221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1211592
Khói rơm là khói độc
1
Article
null
Khói rơm là khói độc
,

- Mấy ngày qua, người dân Hà Nội, Nam Định... bị một bầu khói bao trùm do việc đốt rơm rạ sau vụ gặt.  Khói đó có tác hại gì và cách giải quyết như thế nào?

Sau khi thu hoạch, rơm rạ thường được đánh đống dùng dần làm chất đốt trong gia đình và làm thức ăn dự trữ cho trâu bò. Việc sử dụng rơm này phổ biến ở tất cả các nước ở Đông Nam Á. Còn ở các nước phát triển có trồng lúa nước như ở Mỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... người ta đốt rơm ngoài đồng và xem như là một biện pháp thuận lợi nhất, vừa triệt được nguồn sâu bệnh và cỏ dại cho vụ sau, vừa trả lại cho đất các nguyên tố dinh dưỡng là đạm, lân và kali.

Mấy năm gần đây, tại Trung Quốc việc làm này cũng được nông dân thực hiện vì vấn đề chất đốt nông thôn không quá căng thẳng, đã có điện và khí gas thay thế. Báo chí đưa tin vào sau những vụ gặt khói mù do đốt rơm rạ bao trùm cả các thành phố lớn kể cả Bắc Kinh, gây ô nhiễm không khí chẳng khác gì cháy rừng (nhưng rừng thường ở xa các thành phố hơn nên ít bị ảnh hưởng hơn). Các thành phố Hà Nội, Nam Định vừa có sự kiện tương tự, tuy chỉ trong thời gian ngắn.

Khói rơm là khói độc hại

Từ những năm 1980, người ta đã nghiên cứu thành phần của khói khi đốt rơm, và kết luận khói rơm là loại khói độc (nhất là khi dùng để đun trong bếp, một khoảng không gian nhỏ hẹp không được thông gió để khói thoát ra ngoài).

Cảnh đốt đồng thường thấy sau mỗi mùa vụ ở vùng nông thôn - Ảnh: TTO

 

Khói rơm độc vì thành phần của nó. Rơm có thành phần chủ yếu là các chất xenlulozơ, hemixenlulozơ,  các chất hữu cơ kết dính (nhựa) và các chất khoáng khác. Khi rơm cháy, xảy ra nhiều phản ứng phức tạp do sự nhiệt phân (cháy) không hoàn toàn, do vậy hình thành rất nhiều chất. Ngoài khí cabonic, hơi nước, trong khói có chất nhựa (dạng khí dung thành những hạt nhỏ lơ lửng trong không gian), hàng trăm loại chất khác như amoniac, các oxit nitơ.... Các hợp chất chứa clo, lưu huỳnh kể cả các hợp chất của kim loại nặng do tích luỹ sinh học của cây lúa. Thành phần của khói càng thêm phức tạp nếu trong rơm rạ lẫn dư lượng của những loại nông dược chưa phân huỷ hết. Các chất tạo thành còn tương tác với nhau khiến thành phần khói càng thêm phức tạp.


Bởi vậy, khói do đốt rơm rạ ngoài đồng có mùi rất khó chịu, như một câu ca dao xưa:

Ngồi buồn đốt một đống rơm

Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào

Khói bay lên tận Thiên tào

Ngọc Hoàng phán hỏi thằng nào đốt hương.

Mùi khó chịu đã đành, nhưng khói rơm rạ còn là nguồn chất gây ô nhiễm, rất có hại cho sức khoẻ của con người. Chúng thường cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, làm người ta ho, hắt hơi, lợm giọng, buồn nôn, thở khò khè, nếu không thì cũng có cảm giác ngạt thở... Vào những ngày trời ẩm hoặc đứng gió, khói rơm khuếch tán chậm, tác hại kéo dài. Các chất dạng hạt khí dung lưu giữ trong bầu khí quyển lâu hơn và do vậy tác hại cũng nhiều hơn. Đốt rơm rạ vào buổi chiều tối gây hại càng lớn vì ban đêm nhiệt độ hạ, những luồng khí “chìm” xuống, khiến khói không bốc được lên cao.

