô, xe máy như: nâng cao chất lượng xăng; siết chặt tiêu chuẩn khí thải đối với xe mô tô, xe máy sản xuất mới và nhập khẩu.

Đồng thời đề xuất thực việc hiện kiểm tra, kiểm soát khí thải định kì đối với môtô, xe máy tham gia giao thông 1năm/lần. Các đối tượng xe máy, môtô thực hiện tham gia giao thông trên trường phải có tem và giấy chứng nhận kiểm tra khí thải định kì còn hiệu lực, xử phạt nặng gấp nhiều lần mức phí kiểm tra đối với các trường hợp vi phạm.

Theo đó, đề án kiểm soát khí thải trong giao thông đã được Cục đăng kiểm soạn thảo sẽ được áp dụng thực hiện chia làm 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (2010-2012) đề án này sẽ được triển khai thực hiện tại Hà Nội và TP.HCM nhưng đồng thời cũng khuyến khích các thành phố khác thực hiện theo lộ trình này. Giai đoạn 2 (2013-2015) đề án sẽ được mở rộng ra các thành phố trên cả nước.

Cục đăng kiểm cũng đề nghị các thành phố mới lập cần nhanh chóng có kế hoạch triển khai thực hiện kiểm soát khí thải bắt buộc đối với môtô, xe máy tham gia giao thông tại địa phương.

Kinh phí thực hiện việc kiểm soát khí thải môtô, xe máy được trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn hỗ trợ khác như: chi phí ban đầu để xây dựng quy định, quy chuẩn, phần mềm, hệ thống quản lý và một số cơ sở kiểm tra khí thải định kì.

Góp ý tại hội thảo, nhiều chuyên gia môi trường có ý kiến cần nâng cao chất lượng xăng dầu bằng cách giảm hàm lượng sulfur trong dầu Diesel, hoăc sử dụng xăng không pha chì đồng thời giảm nguồn thải công nghiệp, xây dựng khác. 

  • Mai Loan
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,