221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1202428
Xây dựng phòng thí nghiệm dioxin
1
Article
null
Xây dựng phòng thí nghiệm dioxin
,

- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa tổ chức lễ ký kết dự án xây dựng phòng thí nghiệm dioxin tại Hà Nội.

Dự án xây dựng phòng phân tích dioxin do Quỹ Bill-Melinda Gate và Quỹ Atlantic Philantropies (Mỹ) tài trợ.

“Chúng tôi ý thức được rằng, đây là một nhiệm vụ rất khó khăn xét về nhiều phương diện”, ông Nguyễn Xuân Cường xác định.

Trẻ em bị nhiễm dioxin ở  trung tâm bảo trợ trẻ em Hải Dương. Ảnh: VNN

Xây dựng một phòng phân tích dioxin hiện đại vốn là một công việc phức tạp. Việc khai thác và vận hành nó một cách có hiệu quả còn phức tạp hơn nhiều. Việc xây dựng và vận hành đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, nghiêm túc và được tổ chức điều hành tốt.

Thứ trưởng cho biết, thời gian qua, Bộ đã thiết lập được quan hệ hợp tác với một số phòng phân tích dioxin và một số cơ sở nghiên cứu dioxin ở Nhật Bản, CHLB Ðức, Canada và một số cơ sở trong nước; trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm.

Bộ đã phối hợp thực hiện một số đề tài, dự án với các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học nước ngoài về dioxin.

Cùng với mục đích nghiên cứu về sự tồn lưu và tác hại của dioxin có từ chất diệt cỏ được sử dụng trong chiến tranh, Bộ đã chuẩn bị cho việc nghiên cứu về các chất giống dioxin và các chất độc hại khác.

Ðiều này giúp Tổng cục Môi trường thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường tốt hơn, đánh giá chính xác hơn quy mô, mức độ và tính chất ô nhiễm các hóa chất độc hại trong môi trường và con người Việt Nam.

Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường tiếp nhận dự án nói trên.

Năm 1962, lần đầu tiên chất diệt cỏ dioxin được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Khi rải xuống đất, khoảng 50% chất dioxin sẽ bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời trong khoảng từ một đến ba năm. Tuy nhiên, lượng dioxin thấm xuống đất theo nước mưa, hoặc theo dòng chảy của sông suối thì vài chục năm sau mới phân hủy. Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã liệt dioxin vào nhóm PBT (Persistent, Bio-accumulation, Toxic - nhóm hóa chất độc hại và bền bỉ) vì nó tồn tại rất lâu trong đất và nước.

Số người nhiễm chất độc trên toàn VN đã lên đến 5 triệu người, những ca nhiễm chất độc dioxin mới nhất được xác định là đang ở thế hệ thứ 3.

  • V.Giang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,