 

Cục Công nghệ bảo vệ môi trường Mỹ làm thí nghiệm cho loại vi khuẩn nhạy cảm bị đột biến khi tiếp xúc với chất gây ung thư phơi nhiễm trong môi trường khói rơm rạ, người ta thấy chúng bị cũng bị đột biến, chứng tỏ trong khói có chất gây ung thư. Điều này thống nhất với phân tích hoá học rằng trong khói chứa hàng chục chất hidrocacbon thơm đa vòng - những tác nhân gây ung thư điển hình.

 

Rất may là những đợt thành phố bị khói mù như thế không kéo dài, mỗi năm chỉ vài vụ gặt những đối với những người mắc bệnh hen suyễn gặp khói một lần cũng phải điều trị nhiều ngày.


“Vấn đề rơm rạ”

Nhận thấy tác hại của việc đốt rơm rạ  ở các nước Bắc Mỹ và phương Tây, người ta đã đưa việc đốt rơm rạ vào luật môi trường trong vấn đề chung của việc bảo vệ khí quyển khỏi những chất gây ô nhiễm. Mỹ và Canada nói chung cấm đốt.

    Đốt - giải pháp cuối cùng

Nhiều cách  giải quyết “vấn đề rơm rạ”:

Cày vùi lấp dưới nước, trộn các chất dinh dưỡng, ủ và đóng bánh làm thức ăn trâu bò, ép sấy làm các tấm ván xây dựng, xử lý bằng hoá chất để làm bìa cac-tông, bao bì, ủ lên men, bổ sung các phân NPK làm chất cải tạo đất, trồng nấm...

Còn đốt chỉ là giải pháp cuối cùng...

Có những trường hợp có thể đốt nhưng phải được phép của Cục Bảo vệ môi trường sau khi đã giảm thiểu tối đa các tác hại bằng cách: rơm rạ phải phơi khô đến khi độ ẩm xuống dưới 12%;  không đốt liên tục quá 3 ngày;  chọn những ngày khô ráo, có gió;  chỉ được đốt vào ban ngày, từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều.

Việc quy định chặt chẽ các điều kiện như trên, theo Cục Bảo vệ môi trường Mỹ đã tạo điều kiện để rơm rạ cháy được triệt để, hạn chế việc tạo ra những sản phẩm cháy dở dang độc hại, khói khuếch tán nhanh trong khí quyển. Nhờ vậy có thể giảm được 80% chất dạng hạt lơ lửng, 60% hidrocacbon dạng khí và trên 80% cacbon monoxit. Tuy nhiên, người ta nhấn mạnh việc đốt rơm rạ chỉ là hãn hữu và giám sát cẩn thận các điều kiện. Việc đốt phải báo trước để người dân vùng xung quanh chuẩn bị khẩu trang, thậm chí đưa những người hen suyễn mãn tính vào “trú ẩn” tại bệnh viện.


Không những thế, trong quá trình đốt rơm rạ, việc đo lường các khí độc hại nếu vượt quá tiêu chuẩn môi trường, các nông dân chủ trại vẫn phải nộp phạt theo diều luật  “Giảm đốt rơm rạ mà bang California – nơi trồng nhiều lúa nước nhất thường áp dụng.

Nhiều giải pháp giải quyết “vấn đề rơm rạ”: Cày vùi lấp dưới nước, trộn các chất dinh dưỡng, ủ và đóng bánh làm thức ăn trâu bò, ép sấy làm các tấm ván xây dựng, xử lý bằng hoá chất để làm bìa cac-tông, bao bì, ủ lên men, bổ sung các phân NPK làm chất cải tạo đất, trồng nấm...

Đốt được coi là biện pháp cuối cùng.

Bảo Châu

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,